【kp bongda】'Học sinh chỉ cần giỏi Thể dục cũng là giỏi'
"Học sinh không phải siêu nhân,ọcsinhchỉcầngiỏiThểdụccũnglàgiỏkp bongda không thể học giỏi được tất cả các môn, giỏi một môn cũng là giỏi, dù bất kể môn đó có là gì”.
Có phần không đồng tình với đề xuất Bộ GD&ĐT đưa ra, cô Nguyễn Thị Hoài An, giáo viên một trường THCS tư thục ở Cầu Giấy, Hà Nội băn khoăn vì sao cứ phải đưa ra lý do sợ học sinh học tủ, học lệch để không cố định môn thi vào lớp 10 theo chương trình giáo dục phổ thông mới. Thật ra chương trình học hiện nay quá nặng, không cần thiết, áp lực phải đạt (chứ chưa phải giỏi) tất cả các môn, khiến nhiều học sinh căng thẳng và sợ thi cử.
Học lệch, tại sao không?
"Phần lớn học sinh xưa nay có tư duy đối phó, học là phải thi, còn không thi thì sẽ không học. Đây mới là nguyên nhân sâu xa nhất của việc học lệch, học tủ",cô An nói.
Có kinh nghiệm hơn 11 năm học ở Pháp từ bậc THCS, THPT đến hết đại học, cô An cho biết, hệ thống giáo dục ở Pháp định hướng phân luồng mạnh mẽ khi chuyển từ THCS lên THPT. Học sinh sẽ được chọn học theo các seri khác nhau phù hợp với khả năng của bản thân. Dĩ nhiên sẽ có các kỳ thi khác nhau tùy theo seri học sinh đăng kí, tất cả đều được lên lớp, đi học theo lựa chọn, không có chuyện môn thi kiểu đồng phục như ở Việt Nam.
Không chỉ ở Pháp mà hầu hết các nước châu Âu đều đang áp dụng cách học, cách thi cử này, coi học sinh là trung tâm, cho các em quyền lựa chọn phù hợp với bản thân.
Các nhà hoạch định giáo dục cần hiểu rõ rằng:"Học sinh không phải siêu nhân, không ai có thể học giỏi được tất cả các môn, giỏi một môn cũng là giỏi, dù bất kể môn đó có là gì đều được nhà trường, thầy cô coi trọng và khuyến khích theo đuổi".
Với kinh nghiệm 6 năm dạy học ở Việt Nam, cô An nhận thấy, dù ở trường công lập hay tư thục, học sinh vẫn đang có tâm thế học để vượt qua kỳ thi và quên đi những đam mê thực sự phù hợp với bản thân. Các em biến thành thợ cày chính hiệu, học từ 7h sáng đến 10h đêm với đủ các lớp học thêm, học chính.
"Một sự thật cay đắng rằng, hằng đẳng thức đáng nhớ ở bậc phổ thông không giúp một nhà thiết kế thời trang, hay bác sĩ giỏi hơn khi đi làm. Ở bậc phổ thông, bạn có giỏi tính toán tới đâu thì lên đại học, ra đời đi làm sẽ không được áp dụng",nữ giáo viên thẳng thắn. Mỗi ngành thì cũng chỉ áp dụng và phát triển tiếp được vài môn, thế lúc đó có phải là học lệch không? Và nếu đó là bậc đại học học lệch, thì tại sao lại sợ học sinh phổ thông học lệch.
Việc người Việt vẫn giữ quan niệm Toán, Lý, Hóa hay Toán, Văn, Anh là những môn học chính trong chương trình giáo dục phổ thông như hiện nay là có phần lệch lạc. Chính quan niệm đó dẫn đến thực trạng học sinh phổ thông hay coi thường các môn học khác, coi đó chỉ làm môn phụ, dù thực tế chúng cũng quan trọng không kém như Đạo đức, Văn học, Thể dục.
Điều đó vô tình gây ra tình trạng bất bình đẳng giữa các môn học, các giáo viên bộ môn, đồng thời làm phát sinh một số lượng không nhỏ những giáo viên luyện thi - mầm mống của nhiều tiêu cực trong giáo dục.
