【bảng xếp hạng giải serie b brazil】Doanh nghiệp Việt làm gì để hưởng ưu đãi thuế quan sang châu Âu?
Doanh nghiệp Việt làm gì để hưởng ưu đãi thuế quan sang châu Âu?ệpViệtlàmgìđểhưởngưuđãithuếquansangchâuÂbảng xếp hạng giải serie b brazil
Ngày 1/1/2023 tới đây, ưu đãi thuế quan theo chế độ thuế quan phổ cập GSP của châu Âu (EU) dành cho các nước kém và đang phát triển, trong đó có Việt Nam sẽ hết hiệu lực. Doanh nghiệp Việt sẽ phải thay đổi gì để tiếp tục hưởng ưu đãi thuế quan?
Doanh nghiệp phải chứng nhận xuất xứ hàng hóa
Theo khảo sát mới đây nhất của VCCI, có tới gần 41% doanh nghiệp (DN) tham gia khảo sát cho biết đã từng hưởng lợi từ EVFTA (Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU). Trong đó 17% đã được hưởng ưu đãi thuế quanEVFTA với ít nhất 1 lô hàng xuất khẩu(XK), 16% đã có lô hàng nhập khẩu (NK) hưởng ưu đãi. Đa số các DN có được ưu đãi là nhờ chủ động tìm hiểu cam kết hoặc được đối tác gợi ý, hỗ trợ tận dụng. Với các trường hợp chưa hưởng ưu đãi thuế EVFTA, lý do phổ biến là không đáp ứng quy tắc xuất xứ theo yêu cầu hoặc do đã hưởng ưu đãi thuế khác như hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập GSP...
Bà Trịnh Thị Thu Hiền, Trưởng phòng Xuất xứ hàng hóa, Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) - cho biết, tỷ lệ chứng nhận xuất xứ (để hưởng ưu đãi thuế quan) sang châu Âu chiếm 20% trong tỷ trọng XK sang các quốc gia này. Ngoài ra, còn có tỷ lệ khác xuất theo ưu đãi thuế quan GSP. Tuy nhiên, từ ngày 1/1/2023, khi ưu đãi thuế quan GSP hết hiệu lực, DN Việt buộc phải thực hiện chứng nhận xuất xứ để được hưởng thuế ưu đãi theo EVFTA.
Theo quy định của hiệp định này, đối với những lô hàng có trị giá từ 6.000 euro trở xuống thì DN sẽ thực hiện tự chứng nhận xuất xứ đối với những lô hàng đó, không cần phải có văn bản chấp thuận của Bộ Công Thương. Còn đối với những lô hàng trên 6.000 euro thì DN sẽ thực hiện nộp bộ hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận xuất xứ mẫu EUR, một trong khuôn khổ EVFTA đối với các lô hàng XK đi EU.
“Không phải cứ lô hàng từ 6.000 euro trở xuống thì bắt buộc phải tự chứng nhận xuất xứ mà DN hoàn toàn có quyền nộp một bộ hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận xuất xứ đối với những lô hàng dưới 6.000 euro trở xuống nếu như DN vẫn muốn có chứng từ C/O EUR.1. Tuy nhiên, các DN cần lưu ý, sau khi XK sang EU thì DN cần lưu lại hệ thống hồ sơ liên quan đến hàng hóa có giấy chứng nhận xuất xứ hoặc tự chứng nhận xuất xứ. Bởi còn liên quan đến kiểm tra sau thông quan của bên hải quan nước NK và câu chuyện hậu kiểm. EU có thể hậu kiểm các lô hàng XK cách đây 1 - 2 năm” - bà Hiền nói.
Bà Đặng Thị Hải Bình, Phó Trưởng phòng Xuất xứ hàng hoá và Sở hữu trí tuệ, Cục Giám sát quản lý về hải quan (Tổng cục Hải quan) - lưu ý thêm, khi ưu đãi thuế quan GSP chấm dứt thì để tận dụng bất cứ một ưu đãi thuế quan nào trong khuôn khổ hiệp định tự do, DN cần xác định rõ hàng hóa có đáp ứng quy tắc xuất xứ trong khuôn khổ hay không và phải lưu ý với chứng từ. Bởi chứng từ hàng XK khác với hàng NK.
“Cụ thể, hàng XK thì sử dụng mẫu EUR.1 do cơ quan có thẩm quyền Việt Nam cấp, còn hàng NK bây giờ hiện tại chỉ dùng mẫu DN tự chứng nhận có mã số REX cho các lô hàng có trị giá trên 6.000. Do đó, nếu lô hàng nhập về Việt Nam có giá trị dưới 6.000 USD mà có chứng nhận của cơ quan thẩm quyền châu Âu thì đó không phải chứng từ hợp lệ. Bởi EU quy định, các lô hàng dưới 6.000 euro chỉ dành cho DN tự chứng nhận; khác Việt Nam, Nhà nước có thể thực hiện chứng nhận cho lô hàng dưới 6.000 euro” - bà Bình lưu ý.
Tìm hiểu kỹ để tận dụng ưu đãi
Bà Phan Thị Thanh Xuân, Phó Chủ tịch Hiệp hội Da giày - Túi xách Việt Nam cho biết, tỷ trọng XK vào thị trường EU của Việt Nam đã chiếm 26%. Đặc biệt là trong 2 năm vừa qua khi ngành da giày nói riêng chịu tác động của dịch COVID, XK vào các thị trường đều có sự suy giảm nhưng vẫn duy trì được XK vào thị trường EU. Thậm chí, 2021 là năm được đánh giá là chịu ảnh hưởng lớn nhất thì thị trường EU vẫn có sự tăng trưởng. Nhờ thế, kim ngạch XK của ngành năm 2021 vẫn đạt kế hoạch đề ra.
Qua khảo sát dữ liệu thống kê, kim ngạch 9 tháng năm 2022 của da giày vào EVFTAtăng trưởng khá tốt với 15% và hầu như mức độ tăng trưởng XK vào các thị trường thành viên EVFTA đều tăng ở mức 15 - 20%. Như vậy có thể thấy, mức độ tận dụng hiệp định của ngành da giày khá tốt, do đó việc thuế quan GPS hết hạn cũng không tác động lớn đến với ngành này, nhất là với những DN đã từng XK vào thị trường EU.
Lý do, theo bà Xuân là vì chuyển đổi từ GSP theo các quy định về yêu cầu xuất xứ thì cũng khá tương đồng, nên việc thực thi không gặp nhiều vấn đề đối với các DN đã XK. Tuy nhiên, đối với những DN bắt đầu tham gia vào thị trường XK thì sẽ vất vả hơn vì cần phải nắm bắt các quy định, thủ tục bởi cũng có một loạt các quy định, thủ tục cần phải tuân thủ cụ thể. Do đó, các DN phải tìm hiểu kỹ càng để có thể tận dụng những ưu đãi dành cho hàng hóa có xuất xứ Việt Nam.