【kèo vòng loại world cup】Việt Nam tiến nhanh trong cuộc đua sản xuất vắc xin Covid
“Đường đua” căng thẳng Cuộc đua vắc xin Covid-19 trên thế giới đang trong giai đoạn tăng tốc. Trong số hàng chục vắc xin đã bắt đầu thử nghiệm trên người, hiện nay có 6 vắc xin đã bước vào thử nghiệm giai đoạn 3, tức là giai đoạn thử nghiệm trên một số lượng người nhất định để xem vắc xin có thể ngăn ngừa sự xuất hiện của dịch bệnh Covid-19 hay không. Đặc biệt, việc Nga vừa công bố sản xuất thành công vắc xin "Sputnik V" càng khiến cuộc đua này trở nên gay gắt. Tại Việt Nam, 4 đơn vị đang nghiên cứu và sản xuất vắc xin Covid-19 là Viện Vắc xin và Sinh phẩm Y tế (IVAC), Công ty VABIOTECH, Trung tâm Nghiên cứu sản xuất vắc xin và sinh phẩm y tế (POLYVAC) và Công ty cổ phần Công nghệ sinh học dược NANOGEN đang tiến nhanh tới vạch đích. Theo ông Nguyễn Thanh Long, quyền Bộ trưởng Bộ Y tế, các đơn vị nghiên cứu phát triển vắc xin Covid-19 trong nước đang tối ưu quy trình, chuẩn bị cho tiêm thử nghiệm trên người và quy mô sản xuất lớn. Cụ thể, với dự án của Viện Vắc xin và Sinh phẩm Y tế (IVAC), Viện sử dụng công nghệ nuôi cấy trên trứng gà có phôi. Quy trình sản xuất tương tự vắc xin cúm A/H5N1 đã được thiết lập với công suất 3 triệu liều/năm. IVAC đã chuẩn bị sản xuất những lô thử nghiệm đầu tiên. Dự kiến, từ tháng 10 đến 12/2020, đơn vị thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1 trên người và 2 giai đoạn tiếp theo vào đầu năm 2021, sau đó nâng cấp quy mô sản xuất 30 triệu liều/năm. Thông tin thêm về việc sản xuất vắc xin Covid-19 của IVAC, TS. Dương Hữu Thái, Viện trưởng Viện IVAC cho biết, Viện đã gửi mẫu vắc xin ngừa Covid-19 sang Mỹ để đánh giá bước đầu. Theo đó, nếu phản hồi từ Mỹ tích cực, IVAC sẽ chuẩn bị các bước tiếp theo để thử nghiệm lâm sàng trên người. Nếu kết quả tốt, dự kiến cuối năm 2021 có thể sản xuất vắc xin ngừa Covid-19. “Quá trình để nghiên cứu thành công một loại vắc xin thông thường phải mất từ 7-10 năm. Nhưng trong hoàn cảnh đại dịch Covid-19 đang diễn tiến phức tạp nên Chính phủ, Bộ Y tế và các bộ, ngành liên quan cũng có các chính sách để rút ngắn một số giai đoạn. Dù vậy vấn đề chất lượng luôn phải được đặt lên hàng đầu trong quá trình nghiên cứu”, ông Thái cho biết thêm. Với dự án vắc xin của Công ty VABIOTECH, theo ông Đỗ Tuấn Đạt, Chủ tịch VABIOTECH, đơn vị này đang thử nghiệm vắc xin Covid-19 trên chuột. Kết quả cho thấy kháng nguyên của vắc xin đáp ứng miễn dịch, đảm bảo tính an toàn và hiệu quả, phòng được Covid-19 do virus SARS-CoV-2. “Khi có được vắc xin đáp ứng trên động vật sẽ tiến hành các bước tiếp theo. Chúng tôi đang nỗ lực để có thể thử nghiệm trên người với vắc xin Covid-19 vào đầu năm 2021”, ông Đạt nêu. Đơn vị thứ ba đang nghiên cứu, sản xuất vắc xin Covid-19 là Trung tâm Nghiên cứu sản xuất vắc xin và sinh phẩm y tế (POLYVAC). Qua tìm hiểu phóng viên được biết đơn vị này áp dụng công nghệ tái tổ hợp, sử dụng vector virus sởi. Và đơn vị thứ tư là Công ty cổ phần Công nghệ sinh học dược