"Tôi cho rằng, cần cải cách mạnh mẽ nền giáo dục, sao cho giảm lượng kiến thức giải Toán, Lý, Hóa, Văn, Anh cho học sinh phổ thông. Thay vào đó, chúng ta cần tăng khả năng ứng dụng thực tế, thực hành, đồng thời tăng lượng kiến thức về xã hội cho các em",cô đề xuất.
Chuyện tổ chức thi lớp 10, thi đại học cũng vậy, nên nghiên cứu lại cách ra đề, bởi hiện nay học sinh ở bậc phổ thông vẫn chủ yếu đầu tư cho Toán, Văn, Anh nhằm mục đích đạt điểm thi cao, chứ không phải xuất phát từ niềm yêu thích, đam mê.
Thạc sĩ Cao Quảng Tư, Giám đốc tuyển sinh Hệ thống trường quốc tế Á Châu (TP.HCM) cho rằng, áp lực học lệch đôi khi đến từ phụ huynh. "Tâm lý so sánh 'con nhà người ta' khiến nhiều phụ huynh tạo áp lực cho chính con mình, muốn con mình phải giỏi tất cả các môn mà không biết khả năng của con mình là gì", ông nói.
Theo ông Tư, nhiều phụ huynh thấy "con nhà người ta" được 10 điểm môn Toán trong khi con mình 7-8 điểm là lại càm ràm, mà không để ý rằng con được điểm 10 môn Âm nhạc, môn Cong nghệ, Khoa học.
"Vì thế, cha mẹ cho con đi học thêm đến 21-22h đêm để đạt được mong muốn đó, mà không hề biết rằng mỗi đứa trẻ có thế mạnh nhất định. Nhìn ra điểm mạnh của con, khai thác cá tính, tạo điều kiện cho con phát triển thế mạnh là điều còn thiếu ở phụ huynh",ông Tư nhấn mạnh.
Giỏi một môn cũng là giỏi
Nếu Thông tư 58 của Bộ GD&ĐT quy định về điểm trung bình học các môn để lấy căn cứ xếp loại học lực học sinh trong học kỳ và cả năm, thì ở Thông tư 22 năm 2024, quy định này đã không còn. Điểm trung bình học kỳ và năm học chỉ được tính của riêng cho từng môn học.
Thay vì xếp loại học lực giỏi, khá, trung bình, yếu, kém như Thông tư 58, thì Thông tư 22 đánh giá sự phát triển năng lực của người học theo yêu cầu cần đạt của chương trình, nên đánh giá kết quả học tập của người học theo 4 mức "tốt, khá, đạt, chưa đạt".
Giải thích về việc này, PGS.TS Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục phổ thông, Bộ GD&ĐT từng cho biết, quy định này thể hiện quan điểm coi các môn học công bằng như nhau, không có môn nào là môn chính hay môn phụ, không phải cứ giỏi Toán, Văn mới là học sinh giỏi.
Thông tư 22 cũng bỏ việc tính một điểm số trung bình chung cho tất cả các môn như quy định hiện hành, do đó sẽ không có tình trạng môn học này có thể gánh điểm cho môn học kia để dẫn đến học lệch.
Việc các môn học được coi trọng như nhau cũng giúp học sinh có thể thỏa sức phát huy hết khả năng của mình ở môn học mà các em có năng khiếu, theo sở thích riêng và được nhìn nhận, đánh giá công bằng.
Từ đó, khi chuyển từ bậc THCS lên THPT, tính phân hoá, hướng nghiệp cao hơn, học sinh sẽ có thiên hướng học nhiều hơn, tốt hơn ở các môn phù hợp với tố chất và định hướng nghề nghiệp của bản thân.
Điều này thể hiện đúng tinh thần của chương trình giáo dục phổ thông mới là giáo dục hướng tới cá nhân hóa, để các em có thể phát huy hết năng lực của mình ở mọi lĩnh vực và được đánh giá công bằng như nhau.
Qua đó có thể thấy, ngay trong cách đánh giá, xếp loại học sinh theo chương trình giáo dục phổ thông mới, Bộ GD&ĐT đã áp dụng quy chuẩn đánh giá xếp loại mới để học sinh phát huy hết khả năng cá nhân, giỏi một môn cũng được coi là giỏi, không nhất thiết chỉ chăm chăm các môn chính như trước đây. Liệu quy định này có thiếu đồng nhất với phát ngôn của Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Ngọc Thưởng mới đây khi lo ngại học sinh sẽ học lệch nếu quy định môn thi thứ 3 vào lớp 10 năm học tới, nên đưa ra phương án bốc thăm.
