【xem tỷ số bóng đá tây ban nha】Lâm Đồng: Du lịch canh nông phát triển chưa tương xứng với tiềm năng

 人参与 | 时间:2025-01-25 19:53:04

Du lịch canh nông,âmĐồngDulịchcanhnôngpháttriểnchưatươngxứngvớitiềmnăxem tỷ số bóng đá tây ban nha điểm sáng ngành nông nghiệp Lâm Đồng

Theo bà Nguyễn Thị Bích Ngọc - Phó Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Lâm Đồng, trên cơ sở Quyết định số 2644/QĐ-UBND ngày 10/12/2015 của UBND tỉnh Lâm Đồng phê duyệt Đề án thí điểm xây dựng các mô hình du lịch canh nông trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng (thời hạn 3 năm), sở đã chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức đoàn thẩm định và ra quyết định công nhận mô hình “Điểm du lịch canh nông” cho 33 tổ chức, cá nhân (hiện 14 đơn vị đã ngưng hoạt động).

Lâm Đồng: Du lịch canh nông phát triển chưa tương xứng với tiềm năng
Khách tham quan mô hình du lịch canh nông tại tỉnh Lâm Đồng. Ảnh: Hoa Trong Rừng.

Khi tỉnh Lâm Đồng thực hiện công nhận điểm du lịch (có sản phẩm du lịch canh nông) trên địa bàn tỉnh, đến nay tỉnh có 3 điểm du lịch đã được UBND tỉnh Lâm Đồng công nhận, bao gồm: điểm du lịch “Tám Trình Coffee Experiences” (xã Gia Lâm, huyện Lâm Hà), “Avocado Farm” (xã Quảng Lập, huyện Đơn Dương) và Bồng Lai Farm (xã Hiệp Thạnh, huyện Đức Trọng).

Tổng lượt khách đến tham quan các mô hình du lịch nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng từ năm 2018 (đầu năm 2018 thẩm định và công nhận điểm du lịch canh nông) đến nay đạt hơn 7 triệu lượt khách.

Theo đó, những sản phẩm du lịch canh nông trên địa bàn tỉnh đã từng bước phát huy những giá trị văn hóa, lịch sử địa phương; đồng thời, giúp ổn định cuộc sống của người dân trong vùng; đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội; góp phần bảo vệ môi trường, đặc biệt cộng đồng cư dân nơi triển khai mô hình được hưởng lợi từ việc phát triển các mô hình du lịch canh nông.

Ngoài ra, loại hình du lịch canh nông đã hỗ trợ cho nông sản trên địa bàn được sản xuất, tiêu thụ tại chỗ góp phần xây dựng thương hiệu và đem lại hiệu quả kinh tế. Song song đó, loại hình du lịch này góp phần giữ gìn và nâng cao các giá trị văn hóa truyền thống, đóng góp đáng kể vào sự tăng trưởng kinh tế của địa phương nói chung và ngành du lịch nói riêng.

Tháo gỡ vướng mắc để du lịch canh nông xứng với tiềm năng

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, việc phát triển mô hình du lịch canh nông trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng trong thời gian qua vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn.

Lâm Đồng: Du lịch canh nông phát triển chưa tương xứng với tiềm năng
Các doanh nghiệp đầu tư cho biết, mô hình du lịch canh nông tại Lâm Đồng còn nhiều khó khăn cần được tháo gỡ. Ảnh: Hoa Trong Rừng.

Theo đó, trước khi Luật Đất đai năm 2024 được ban hành, chưa có các quy định về sử dụng đất kết hợp đa mục đích, đặc biệt là đất nông nghiệp được sử dụng kết hợp với mục đích thương mại, dịch vụ, do đó, đã gây khó khăn cho các đơn vị kinh doanh và phát triển sản phẩm du lịch canh nông.

Đồng thời, Lâm Đồng là địa phương đầu tiên trong cả nước triển khai thí điểm mô hình du lịch canh nông, kết hợp du lịch và sản xuất nông nghiệp, nên hiện tại vẫn còn thiếu các quy định, hướng dẫn cụ thể dẫn đến khó khăn và phát sinh các vấn đề phức tạp.

