【bong dá trực tiếp】Tài chính và bảo hiểm rủi ro thiên tai – ưu tiên của APEC
>> Khai mạc Hội nghị Bộ trưởng Tài chính APEC 2017 >> Phát triển cơ sở hạ tầng - Thách thức với các quốc gia APEC
Thông qua đề xuất về DRFI
Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương là một trong những khu vực chịu nhiều tác động của thiên tai,̀ichínhvàbảohiểmrủirothiêntai–ưutiêncủbong dá trực tiếp gây thiệt hại lớn về tài sản quốc gia. Do đó, việc xây dựng các giải pháp tài chính và bảo hiểm ứng phó với rủi ro thiên tai và bù đắp thiệt hại khi xảy ra thiên tai là chủ đề đã được thảo luận tích cực trong khuôn khổ Tiến trình Bộ trưởng Tài chính APEC trong những năm gần đây.
Trong năm 2016, Nhóm công tác APEC về DRFI đã được thành lập với sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, đặc biệt là Ngân hàng Thế giới (WB).
Ông Sebastian Eckardt - quyền Giám đốc quốc gia WB tại Việt Nam đánh giá, DRFI là chủ đề quan trọng đối với APEC và đặc biệt rất đáng được ưu tiên đối với các nước đang phát triển. “Chủ đề này rất quan trọng trong bối cảnh Việt Nam đang chịu ảnh hưởng nặng nề từ các cú sốc về biến đổi khí hậu. Các ước tính của WB cho thấy trung bình nền kinh tế Việt Nam để thất thoát đến gần 0,5% GDP mỗi năm do nguyên nhân này.
Vì vậy, vấn đề cần làm rõ ở đây là làm thế nào để tìm ra một hướng đi hiệu quả nhằm kiểm soát rủi ro và bảo đảm tính an toàn về tài chính, để trong trường hợp thảm họa xảy ra, các nguồn tài chính có thể được huy động một cách nhanh chóng nhằm hỗ trợ giảm nhẹ những tác động của rủi ro và đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu nền kinh tế.
Với vai trò chủ trì Tiến trình Bộ trưởng Tài chính APEC 2017, Việt Nam lựa chọn chủ đề ưu tiên Tài chính và bảo hiểm rủi ro thiên tai để nghiên cứu, triển khai trong cả năm.
Theo Bộ Tài chính, trong phiên thảo luận về chủ đề DRFI tại Hội nghị Thứ trưởng Tài chính APEC tháng 2/2017, các đại biểu đã nghe trình bày tổng quan về hoạt động của Nhóm công tác APEC về Tài chính ứng phó với rủi ro thiên tai, cũng như các hoạt động hỗ trợ của WB cho Nhóm công tác và kinh nghiệm xây dựng chiến lược quốc gia và chính sách quản lý rủi ro tài chính đối với tài sản công của các nền kinh tế thành viên APEC như Nhật Bản, Philippines, Mexico.
Hội nghị đã thông qua đề xuất của Việt Nam về kế hoạch hành động năm 2017 của chủ đề này, trong đó tập trung vào các mục tiêu trọng tâm bao gồm: Xây dựng chiến lược hoặc khung chính sách tài chính cho rủi ro thiên tai cấp quốc gia và cấp địa phương; Xây dựng chính sách quản lý rủi ro tài chính đối với tài sản công; Xây dựng chính sách phát triển thị trường bảo hiểm rủi ro thiên tai; Phát triển các công cụ phân tích phục vụ công tác hoạch định chính sách tài chính cho rủi ro thiên tai.
Hội nghị cũng đề nghị WB, OECD và các tổ chức quốc tế tiếp tục hỗ trợ Nhóm công tác cũng như các nền kinh tế thành viên APEC trong việc triển khai các hoạt động liên quan đến chủ đề này.
Tại Hội nghị Quan chức Tài chính Cao cấp (SFOM) tháng 5/2017, các quan chức tài chính cũng tiếp tục thảo luận về chủ đề DRFI, xem xét tiến độ triển khai các hoạt động cũng như dự kiến các kết quả đầu ra sẽ báo cáo lên Hội nghị Bộ trưởng Tài chính tháng 10/2017.
Việt Nam chia sẻ chính sách DRFI
Tại FMM, Bộ Tài chính cũng đã chia sẻ chính sách DRFI của Việt Nam và được đại biểu APEC quan tâm.
Theo Bộ Tài chính, hiện nay, hầu hết các chính sách tài chính ứng phó với rủi ro thiên tai ở Việt Nam là nhằm khắc phục hậu quả sau thiên tai, dựa chủ yếu vào ngân sách nhà nước, trong khi nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước mới chỉ đáp ứng được một phần tổng thiệt hại hàng năm, ngân sách dành cho đầu tư phát triển sau thiên tai, thảm họa (ngân sách dành cho công tác tái thiết) vẫn còn thiếu thốn…
Trước thực tế này, trong những năm qua Việt Nam đã nỗ lực xây dựng và triển khai 4 nhóm chính sách về DRFI.
Thứ nhất là, nhóm chính sách liên quan đến thu ngân sách nhà nước. Các chính sách thu ngân sách đối với rủi ro thiên tai mang tính chất khắc phục hậu quả sau thiên tai thông qua việc miễn, giảm các khoản thuế, phí, lệ phí nhằm giảm bớt chi phí đối với các tổ chức, cá nhân phải gánh chịu hậu quả của thiên tai, tạo điều kiện để họ có thể khôi phục sản xuất, đời sống.
Thứ hai là, nhóm chính sách liên quan đến chi ngân sách nhà nước, bao gồm: Chi ngân sách cho công tác phòng, chống thiên tai; Chi ngân sách cho công tác khắc phục hậu quả của thiên tai; Hỗ trợ kinh phí từ nguồn dự phòng NSTW cho các địa phương để khắc phục hậu quả thiên tai…
Thứ ba là, nhóm các chính sách chi từ quỹ ngoài ngân sách có các hoạt động liên quan đến công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả của thiên tai.
Thứ tư là, nhóm chính sách bảo hiểm cho rủi ro thiên tai. Rủi ro thiên tai được các doanh nghiệp bảo hiểm triển khai phổ biến như là một nội dung rủi ro mở rộng trong các đơn nghiệp vụ bảo hiểm tài sản (bảo hiểm cháy và rủi ro đặc biệt, bảo hiểm mọi rủi ro công nghiệp, bảo hiểm mọi rủi ro tài sản…)./.
Ngọc Linh
本文地址:http://game.marimbapop.com/html/476e298817.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。