【xem tỷ lệ bóng đá nhà cái】Không quy định cứng ngân sách bổ sung cho TP. Hồ Chí Minh
Bổ sung đáng kể nguồn lực cho đầu tư phát triển
TheôngquyđịnhcứngngânsáchbổsungchoTPHồChíxem tỷ lệ bóng đá nhà cáio quy định tại Nghị định 124/2004/NĐ-CP (NĐ124) và Nghị định 61/2014/NĐ-CP (NĐ 61), TP. Hồ Chí Minh được hưởng một số cơ chế chính sách về tài chính ngân sách (NS) đặc thù. Cơ chế này đã phát huy được những kết quả khá quan trọng, đồng thời cũng bộc lộ những hạn chế.
Cụ thể, từ cơ chế đặc thù quy định tại hai Nghị định nói trên, thành phố đã được bổ sung đáng kể nguồn lực cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội với vai trò là trung tâm kinh tế phía Nam của cả nước. Kể từ khi có NĐ 124 và NĐ 61, NSTW đã thưởng và đầu tư trở lại cho TP. Hồ Chí Minh là 8.474 tỷ đồng.
Năm 2010 đến 2013, thành phố không được thưởng vượt dự toán thu và đầu tư trở lại theo chế độ quy định do các khoản thu phân chia và các khoản thu NSTW hưởng 100% giảm thu so với dự toán, nhưng do thành phố là địa phương có nguồn thu đóng góp lớn cho NSNN, Bộ Tài chính đã trình cấp có thẩm quyền hỗ trợ thành phố trong 2 năm là 1.850 tỷ đồng.
Từ năm 2004 đến năm 2014, thành phố đã phát hành trên 26.500 tỷ đồng trái phiếu đô thị để đầu tư các công trình cơ sở hạ tầng trọng điểm và đầu tư dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm. Các khoản huy động đều được thành phố cân đối từ ngân sách (NS) của mình trả nợ đầy đủ, đúng hạn. Đến nay, số dư nợ vốn huy động trong nước là 14.669 tỷ đồng, bằng 99,6% vốn đầu tư xây dựng cơ bản trong nước, trong giới hạn dư nợ huy động cho phép (không quá 150%).
Từ năm 2005 đến 2015, Trung ương đã ưu tiên hỗ trợ nguồn vốn vay ODA cho TP.Hồ Chí Minh khoảng 3,480 tỷ USD, chủ yếu là theo hình thức NSTW cấp phát cho NS thành phố đầu tư cơ sở hạ tầng và bảo vệ môi trường.
Tuy nhiên về tổng thể, thu NSTW trên địa bàn thành phố thực hiện trong năm có thể có thể vượt dự toán, nhưng lại thấp hơn mức thực hiện của năm trước, thành phố vẫn được đầu tư trở lại, ảnh hưởng đến cân đối của NSTW.
Nguồn vốn vay ODA Chính phủ vay về chủ yếu là cấp phát cho thành phố không còn phù hợp với thực tế, vì thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam đã vượt ngưỡng các nước có thu nhập thấp, vì vậy nguồn vốn ODA sẽ được thay thế bằng vay thương mại.
Thành phố có thể được xét vay đầu tư hạ tầng vượt quy định
Nhằm khắc phục những tồn tại của cơ chế cũ, đồng thời để tạo điều kiện cho TP Hồ Chí Minh phát triển theo định hướng Nghị quyết 16-NQ/TW ngày 10/8/2012 của Bộ Chính trị, theo sự phân công của Chính phủ, Bộ Tài chính đã công bố dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định một số cơ chế, chính sách tài chính - NS đặc thù đối với TP.Hồ Chí Minh.
Dự thảo Nghị định bao gồm 3 Chương, với 8 Điều. Trong đó, cơ chế, chính sách đặc thù, cơ bản kế thừa NĐ 124 và NĐ 61, đồng thời quy định những điểm mới của Luật NSNN năm 2015.
Cụ thể, về bổ sung có mục tiêu từ tăng thu NSTW so dự toán Thủ tướng Chính phủ giao, dự thảo không quy định cứng NSTW bổ sung có mục tiêu cho thành phố tương ứng 70% tổng số tăng thu NSTW so với dự toán đã được Thủ tướng Chính phủ giao như tại NĐ124 và NĐ 61.
Thay vào đó, dự thảo Nghị định quy định: Hằng năm, căn cứ số tăng thu và khả năng của NSTW, NSTW bổ sung có mục tiêu một phần không quá 70% tổng số tăng thu NSTW trên địa bàn thành phố so với dự toán đã được Thủ tướng Chính phủ giao.
Ngoài ra, bổ sung quy định số bổ sung có mục tiêu không vượt quá số tăng thu so với mức thực hiện năm trước. Đồng thời, bổ sung quy định: Hàng năm, trường hợp tổng thu NSTW tăng so với dự toán Quốc hội quyết định và thu NSTW trên địa bàn tăng so với dự toán giao cho thành phố, căn cứ quy định của Luật NSNN, Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định mức th¬ưởng và bổ sung có mục tiêu từ số tăng thu NSTW. Việc quy định này nhằm đảm bảo NSTW có nguồn để bổ sung có mục tiêu cho NS thành phố.
Về bội chi NS và mức dư nợ vay: Đây là nội dung mới của Luật NSNN năm 2015, quy định cho phép các địa phương được phép bội chi NS (thay vì được phép huy động như Luật NSNN năm 2002). Đồng thời, để việc vay nợ phải phù hợp với khả năng trả nợ của từng địa phương, Luật NSNN năm 2015 quy định mức dư nợ vay được tính trên tổng thu NS địa phương được hưởng theo phân cấp (thay vì tổng đầu tư xây dựng cơ bản như Luật NSNN năm 2002).
Dự thảo Nghị định quy định phù hợp với nội dung quy định của Luật NSNN năm 2015. Tuy nhiên, để tạo điều kiện cho thành phố có nguồn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng quan trọng, dự thảo Nghị định quy định: Trường hợp cần thiết vay để thực hiện các dự án cơ sở hạ tầng quan trọng mà mức dư nợ vay của thành phố vượt quá quy định, Chính phủ sẽ trình Quốc hội xem xét, quyết định.
Về quy định các nguồn vốn vay cho đầu tư phát triển: Nội dung này cơ bản kế thừa quy định tại NĐ 124 và NĐ 61, tuy nhiên có bổ sung thêm quy định ngoài việc ưu tiên bố trí vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) cho thành phố, thì sẽ ưu tiên hỗ trợ vốn kém ưu đãi hơn vốn ODA (hiện nay các nhà tài trợ ngoài nước đang áp dụng cho Việt Nam theo hình thức này). Đồng thời, quy định đối với chương trình, dự án thuộc nhiệm vụ chi của NS TP.Hồ Chí Minh, Chính phủ cho thành phố vay lại hoặc cấp phát một phần theo quy định của pháp luật.
Dự thảo Nghị định quy định hiệu lực thi hành từ năm ngân sách 2017. Đồng thời bãi bỏ NĐ 124 và NĐ 61./.
Hoàng Lâm