【kết quả trận as roma】Luật hóa khoán xe công và tài sản cho, biếu tặng
Ngay sau khi kết thúc kỳ họp, Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội đã phối hợp với Bộ Tài chính tổ chức nhiều cuộc hội thảo tham vấn, khảo sát, xin ý các cơ quan liên quan..., để tiếp thu, chỉnh lý. Trên cơ sở đó, dự thảo luật cũng đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến tại Phiên họp thứ 6 và thứ 9. Đến nay, công tác chuẩn bị dự án luật đã hoàn tất để trình ra Quốc hội xem xét, thông qua.
Theo chương trình Kỳ họp thứ ba Quốc hội khóa XIV, Quốc hội sẽ xem xét thông qua dự án Luật Quản lý, sử dụng tài sản công (TSC). Trong thời gian vừa qua, Bộ Tài chính đã tích cực, chủ động phối hợp với cơ quan chủ trì thẩm tra, các cơ quan liên quan của Quốc hội, của Chính phủ giải trình, tiếp thu ý kiến của các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) chỉnh lý dự án luật.
Tiền của Nhà nước cũng là tài sản công
Tại các phiên thảo luận, ý kiến của các ĐBQH đồng tình cao với sự cần thiết ban hành Luật Quản lý, sử dụng TSC nhằm tạo khuôn khổ pháp lý ổn định, thống nhất cho công tác quản lý, sử dụng TSC, bảo đảm quản lý chặt chẽ, sử dụng đúng mục đích, tiết kiệm, chống thất thoát, lãng phí TSC. Đồng thời, khai thác có hiệu quả nguồn lực tài chính từ TSC gắn với chủ trương xã hội hóa, huy động các nguồn lực trong và ngoài nước cùng Nhà nước đầu tư phát triển, quản lý, sử dụng và khai thác TSC.
Về nội dung của dự thảo luật, cơ quan chủ trì soạn thảo và cơ quan chủ trì thẩm tra đã tổng hợp đầy đủ ý kiến tham gia của các ĐBQH, ý kiến của các cơ quan có liên quan; trên cơ sở đó, xây dựng phương án giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật, báo cáo cơ quan có thẩm quyền. Nhiều nội dung quan trọng đã được tiếp thu để hoàn thiện dự thảo luật.
Theo đó, dự thảo luật đã bổ sung tài sản là tiền thuộc ngân sách nhà nước (NSNN), các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, dự trữ ngoại hối nhà nước, kho số viễn thông và các kho số khác phục vụ quản lý nhà nước vào phạm vi điều chỉnh để bao quát hết các loại TSC theo quy định tại Điều 53 Hiến pháp.
Với việc bổ sung này, TSC được chia thành 6 loại bao gồm: TSC phục vụ hoạt động quản lý, cung cấp dịch vụ công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị; tài sản kết cấu hạ tầng phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng; tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý theo quy định của pháp luật; tài sản công phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp; tiền thuộc NSNN, các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách và dự trữ ngoại hối của Nhà nước; đất đai và các tài nguyên khác.
Đồng thời, dự thảo luật cũng quy định chặt chẽ, cụ thể việc tiếp nhận các tài sản biếu, tặng cho để khắc phục tình trạng hiện nay một số cơ quan, đơn vị sử dụng các tài sản biếu, tặng cho (ô tô) không đúng tiêu chuẩn, định mức được quy định, dẫn đến việc phải trả hoặc tài sản được biếu, tặng cho đúng tiêu chuẩn, định mức nhưng cá nhân lãnh đạo sử dụng tài sản đó cũng gây dư luận không tốt trong xã hội. Theo đó, dự thảo luật bổ sung quy định nghiêm cấm việc sử dụng xe ô tô và các tài sản khác do các tổ chức, cá nhân tặng cho để phục vụ cho các chức danh hoặc phục vụ công tác chung của cơ quan, tổ chức, đơn vị không đúng tiêu chuẩn, định mức, chế độ.
Bên cạnh đó, dự thảo luật đã bổ sung quy định cấm cơ quan quản lý cấp trên mua sắm tài sản để giao cho cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp dưới không phù hợp với nhu cầu, tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công.
Luật hóa quy định khoán xe công
Cùng với các nội dung trên, về khoán kinh phí sử dụng TSC, có ý kiến đề nghị cần quy định cụ thể ngay trong dự thảo luật cơ chế áp dụng khoán xe công, đối tượng áp dụng, cách tính mức khoán và thời điểm áp dụng. Sau khi rà soát, cân nhắc, các cơ quan có liên quan thấy rằng, thực tế hiện nay, việc thí điểm và áp dụng chế độ khoán kinh phí sử dụng xe công mới được triển khai thực hiện ở một số bộ, ngành, cơ quan trung ương, cần có sự tổng kết, đánh giá thận trọng. Việc quy định cách tính mức khoán, các chức danh cụ thể... cần được quy định ở văn bản dưới luật để bảo đảm tính linh hoạt, phù hợp với sự biến động của nền kinh tế và nhu cầu của công tác quản lý của Nhà nước trong từng thời kỳ.
