欢迎来到Empire777

Empire777

【giai hang 2 tay ban nha】Cơ chế giá trần năng lượng của châu Âu có hiệu quả?

时间:2025-01-10 20:41:24 出处:Thể thao阅读(143)

Chuyên gia châu Âu đánh giá cao sự phát triển của Việt Nam
Nga nêu quan điểm về cuộc khủng hoảng năng lượng ở châu Âu
Châu Âu chật vật trong cơn bão giá năng lượng
Đường ống dẫn khí đốt tại Lubmin, Đức.
Đường ống dẫn khí đốt tại Lubmin, Đức.

Các Giáo sư Charles Cuvelliez và Patrick Claessens của trường Đại học Tự do Brussels (ULB) nhận định có sự liên quan giữa can thiệp của chính phủ và giá khí đốt.

Theo hai chuyên gia này, mức giới hạn giá khí đốt, được quyết định ở cấp độ châu Âu, có thể triển khai nếu có một cơ chế hiệu quả. Nếu không, các nước sản xuất khí đốt sẽ tiếp tục bán cho quốc gia nào trả giá cao nhất.

Đối với vấn đề năng lượng, châu Âu có thể cân nhắc áp dụng những biện pháp giống như họ từng áp dụng để mua vắc xin ngừa Covid-19. Chẳng hạn, các nước xuất khẩu khí đốt có thể đảm bảo doanh số bán hàng thông qua các hợp đồng dài hạn. Giáo sư Charles Cuvelliez nhấn mạnh việc từng quốc gia đàm phán trực tiếp với các nước sản xuất khí đốt sẽ khiến các nước châu Âu cạnh tranh với nhau. Do đó, cần ngăn chặn tình trạng này.

Liên quan đến việc liệu áp mức trần chung, đối với khí đốt của Nga và không phải của Nga, có dẫn đến nguy cơ gián đoạn nguồn cung không, các chuyên gia cho rằng miễn là sản xuất khí đốt có thể đáp ứng nhu cầu thì sẽ không có rủi ro. Tuy nhiên, nếu không có đủ khí đốt, mức trần sẽ bị phá bỏ. Các Giáo sư Đại học ULB cho rằng việc đặt mức trần của châu Âu cao hơn giá châu Á là cách đúng đắn để tiếp tục thu hút khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) vào châu Âu. Bởi các nước châu Á không có đường ống dẫn khí đốt. Do đó, sự cạnh tranh giữa châu Âu và châu Á có thể khiến giá tăng và phá bỏ mức trần, nếu nó được ấn định.

Tuy nhiên, trong bối cảnh quyền lực mềm của châu Âu, việc tước bỏ khí đốt của các nước châu Á cũng đặt ra vấn đề. Australia đang ở trong tình huống nghịch lý khi trở thành nhà sản xuất khí đốt lớn thứ 7 thế giới và lo ngại sự thiếu hụt trong nước. Các nhà sản xuất Australia chuyển hướng sản xuất thặng dư của họ vì giá cao ngất ngưởng trên thị trường "giao ngay".

Do đó, các Giáo sư Charles Cuvelliez và Patrick Claessens cho rằng châu Âu sẽ phải đa dạng hóa các nguồn của mình để không xảy ra va chạm trực diện với các khu vực khác và tạo ra căng thẳng địa chính trị.

Về vấn đề điện, hai Giáo sư của ULB cho rằng nên xem xét việc phân biệt mức giá trần 180 euro/MWh theo công nghệ sản xuất (điện hạt nhân, điện gió hay điện mặt trời...). Tuy nhiên, vì sự kết hợp năng lượng là trách nhiệm của các nước, nên mỗi nước có thể đặt ra một mức trần khác nhau cho mỗi công nghệ.

Một mức trần khác nhau cho mỗi nước và mỗi công nghệ là để tạo ra sự cạnh tranh. Hơn nữa, cách thức này khuyến khích các nhà sản xuất luôn đưa vào mạng lưới các trạm phát điện với chi phí vận hành thấp nhất (năng lượng tái tạo). Hệ thống này cũng khuyến khích đầu tư vào năng lượng tái tạo. Khi năng lượng tái tạo, năng lượng hạt nhân và các nguồn năng lượng không hóa thạch khác thu được lợi nhuận do giá khí đốt cao, lợi nhuận sau đó sẽ được thu hồi và phân phối lại cho người dân và có thể cả các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

分享到:

温馨提示:以上内容和图片整理于网络,仅供参考,希望对您有帮助!如有侵权行为请联系删除!

友情链接: