发布时间:2025-01-12 18:45:39 来源:Empire777 作者:Nhận Định Bóng Đá
Hệ thống thủy lợi đóng vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp ở ĐBSCL. Thời gian qua,ĐẩymạnhphttriểnthủylợiởĐtoi nay co da bong ko mặc dù các địa phương nỗ lực đầu tư làm mới, nạo vét, nâng cấp... nhiều tuyến kênh, mương nhằm đảm bảo nguồn nước phục vụ trồng lúa, cây ăn trái và nuôi thủy sản..., tuy nhiên trước những diễn biến bất thường của biến đổi khí hậu và hạn mặn, khiến thủy lợi nhiều nơi cạn kiệt, gây khó cho sản xuất.
Nạo vét kênh thủy lợi ở Hậu Giang. Ảnh: H.THU
Khó cho sản xuất
Theo Sở NN&PTNT tỉnh Trà Vinh, mặc dù ngành chức năng đã chủ động nhiều giải pháp ứng phó nhưng do hạn mặn gay gắt, cộng với hệ thống thủy lợi một số nơi chưa khép kín… nên vụ lúa mùa năm 2019-2020, toàn tỉnh có hơn 381ha bị thiệt hại; lúa Đông xuân 2020 có trên 21.500ha thiệt hại, cùng nhiều diện tích nuôi thủy sản ảnh hưởng; tổng thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp hơn 1.000 tỉ đồng. Ông Phạm Văn Quắn, ở xã Mỹ Long Nam, huyện Cầu Ngang (Trà Vinh), bộc bạch: “Nông dân xứ này sống dựa vào nghề nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng, thế nhưng mấy năm nay việc nuôi tôm cũng lắm rủi ro bởi thời tiết bất thường. Ngoài ra, hệ thống thủy lợi chưa hoàn chỉnh; vì vậy cùng một con kênh nhưng việc lấy nước vào ao tôm nuôi và xả nước thải ra ngoài đều chung nhau nên tôm dễ nhiễm bệnh. Mong muốn của người nuôi tôm là có được hệ thống thủy lợi lấy nước riêng và thải nước riêng biệt. Như vậy, việc nuôi tôm mới an toàn hơn...”.
Cùng quan điểm trên, ông Huỳnh Phước Hải, ở xã Bình Trị, huyện Kiên Lương (Kiên Giang), nhìn nhận: “Để nuôi tôm thành công thì nguồn nước đóng vai trò quan trọng, song về cơ bản do các vùng nuôi tôm phát triển nhanh, trong khi hệ thống thủy lợi đa phần là từ cây lúa chuyển sang nên chưa thể đáp ứng một cách đầy đủ được. Đây cũng là nỗi lo của nông dân mỗi khi diễn biến thời tiết đột ngột thay đổi, nguồn nước không đảm bảo sẽ dễ gây bất lợi cho tôm nuôi”. UBND tỉnh Sóc Trăng cho hay, đợt hạn mặn 2020 vừa qua toàn tỉnh có hơn 4.000ha lúa Đông xuân bị mất trắng bởi thiếu nước ngọt trầm trọng. Bên cạnh đó, có hơn 24.300 hộ thiếu nước ngọt sinh hoạt, do nguồn nước mặt từ sông, ao, hồ bị cạn kiệt hoặc nhiễm mặn; nguồn nước ngầm từ các giếng khoan giảm… Đây là vấn đề căng thẳng cần khắc phục trong thời gian tới.
Còn tại huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang, sự cố vỡ 4 đập cải tiến vào tháng 2-2020 làm cho 168ha lúa bị nhiễm nước mặn. Tuy nhiên, nhờ địa phương xử lý nhanh chóng nên ảnh hưởng không đáng kể. Hệ thống các công trình ngăn mặn cũng đã được rà soát chặt chẽ để đảm bảo phục vụ sản xuất. Nhìn lại từ sau đợt xâm nhập mặn năm 2016 đến nay, các cấp chính quyền đặc biệt quan tâm sử dụng nguồn lực của địa phương để hỗ trợ đầu tư các hạ tầng như hệ thống đê bao khép kín, trạm bơm, cống ngăn mặn, đập thời vụ, đập tạm trên những tuyến có nguy cơ bị ảnh hưởng mặn. Đối với người dân, chính quyền địa phương cũng tiếp tục vận động tuyên truyền tích trữ nước trong vườn, ruộng để đảm bảo cho sản xuất.
Hoàn thiện hệ thống thủy lợi
Theo ngành nông nghiệp Hậu Giang, hàng năm tỉnh đều thực hiện Chiến dịch giao thông vnông thôn, thủy lợi và trồng cây, qua đó nạo vét nhiều kênh nội đồng, khơi thông dòng chảy, khép kín nhiều diện tích đất sản xuất trên địa bàn. Ở các địa phương trong tỉnh đã lựa chọn và tiến hành thi công được nhiều công trình mang ý nghĩa thiết thực, góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho đời sống và sản xuất của người dân. Cũng nhờ thực hiện những công trình kết hợp với công tác chủ động trong việc theo dõi, kiểm tra tình hình độ mặn, nước lũ thường xuyên nên không ảnh hưởng đến vườn cây ăn trái, cũng như diện tích nuôi trồng thủy sản, từ đó không gây thiệt hại cho bà con.
Sở NN&PTNT Hậu Giang cho biết hệ thống thủy lợi trên địa bàn từng bước được hoàn thiện qua các công trình được đầu tư mới, các công trình nạo vét kênh mương khai thông dòng chảy góp phần ứng phó biến đổi khí hậu, hạn hán, xâm nhập mặn và lũ hàng năm. Đặc biệt, công trình kè mé sinh thái thân thiện với môi trường được người dân hưởng ứng nồng nhiệt, vừa giúp giữ đất bờ sông, vừa giúp thu huê lợi và thân thiện với môi trường.
Theo đề án hiện đại hóa hệ thống thủy lợi phục vụ chuyển đổi, phát triển nông nghiệp bền vững ở vùng ĐBSCL đến năm 2025-2030, tầm nhìn năm 2050 và năm 2100, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, sẽ xây dựng hệ thống thủy lợi tự động hóa vận hành, bảo đảm an toàn trước thiên tai, phục vụ sản xuất nông nghiệp hàng hóa chất lượng cao.
Cụ thể, từ nay đến năm 2025 tập trung tổ chức, kiện toàn, thành lập các đơn vị quản lý, khai thác công trình thủy lợi theo đúng quy định của Luật Thủy lợi. Đầu tư xây dựng một số công trình thủy lợi lớn để kiểm soát mặn, nguồn nước, phục vụ sản xuất và dân sinh. Đến năm 2030, phát triển hệ thống thủy lợi đồng bộ, từng bước hiện đại, thông minh, đáp ứng yêu cầu sản xuất nông nghiệp đa dạng, bền vững tại các tiểu vùng sinh thái. Đến năm 2050, phải hoàn thiện hệ thống thủy lợi hiện đại, thông minh; chủ động phòng chống thiên tai như hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, lũ, ngập úng, thích ứng biến đổi khí hậu… Năm 2100, hệ thống thủy lợi ở ĐBSCL được tự động hóa vận hành, đảm bảo an toàn trước thiên tai, phục vụ sản xuất nông nghiệp hàng hóa chất lượng cao.
Quan điểm chung là hiện đại hóa hệ thống thủy lợi làm cơ sở để cơ cấu lại nông nghiệp nhằm phát triển bền vững ĐBSCL theo Nghị quyết số 120 của Chính phủ. Chuyển đổi sản xuất nông nghiệp đa dạng (thủy sản, cây ăn trái, lúa gạo), ứng dụng công nghệ cao, phát triển nông nghiệp hữu cơ và nông nghiệp sạch đáp ứng nhu cầu thị trường. Việc hiện đại hóa hệ thống thủy lợi phải dựa trên cơ sở tôn trọng quy luật tự nhiên, lựa chọn mô hình thích ứng theo tự nhiên, thuận thiên với môi trường, chủ động sống chung với lũ, nước lợ, mặn và lấy tài nguyên nước là yếu tố cốt lõi, phù hợp với điều kiện thực tế. Ngoài ra, hiện đại hóa thủy lợi cũng gắn với quy hoạch vùng ĐBSCL, quy hoạch thủy lợi và phòng chống thiên tai, cùng các quy hoạch khác có liên quan.
Giai đoạn thực hiện, từ nay đến năm 2025, khảo sát hiện trạng hạ tầng các hệ thống thủy lợi để phục vụ cơ sở dữ liệu chuyên ngành. Xây dựng hệ thống giám sát tự động về độ mặn, nguồn nước, chất lượng nước; cải tạo và sửa chữa, nâng cấp hệ thống cống, nâng cấp đê, bờ bao cho vùng cây ăn trái; nâng cấp công trình cấp nước cho vùng nuôi thủy sản... Từ năm 2026- 2030, hoàn thiện thủy lợi cho vùng nuôi thủy sản và vùng ngọt hóa; khép kín, hoàn thiện hệ thống đê bao, bờ bao và công trình nội đồng, công trình kiểm soát, chuyển nước liên vùng. Giai đoạn 2031-2050, phát huy hiệu quả các dự án được thực hiện trước đó; đồng thời điều chỉnh phù hợp yêu cầu phát triển nội vùng, tác động của biến đổi khí hậu; đầu tư tự động hóa vận hành các công trình thủy lợi khép kín, công trình kiểm soát lũ, kiểm soát mặn… Sau năm 2050, kế thừa và phát huy kết quả từ các giai đoạn trước; tiếp tục hiện đại hóa thủy lợi theo chiều sâu, bảo đảm phục vụ và phát triển hàng hóa chất lượng cao… Về nguồn vốn thực hiện từ ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương và vốn xã hội hóa.
H.TÂN - H.THU
相关文章
随便看看