Riêng về thẩm quyền quy định mức khoán kinh phí, tiếp thu ý kiến của ĐBQH, dự thảo luật đã điều chỉnh theo hướng thay thẩm quyền của Bộ Tài chính bằng thẩm quyền của Chính phủ trong việc quy định đối tượng, phương pháp xác định mức khoán, bao gồm cả khoán kinh phí xe ô tô đối với các ĐBQH chuyên trách để đảm bảo sự thống nhất giữa các cơ quan nhà nước trong việc quản lý, sử dụng TSC. Với quy định về khoán xe công được luật hóa sẽ giúp NSNN không phải bố trí dự toán để mua xe, giảm chi phí xăng xe, sửa chữa, bảo dưỡng, lương cho lái xe, hao mòn tài sản, đồng thời, giúp giảm biên chế lái xe và quản lý xe ô tô công.
Mặt khác, để bảo đảm chặt chẽ, ngăn chặn tình trạng tiếp tục đầu tư, mua sắm mới các tài sản từ nguồn vốn NSNN dư thừa công năng, dự thảo luật đã bổ sung quy định đơn vị sự nghiệp công lập được sử dụng tài sản vào mục đích kinh doanh dịch vụ, cho thuê, liên doanh, liên kết trong trường hợp: “Tài sản được đầu tư từ NSNN trang bị để thực hiện nhiệm vụ Nhà nước giao nhưng chưa sử dụng hết công suất theo thiết kế được cấp có thẩm quyền quyết định theo phân cấp của Chính phủ”. Đồng thời, bổ sung quy định: “Không đầu tư, xây dựng mới tài sản từ nguồn vốn NSNN để sử dụng vào mục đích kinh doanh dịch vụ, cho thuê, liên doanh, liên kết”.
Bên cạnh đó, dự thảo luật cũng đã chỉnh lý quy định về xử lý nguồn thu từ xử lý, thanh lý tài sản phù hợp với từng loại hình cơ quan, đơn vị. Theo đó, đối với cơ quan nhà nước, toàn bộ số tiền thu được từ xử lý TSC phải nộp vào tài khoản tạm giữ tại Kho bạc Nhà nước, sau khi trừ đi các chi phí có liên quan đến việc xử lý tài sản, phần còn lại được nộp toàn bộ vào NSNN. Các khoản chi phí có liên quan đến xử lý tài sản phải được dự toán và được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định.
Đối với đơn vị sự nghiệp công lập, số tiền thu được, sau khi trừ đi các chi phí có liên quan và thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập được sử dụng để bổ sung quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp; trường hợp đơn vị sự nghiệp công lập do Nhà nước bảo đảm toàn bộ chi thường xuyên thì nộp NSNN. Riêng số tiền thu được từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất (đất được Nhà nước giao hoặc cho thuê đất mà tiền thuê đất đã trả có nguồn gốc NSNN), sau khi trừ đi các chi phí có liên quan, nộp toàn bộ vào NSNN theo quy định của pháp luật về NSNN.
Ngoài các vấn đề trên, cơ quan thẩm tra và cơ quan soạn thảo đã nghiêm túc tiếp thu nhiều ý kiến xác đáng khác của các vị ĐBQH, chỉnh lý về từ ngữ, kỹ thuật văn bản, bảo đảm thống nhất nội dung giữa các điều, khoản, phù hợp với Hiến pháp và các văn bản pháp luật có liên quan.
Vân Hà
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Nhận định, soi kèo Lens vs Toulouse, 21h00 ngày 5/1: 7 lần thất bại
- ·Hoa Việt vươn cánh đến Châu Âu
- ·Gian lận trên môi trường thương mại điện tử sẽ phạt rất nặng
- ·Cho vay lãi suất 360 hai chị em ở Quảng Nam bị bắt
- ·Cảnh sát giao thông xử lý 15 trường hợp gây mất trật tự
- ·Vụ 7 học sinh chết đuối: Tìm thấy xác nạn nhận thứ 7
- ·Tàu ngầm Hà Nội sẽ về quân cảng Cam Ranh cuối tuần này?
- ·Phát hiện thi thể nữ sinh viên dưới hồ ở Hà Nội, ba lô có nhiều gạch
- ·Nguyên tắc vàng thoát nạn khi xảy ra cháy ở chung cư, nhà cao tầng
- ·Ông lớn ngần ngại công khai thưởng Tết
- ·Vé máy bay dịp Tết: Nhiều chặng bay cháy vé hạng phổ thông
- ·Thanh niên cướp tài sản của tài xế taxi ở Thái Bình khai gì
- ·Cơ hội cho xe ghép xe tiện chuyến bùng nổ
- ·Thực hư xác chết nghi là nạn nhân thẩm mỹ viện Cát Tường?
- ·Điều tra nhóm mô tô phân khối lớn chạy ngược chiều ở phà Cát Lái
- ·Dân Venezuela khổ vì thiếu giấy vệ sinh
- ·Hà Nội có tới 355 cửa hàng xăng dầu không chuẩn
- ·Bộ trưởng Y tế biểu dương Bệnh viện xử nghiêm bác sỹ cáu gắt bệnh nhân
- ·Chiêu ‘thổi giá’ kit test Việt Á gây thiệt hại 10 tỷ đồng ở Bệnh viện Thủ Đức
- ·Hai Lúa sáng chế máy móc, nhà khoa học có “ngồi chơi”?