【f88 nhà cái bóng đá】Việc ra đời hãng hàng không mới là phù hợp tiềm năng của thị trường
Năm thứ 3 liên tiếp CEO Vietjet trong danh sách những phụ nữ quyền lực nhất thế giới | |
Thị trường hàng không sẽ tăng trưởng 9% trong dịp Tết | |
Hàng không Việt Nam đang phát triển thế nào?ệcrađờihãnghàngkhôngmớilàphùhợptiềmnăngcủathịtrườf88 nhà cái bóng đá |
ông Đinh Việt Thắng. |
Xin ông cho biết đánh giá của mình về sự phát triển của ngành hàng không trong thời gian qua?
Thực tế là thị trường hàng không Việt Nam đã có sự phát triển nhanh và ấn tượng trong thời gian vừa qua mang lại rất nhiều điểm mới, đóng góp cho kinh tế - xã hội. Từ năm 2008 cho đến nay, sau 10 năm, thị trường hàng không của chúng ta đã tăng gấp 5 lần.
Thị trường hàng không Việt Nam phát triển cũng đã tạo thuận lợi rất nhiều cho người dân đi lại với dịch vụ tốt, với giá hợp lý và bản thân tôi nghĩ theo dư địa và theo dự báo của chúng tôi với dân số gần 100 triệu người, với tốc độ phát triển của nền kinh tế từ 6-7%/năm, thị trường hàng không sẽ tiếp tục tăng trưởng ở xấp xỉ 2 con số trong 5-10 năm tới.
Thời gian gần đây thị trường hàng không đang phát triển nhanh, với sự xuất hiện của hàng loạt hãng hàng không mới, vậy phía cơ quan quản lý đã có những biện pháp như thế nào để tạo một môi trường phát triển an toàn và bền vững?
Ngay trong khái niệm bền vững đã bao gồm cả khái niệm an toàn. Bền vững gồm các yếu tố sau: Thứ nhất bền vững là sự phát triển phải nằm trong khuôn khổ của nền kinh tế, trong khuôn khổ quy hoạch và trong khuôn khổ chính sách của Nhà nước. Thứ hai là thị trường hàng không muốn bền vững thì phải phát triển hài hòa và đồng đều giữa các yếu tố với nhau từ đồng bộ vận tải đến cơ sở hạ tầng đến nguồn nhân lực. Thứ ba là việc phát triển bền vững ngành hàng không phải đi đôi với đảm bảo tuyệt đối về an ninh và an toàn. Thứ tư muốn phát triển bền vững thị trường hàng không thì nhà nước phải chủ động dự báo trước việc phát triển và đưa ra những chính sách và biện pháp quản lý để đảm bảo thị trường hàng không phát triển một cách bền vững và đặc biệt là sự cạnh tranh lành mạnh giữa các hãng hàng không.
Vậy theo ông, “cái bánh” thị trường hàng không liệu có to ra được nữa không và vai trò của nhà nước và đặc biệt là vai trò của Cục Hàng không trong vấn đề này như thế nào?
Muốn phát triển bền vững thì phải đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh và đảm bảo thị trường đáp ứng được nhu cầu của các hãng hàng không. Như tôi đã nói ở trên, tôi đảm bảo thị trường hàng không sẽ còn tiếp tục phát triển mạnh trong 5-10 năm tới và khi chúng tôi đồng thuận với việc ra đời của các hãng hàng không mới là chúng tôi cũng đã tính đến khả năng cung ứng, tăng trưởng của các hãng hàng không hiện nay cộng với khả năng tăng trưởng của các hãng hàng không trong thời gian tới vẫn đảm bảo nằm trong khuôn khổ của thị trường.