Minh Khôi-
Lý do dừng đấu giá giữa chừng biển số ô tô 65ATiền Giang: Truy tố 3 cựu cán bộ Công anTình cờ phát hiện ung thư phổi khi khám sức khỏe định kỳKhởi tố, tạm giam đối tượng tàng trữ trái phép súng quân dụng K54National Assembly kicks off 2025 with key legislative agendaTỷ lệ người Việt hiến máu thường xuyên thấp so với nhiều nướcDoanh nghiệp sẽ tự định giá bán lẻ sữaXuất khẩu 2017: Cơ hội đến từ RCEP không nhiềuNgày 5/1: Giá thép trong nước ổn định, sàn giao dịch giảmNỗ lực phân luồng giao thông sau vụ tai nạn liên hoàn trên cầu Phú Mỹ
下一篇:Hàng vạn du khách chen chân xem lễ hội chọi trâu Đồ Sơn
- ·Microsoft sẽ mang bàn phím trên Windows Phone tới iPhone
- ·Truy tố đối tượng trốn truy nã trong vụ lừa mua vé máy bay giá rẻ
- ·Các mối nguy tiềm ẩn với người thích ăn tráng miệng
- ·Cụt 3 ngón tay do nghịch pin quạt tích điện
- ·Khởi tố tài xế vi phạm nồng độ cồn, chống đối tổ công tác của Cục CSGT
- ·Tái cơ cấu phải chấp nhận trả giá
- ·Phẫu thuật cùng lúc 3 van tim cứu người đàn ông nghiện hút thuốc lá
- ·Bản tin Covid
- ·Apple làm thế nào để trở thành ông lớn trong làng công nghệ
- ·Nhiều ca nguy kịch và tử vong do kháng kháng sinh
- ·3 người hôn mê, ngừng thở sau ăn món hoa xào
- ·Đã có hướng sửa quy định về hoạt động tạm nhập tái xuất
- ·BẢN TIN THỜI SỰ TRUYỀN HÌNH BÁO HẬU GIANG 7h ngày 4
- ·Nâng chất lượng dân số năm 2020: Nhiều thách thức mới
- ·Các dấu hiệu thấy rõ ràng của người bị bệnh gan
- ·Các món ăn nhiều người thích nhưng có hại cho não
- ·Prudential khởi động chương trình “Tăng cường sức khỏe chủ động”
- ·Nữ bệnh nhân tử vong bất thường khi phẫu thuật tại bệnh viện ở Bình Dương
- ·Hai bệnh nhân cuối cùng xuất viện, Quảng Nam “sạch bóng” Covid
- ·Nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics
- ·1.115 cơ sở khám chữa bệnh gửi dữ liệu giấy khám sức khỏe lái xe
- ·Cứu sống người đàn ông bị thương kinh hoàng do ngã cây cao 10m
- ·Hai cựu Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam bị đề nghị 20
- ·Thêm 1 ca Covid
- ·1500 người cùng nhau đi tìm 'Đường về hạnh phúc'
- ·Khối sỏi thận giống hệt san hô trong thận người đàn ông ở Cần Thơ
- ·Thời tiết Hà Nội 11/8: Nắng gián đoạn, mưa giông bất chợt vào trưa chiều
- ·EVFTA: Nâng cao vị thế của Việt Nam trong ASEAN
- ·Nỗi khổ khó nói và lối thoát của người phụ nữ trẻ
- ·Người đàn ông bị cây đè đã tử vong sau phẫu thuật
- ·Nổi lên tình trạng lợi dụng sàn thương mại điện tử, mạng xã hội để buôn lậu
- ·Cô gái xinh đẹp bị liệt nửa mặt sau tiêm filler xoá nhăn
- ·Than đá xuất khẩu tăng hơn 4 lần về trị giá kim ngạch
- ·Tuổi ngoài 50, Thành Lộc sợ nhất đột quỵ
- ·Apple ra mắt ốp lưng kiêm pin dự phòng 25 tiếng cho iPhone 6
- ·Một số bộ ngành chưa thực sự lan tỏa tinh thần của Nghị quyết 35