Cụ thể, tỉnh vẫn còn thiếu tiêu chí về xây dựng, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, tỷ lệ công trình có mái và không có mái che trên đất nông nghiệp, phi nông nghiệp; chuyển đổi đất nông nghiệp thành phi nông nghiệp…

Bên cạnh đó, một số đơn vị kinh doanh không nắm rõ các quy định liên quan đến việc đầu tư nên không thực hiện đầy đủ thủ tục theo quy định của pháp luật về đầu tư dự án du lịch, có dấu hiệu xây dựng công trình và chuyển mục đích sử dụng đất không đúng quy định.

Nhiều mô hình còn gặp khó khăn trong phương pháp vận hành; chưa liên kết các sản phẩm, dịch vụ thành quy trình khép kín phục vụ khách tham quan; chưa bố trí khu vực riêng cho du khách trải nghiệm tìm hiểu quy trình trồng và chế biến sản phẩm. Sản phẩm du lịch chưa rõ tính đặc trưng và thu hút nhiều doanh nghiệp lữ hành cộng tác để đưa khách đến tham quan.

Hiện tại, một số doanh nghiệp đang thực hiện mô hình du lịch canh nông cũng đã nêu lên những tồn tại, khó khăn liên quan đến việc xây dựng, đất đai, phòng cháy chữa cháy (PCCC) và nguồn vốn. Qua đó, các doanh nghiệp kiến nghị các sở ngành có những hướng dẫn cụ thể, sớm tháo gỡ những khó khăn còn tồn tại để doanh nghiệp yên tâm đầu tư.

Theo ông Phạm S - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, để thực hiện nhiệm vụ du lịch canh nông đạt mục tiêu phát triển vượt bậc, đột phá cần tập trung thực hiện về phát triển du lịch chất lượng cao đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng và bám vào Quyết định số 1727/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch tỉnh Lâm Đồng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Đồng quan điểm với các doanh nghiệp trên địa bàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng cho rằng: “Tỉnh vẫn còn tồn tại những hạn thế về thể chế, chính sách khiến cho mô hình du lịch canh nông chưa phát triển tương xứng với tiềm năng.”

Ông Phạm S nhấn mạnh, những nhiệm vụ trong thời gian tới cần thực hiện như hệ thống chính quyền các cấp khuyến khích tất cả tổ chức, cá nhân phát triển mô hình du lịch canh nông để phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của tỉnh, giúp Lâm Đồng tiếp tục là tỉnh dẫn đầu cả nước về phát triển du lịch canh nông.

Các cơ quan chức năng cần hiểu và bám sát quy định chuyên ngành để hướng dẫn cho người dân và doanh nghiệp. Trên cơ sở quy định của luật, tất cả các chủ thể làm du lịch canh nông phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng cũng giao nhiệm vụ cụ thể cho các sở ngành, đơn vị có liên quan. Trong đó, Sở Tài Nguyên và Môi trường căn cứ quy định hiện hành tham mưu quy định về phương án sử dụng đất đa mục đích với quan điểm phải làm, dễ làm, dễ hiểu, đúng quy định, tính khả thi cao.

Ngoài ra, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có nhiệm vụ xây dựng bộ tiêu chí để công nhận điểm du lịch canh nông phù hợp thực tế, không quá thách thức, không viển vông, tập trung vào hai tiêu chí đảm bảo PCCC và an toàn tính mạng.

Đối với UBND các địa phương, căn cứ quy định hiện hành và chương trình hỗ trợ của tỉnh tiếp tục thông tin mọi người (đặc biệt thế hệ trẻ) biết để tiếp cận nguồn vốn hỗ trợ để phát triển mô hình du lịch canh nông (bao gồm nguồn vốn khuyến nông, nguồn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nguồn vốn đổi mới sáng tạo và nguồn vốn hỗ trợ nông nghiệp)./.

顶: 1294踩: 6756