当前位置:首页 > Cúp C2

【tỉ số trận nhật bản hôm nay】Luật Quản lý, sử dụng tài sản công nhận được nhiều sự quan tâm của báo giới

Công bố luật

Thứ trưởng Huỳnh Quang Hải giới thiệu những điểm mới,ậtQuảnlýsửdụngtàisảncôngnhậnđượcnhiềusựquantâmcủabáogiớtỉ số trận nhật bản hôm nay cơ bản của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công. Ảnh: Hạnh Thảo

6 Luật đó là: Luật Cảnh vệ; Luật Quản lý, sử dụng tài sản công (TSC); Luật Trợ giúp pháp lý; Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước(sửa đổi); Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ; Luật số 12/2017/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 (Luật số 12).

Tại cuộc họp báo, lãnh đạo đến từ các bộ: Công an, Tư pháp, Tài chính lần lượt giới thiệu về những điểm mới cơ bản, các nội dung cơ bản của các Luật.

Thứ trưởng Bộ Tài chính Huỳnh Quang Hải thay mặt lãnh đạo Bộ Tài chính trình bày tóm tắt các điểm cơ bản của Luật Quản lý, sử dụng TSC.

Thứ trưởng cho biết, Luật Quản lý, sử dụng TSC gồm 10 Chương với 134 Điều, trong đó có 5 Chương quy định về các vấn đề chung, 5 Chương quy định chế độ quản lý, sử dụng đối với từng loại TSC.

Luật được ban hành nhằm thể chế hóa chủ trương, quan điểm của Đảng, Nhà nước về xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng, huy động, khai thác, sử dụng tiết kiệm có hiệu quả nguồn lực từ tài sản công để phát triển kinh tế - xã hội; mở rộng phạm vi điều chỉnh bảo đảm quản lý chặt chẽ và sử dụng hiệu quả tất cả các loại tài sản công theo quy định tại Điều 53 của Hiến pháp năm 2013; bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ với các luật có liên quan...

Tại cuộc họp đã có nhiều ý kiến lo ngại Luật Quản lý, sử dụng TSC được ban hành nhằm hợp thức hóa việc các cơ quan, nhà nước hiện nay đang làm sai đối với TSC như cho thuê, mang tài sản đi liên doanh liên kết không đúng với quy định.

Giải đáp cho những lo ngại này, ông Nguyễn Tân Thịnh, Phó cục trưởng Cục Quản lý công sản khẳng định, không bao giờ có việc xây dựng luật để hợp thức hóa những việc làm sai trái. Đồng thời ông cho biết, trong Luật mới không chia đơn vị sự nghiệp công lập (ĐVSNCL) thành 2 nhóm như Luật cũ để giảm về mặt thủ tục hành chính cũng như để xác định giá trị tài sản giao cho đơn vị quản lý theo cơ chế giao vốn cho doanh nghiệp.

Đồng thời, trong Luật mới cũng quy định rất chặt các điều kiện được sử dụng tài sản để sử dụng vào các mục đích có tính chất kinh doanh. Nếu như trước đây có 4 điều kiện thì nay đơn vị sử dụng TSC phải đủ 8 điều kiện mới được sử dụng tài sản vào các mục đích đó, trong đó có những điều kiện ràng buộc rất chặt để các đơn vị không thể sử dụng TSC sai mục đích.

Hay như các đơn vị sử dụng TSC phải phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của mình. Chẳng hạn các ĐVSNCL như y tế được thực hiện hoạt động có tính chất kinh doanh nhưng chỉ trong lĩnh vực y tế. Tương tự với các lĩnh vực khác cũng như vậy.

Một ý kiến khác cho rằng, các đơn vị sử dụng TSC không hết công suất lẽ ra phải bị thu hồi nhưng ở đây lại cho sử dụng vào việc khác? Ông Thịnh cho biết, trong Luật quy định cụ thể, trường hợp sử dụng tài sản vượt tiêu chuẩn, định mức theo quy định phải bị thu hồi. Tuy nhiên, trong thực tế quản lý tài sản có nhiều trường hợp đơn vị không sử dụng hết công suất của tài sản nhưng cũng không thể thu hồi. Ví dụ như hội trường, không phải lúc nào cũng có cuộc họp, hoặc 1 lớp học không thể học 24/24. Do đó, ngoài những lúc tài sản được sử dụng thì vẫn có những khoảng thời gian tài sản để trống, những trường hợp như vậy mới được sử dụng tài sản để kinh doanh, còn nếu thừa đương nhiên phải bị thu hồi....

Thứ trưởng Huỳnh Quang Hải cho biết, Luật Quản lý, sử dụng TSC có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2018. Bộ Tài chính đang xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Luật Quản lý, sử dụng TSC trong đó báo cáo Thủ tướng Chính phủ để giao cho các bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện Luật này.

Theo đó, sẽ tập trung vào 3 nhóm giải pháp chính là: Tổ chức tuyên truyền, phổ biến luật đến các đối tượng chịu sự tác động, để kịp thời có sự chuẩn bị cho việc triển khai Luật ngay khi có hiệu lực; phân công các bộ, ngành, địa phương xây dựng các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật; rà soát các văn bản thuộc thẩm quyền xây dựng, ban hành của các bộ, ngành, địa phương để báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với quy định của Luật (do phạm vi điều chỉnh rộng và nội dung cũng có những thay đổi nhất định nên cũng có những văn bản liên quan cần có sự điều chỉnh, bổ sung để phù hợp với những quy định của Luật mới).

An Nhi

分享到: