【soi kèo bóng đá plus】Fecon lãi quý II giảm gần 81% do không còn lợi nhuận từ thoái vốn
Fecon lãi quý II giảm gần 81% do không còn lợi nhuận từ thoái vốn
Fecon ghi nhận doanh thu quý II tăng 26,5% nhưng lợi nhuận ròng giảm gần 81%, xuống 15,6 tỷ đồng. Công ty đã hoàn thành 29,8% kế hoạch doanh thu và 14,4% kế hoạch lợi nhuận.
Fecon(FCN) công bố báo cáo tài chính quý II với doanh thu đạt gần 762 tỷ đồng, tăng 26,5% so với cùng kỳ. Biên lợi nhuận gộp có sự cải thiện, tăng từ 10,2% lên 14% nhờ giá vốn giảm.
Tuy nhiên, doanh thu hoạt động tài chính giảm hơn 99%, xuống còn 1,8 tỷ đồng. Chi phí tài chính giảm từ 119,6 tỷ đồng xuống 29,6 tỷ đồng. Ngược lại, chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí bán hàng đều tăng lần lượt 1,4% và 27,5% so với cùng kỳ.
Sau khi trừ đi hết chi phí, Fecon ghi nhận lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ giảm gần 81%, xuống 15,6 tỷ đồng. Theo giải trình, quý này, công ty không ghi nhận các khoản lợi nhuận đột biến từ việc thoái một phần vốn tại Dự án Điện mặt trời Vĩnh Hảo 6 và chuyển nhượng 36% cổ phần nắm giữ tại CTCP Công trình ngầm Fecon – FCU cho đối tác Nhật Bản Raito Kogyo như cùng kỳ năm trước.
Lũy kế 6 tháng, doanh thu và lãi ròng của doanh nghiệp lần lượt đạt 1.191,4 tỷ đồng và 28 tỷ đồng, tương ứng tăng 9% và giảm 74,3% so với cùng kỳ. Với kết quả này, công ty đã hoàn thành 29,8% kế hoạch doanh thu và 14,4% kế hoạch lợi nhuận.
Tại ngày 30/6, tổng tài sản của Feconđạt 5.914,7 tỷ đồng, tăng 4,7% so với đầu năm. Trong đó, các khoản phải thu ngắn hạn chiếm 3.633,6 tỷ đồng, tăng nhẹ so với đầu kỳ. Hàng tồn kho tăng 23%, lên 831 tỷ đồng. Tiền và các khoản tương đương tiền tăng từ 236,5 tỷ đồng lên 243,8 tỷ đồng.
Về vay và nợ thuê tài chính, công ty có hơn 1.000 tỷ đồng vay ngắn hạn, tăng 32,7% so với số đầu năm. Vay dài hạn giảm từ 379,6 tỷ đồng xuống 341,3 tỷ đồng. Tổng nợ vay tăng trong kỳ tăng hơn 208 tỷ đồng.
Trong quý II, Fecon đã trúng nhiều gói thầu với tổng giá trị khoảng 1.762 tỷ đồng. Trong đó có gói thầu CP03 đảm nhiệm việc thi công đường hầm đoạn Voi Phục - Trần Hưng Đạo thuộc Dự án Đường sắt đô thịNhổn - Ga Hà Nội (Metro Line 3) hơn 850 tỷ đồng và một số gói thầu thiết kế, thi công (D&B) các công trình điện gió trên bờ như dự án điện gió B&T Quảng Bình, nhà máy điện gió Thái Hoà, nhà máy điện gió Trà Vinh 3.
Hiện Fecon cũng đang tham gia đầu tư một số dự án điện giócông suất 120 MW tại tỉnh Sóc Trăng, đồng thời nghiên cứu đầu tư 2 dự án điện mặt trời và 2 dự án điện gió.
Tổng công suất các dự án sau khi hoàn thành khoảng 700 MW. Ngoài ra, công ty chuẩn bị tham gia đầu tư cùng nhiều đối tác khác và thi công các dự án điện than và điện khí hóa lỏng LNG tại Việt Nam sẽ khởi công vào cuối năm 2020 và nửa đầu năm 2021.
Dự kiến quý IV năm nay, công ty sẽ phát hành 32 triệu cổ phần với tổng giá trị phát hành dự kiến tối thiểu là 480 tỷ đồng (tương đương 15.000 đồng/cổ phần) cho China HarBour Engineering (CHEC) - một doanh nghiệp Trung Quốc có ngành nghề khá tương đồng với Fecon, bao gồm hạ tầng, năng lượng, cầu cảng và bất động sản.
Với số tiền dự kiến thu về, Fecon sẽ dùng 278 tỷ đồng đầu tư góp vốn vào 4 công ty con gồm, Năng lượng Fecon (FCP), Cọc khoan và Kết cấu ngầm Fecon (FDB), Thi công cọc và Xây dựng Fecon (FPL), Thi công cọc Fecon số 1 (FCPL1). 202 tỷ đồng còn lại được bổ sung vốn lưu động công ty mẹ.