Trao đổi với báo Tuổi Trẻ vào sáng 30/12,ộđộcthựcphẩmtậpthểởTiềnGianggầncôngnhânnhậpviệtỷ số giải vô địch mexico bác sĩ Nguyễn Văn Ngưu, giám đốc Bệnh viện Đa khoa khu vực Cai Lậy, Tiền Giang, cho biết từ trưa ngày 29/12 đến tối cùng ngày, đơn vị này đã tiếp nhận 47 ca nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm. Những bệnh nhân đều là công nhân đến từ Công ty TNHH dệt len Ecoway.
Gần 50 công nhân ở Tiền Giang phải nhập viện cấp cứu vì các dấu hiệu ngộ độc thực phẩm tập thể. Ảnh TTO
Triệu chứng chung của các công nhân khi nhập viện là nôn ói, chóng mặt, đau bụng, tiêu phân lỏng. Theo các công nhân, trưa 29/12 sau khi ăn cơm với thịt lợn kho, tôm, bún đậu, canh đu đủ... thì bắt đầu bị các triệu chứng ngộ độc thực phẩm tập thể như trên.
Đến khoảng 20h30 cùng ngày, 37 công nhân cơ bản đã ổn định sức khỏe và được cho xuất viện. Trong khi đó, một số công nhân vẫn tiếp tục điều trị qua đêm, đến sáng 30/12 thì toàn bộ các công nhân nghi bị ngộ độc thức ăn đã xuất viện hết.
Liên quan đến vụ việc, ông Võ Phúc Hậu - chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm - Sở Y tế Tiền Giang cũng xác nhận trưa ngày 29/12, trong số 600 công nhân của Công ty TNHH dệt len Ecoway ăn cơm trưa tại bếp ăn của công ty thì 47 người đã phải nhập viện cấp cứu với các triệu chứng ngộ độc thực phẩm tập thể.
Theo ông Hậu, bếp ăn ở công ty TNHH dệt len Ecoway hiện do một công ty cung cấp suất ăn công nghiệp tại TP Bến Tre đảm trách. Hiện cơ quan chức năng đang lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm tìm nguyên nhân gây ngộ độc.
Đến 30/12, các công nhân bị ngộ độc thức ăn ở Tiền Giang đều đã được xuất viện. Ảnh TTO
Đáng chú ý, chỉ vài ngày trước đó, ở Hải Phòng cũng xảy ra một vụ ngộ độc thực phẩm tập thể nghiêm trọng khiến gần 1.000 công nhân phải nhập viện, gây ra nỗi hoang mang lớn về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm trong những ngày cuối cùng của năm 2015.
Cụ thể, chiều 28/12, các bệnh viện huyện Thủy Nguyên, Việt - Tiệp, Đa khoa quốc tế Hải Phòng tiếp nhận khoảng 1.000 bệnh nhân là cán bộ, công nhân viên Công ty may REGINA MIRACLE, 100% vốn nước ngoài đặt tại Khu công nghiệp VSHIP Hải Phòng. Các công nhân nhập viện đều có những biểu hiện ngộ độc thực phẩm như đau đầu, chóng mặt, buồn nôn.
Nguồn tin từ Bệnh viện Việt - Tiệp cho biết, đến 16h cùng ngày, viện này đã tiếp nhận hơn 250 công nhân, chủ yếu là nữ giới. Sau khi được chăm sóc y tế, hầu hết công nhân đã tỉnh táo trở lại, tuy nhiên vẫn còn một số vẫn phải đang theo dõi tại khoa cấp cứu. Đến 18h, tại khoa cấp cứu của bệnh viện Việt - Tiệp còn hơn 10 người đang được điều trị trong khi các công nhân khác tiếp tục được Trung tâm cấp cứu 115 chuyển đến.
Trao đổi với báo VnEpxress, bà Phạm Thu Xanh, Giám đốc Sở Y tế Hải Phòng cho biết, do số bệnh nhân bị ngộ độc thực phẩm lớn, sở đã yêu cầu các bệnh viện trực thuộc tăng cường đội ngũ y bác sĩ khám và điều trị. Đến cuối giờ chiều nay, Sở chưa ghi nhận trường hợp tử vong.
Trước đó, ở Hải Phòng cũng xảy ra một vụ công nhân bị ngộ độc thực phẩm tập thể nghiêm trọng. Ảnh VNE
Trong cuộc họp báo sau đó, bà Xanh cho biết, sau sự việc, cơ quan chức năng đã xuống công ty kiểm tra, lấy mẫu thực phẩm, khoanh vùng bếp ăn phục vụ công tác điều tra. Được biết, công ty REGINA MIRACLE ký hợp đồng với Công ty Bảo Châu, đóng trên địa bàn huyện Thủy Nguyên cung cấp thực phẩm và tổ chức nấu ăn cho gần 2.700 công nhân.
Khẩu phần bữa trưa ngày 28/12, được nhân viên của Bảo Châu nấu tại bếp ăn của công ty gồm có cơm, thịt sốt, cá ruội chiên, canh rau ngót, rau xào, sữa chua. Bếp ăn này chưa được Sở Y tế Hải Phòng cấp phép. Trước đó, Công ty Bảo Châu nấu ăn sẵn, đóng hộp, chuyển đến phân phát cho công nhân.
Qua kiểm tra sơ bộ, Sở Y tế nhận định đây là vụ ngộ độc thực phẩm tập thể. Tuy nhiên, nguồn ngộ độc từ loại thức ăn nào vẫn đang được điều tra. “Ngay trong chiều nay, bếp ăn chưa được cấp phép của công ty này đã bị cơ quan chức năng Hải Phòng đình chỉ hoạt động, chờ kết luận chính thức”, Giám đốc Sở Y tế Hải Phòng khẳng định.
Lan Anh(T/h)
Tin tức pháp luật mới nhất hôm nay ngày 30/12