Nhìn vào các con số như ở Mỹ, dân số trên 300 triệu người, trong khi thị trường hàng không khoảng hơn 800 triệu hành khách/năm. Việt Nam có 87 triệu dân số, nhưng thị trường hàng không mới có 78 triệu khách/năm, hiện chúng ta có 212 tàu bay để phục vụ cho vận tải hành khách và hàng hóa. Dự báo đến năm 2025, thị trường hàng không của Việt Nam sẽ rơi vào khoảng 150 - 180 triệu hành khách. Với tốc độ tăng trưởng như hiện nay chúng tôi dự báo thị trường hàng không sẽ phát triển từ 9-10% trong 5 năm tới. Đến năm 2025-2026, thị trường hàng không của chúng ta sẽ có khoảng 150-160 triệu khách/năm. Để đảm bảo được nhu cầu này, chúng ta phải gia tăng số lượng tàu bay từ hơn 200 lên đến 400 tàu bay vào năm 2025-2026. Vì vậy tiềm năng để phát triển thị trường hàng không là còn rất lớn. Với thị trường tiềm năng như thế, việc ra đời hãng hàng không mới là xu thế tất yếu.
Việc các hãng hàng không mới gia nhập cùng với số lượng tàu bay của họ cũng để phục vụ cho việc tăng trưởng tàu bay trên và cũng theo quy hoạch của Thủ tướng là đến năm 2030 ít nhất đội tàu bay phải đạt được 400 chiếc. Và theo dự đoán của tôi, đến năm 2025-2026 là chúng ta đã đảm bảo được quy hoạch của Thủ tướng.
Đến năm 2025-2026, thị trường hàng không của chúng ta sẽ có khoảng 150-160 triệu khách/năm. |
Rõ ràng có thể nhận thấy việc gia tăng đội tàu bay chắc chắn sẽ gây nên áp lực cho hạ tầng hàng không Việt Nam hiện nay. Vậy chúng ta sẽ giải quyết vấn đề này thế nào, thưa ông?
Bài toán hạ tầng là một bài toán mà chúng ta cần phải cân đối và đây cũng là điểm nghẽn lớn nhất của thị trường hàng không hiện nay. Hiện nay chúng ta nói về hạ tầng thì chỉ mới đề cập tới những sân bay lớn của chúng ta, nếu nói tổng thể về hạ tầng sân bay của chúng ta trên cả nước thì nhiều sân bay còn chưa đến mức mãn tải, nhiều sân bay cũng đang trong kế hoạch cải tạo và mở rộng. Ở đây hạ tầng chủ yếu là sân bay Tân Sơn Nhất, tuy nhiên, hiện nay Bộ Giao thông vận tải đã ban hành kế hoạch trung hạn để phát triển toàn bộ 22 cảng hàng không hiện nay cộng thêm cả Cảng hàng không quốc tế Long Thành vừa được Quốc hội thông qua. Tôi hy vọng rằng cùng với việc Bộ Giao thông vận tải đang trình Thủ tướng ban hành sửa đổi Nghị định 102/2015/NĐ-CP về quản lý, khai thác cảng hàng không sân bay, trong đó chúng tôi đã đưa ra các đề xuất về cơ chế, chính sách, quy trình thủ tục thực hiện đầu tư thì qua đó nút thắt về cơ chế sẽ được tháo gỡ và chúng ta sẽ có cơ hội đầu tư mạnh mẽ vào cơ sở hạ tầng hàng không.
Theo như phản ánh của các hãng hàng không thì các hãng đang rất sốt ruột, mong muốn được tạo điều kiện để đầu tư vào ngành hàng không, tuy nhiên cơ chế thì vẫn đang rất đủng đỉnh. Liệu việc sửa đổi Nghị định 102 có mở ra cơ hội cạnh tranh cho các hãng hàng không không thưa ông?
Nhìn vào thực tế vừa qua, chúng ta cũng phải nhìn nhận các vướng mắc liên quan đến cơ chế, chính sách là do nhiều luật của chúng ta cùng đề cập đến vấn đề này và có những quy định không thật sự là thống nhất từ Luật Đầu tư, Luật Xây dựng, Luật Hàng không đến Luật Đất đai, Luật Đấu thầu. Chúng tôi đã nhận diện được những bất cập này và cũng đã có những đề xuất cụ thể trong việc sửa đổi Nghị định 102 để làm rõ các vấn đề này, tạo cơ chế phối hợp giữa các ngành, địa phương trong vấn đề đầu tư vào các cảng hàng không sân bay. Cũng như là chúng ta sẽ tạo ra một cơ chế bình đẳng, công khai, minh bạch để cho các nhà đầu tư tư nhân có thể tham gia đầu tư được theo chủ trương xã hội hóa của nhà nước.
Xin cảm ơn ông!