NANOGEN đang tiến hành nghiên cứu vắc xin bằng công nghệ tái tổ hợp. Vắc xin sẽ bao gồm protein S của chủng virus ở Vũ Hán (Trung Quốc) và chủng đột biến D614G. Công nghệ tạo nên vị thế Nhìn vào thực tế cuộc đua công nghệ sản xuất vắc xin đang diễn ra có ý kiến cho rằng, không thể cứ mặc định cho rằng, “việc lớn” chỉ dành cho các cường quốc, chúng ta có thể nghĩ ngược lại, trong thời đại hôm nay, thành tựu công nghệ có thể đảo lộn trật tự thế giới và mọi thứ đều có thể đổi ngôi. Việc các quốc gia đang phát triển như Việt Nam tham gia vào cuộc đua sản xuất vắc xin đã cho thấy trình độ công nghệ trong lĩnh vực dược phẩm của các cơ sở nghiên cứu của Việt Nam đã theo kịp sự phát triển chung của thế giới. Theo các chuyên gia y tế, các cơ sở nghiên cứu, sản xuất vắc xin Covid-19 của Việt Nam đã đi đúng hướng, lựa chọn công nghệ phù hợp khi lựa chọn công nghệ vector virus. Đây là công nghệ khá mới, ngay cả vắc xin của Nga công bố thành công cũng chính là những vector virus. Dù có được những thành tựu bước đầu trong nghiên cứu, sản xuất vắc xin, song theo các chuyên gia, bên cạnh nỗ lực của các cơ sở nghiên cứu, sản xuất rất cần sự vào cuộc quyết liệt của các cơ quan quản lý nhà nước. Ông Nguyễn Huy Nga, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho rằng, Việt Nam đã có Hệ thống quản lý chất lượng vắc xin (NRA) theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới do đó nếu thành công vắc xin Covid-19 trong nước có thể xuất khẩu góp phần phòng đại dịch cho các nước trên thế giới. Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Huy Nga, việc sản xuất vắc xin Covid-19 sẽ khó thành hiện thực nếu không có sự chung tay của Chính phủ, các cơ quan quản lý, các nhà sản xuất vắc xin, các nhà nghiên cứu, các hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học, nhà tài trợ, các đơn vị hỗ trợ kỹ thuật. Về phía Bộ Y tế, ông Nguyễn Ngô Quang, Phó Cục trưởng Cục Khoa học công nghệ, Bộ Y tế cho biết, Việt Nam đang dự thảo đẩy nhanh quá trình thẩm định, cấp phép đăng ký sử dụng vắc xin Covid-19 để năm 2021 có thể có vắc xin. Theo đó, Bộ Y tế sẽ đề xuất rút ngắn thời gian thực hiện các quy trình như nghiên cứu sản xuất, kiểm định, thử nghiệm lâm sàng, cấp phép lưu hành, theo dõi sử dụng vắc xin. Cụ thể, theo ông Quang, trong khâu thử nghiệm lâm sàng có thể làm song song, sau khi có kết quả giai đoạn 1 có thể chuyển sang thử nghiệm giai đoạn 2 và tiếp tục theo dõi giai đoạn 1. "Dù rút ngắn thời gian nhưng vẫn phải đảm bảo chất lượng của vắc xin, có tác dụng phòng nhiễm virus SARS-CoV-2 dựa trên những bằng chứng khoa học, tuân thủ theo các nguyên tắc về đạo đức trong nghiên cứu y sinh học”, ông Quang nhấn mạnh. Nếu thử nghiệm giai đoạn 3 thành công, vắc xin sẽ được cấp phép, sản xuất hàng loạt và lưu hành trên thị trường. Nhiều vắc xin còn tiếp tục thử nghiệm giai đoạn 4 nghiên cứu theo dõi sau khi vắc xin đã được công nhận và cấp phép.Vắc xin Covid-19 khi nhập về vẫn phải thử nghiệm trên người Bộ Y tế đăng ký mua vắc xin Covid-19 của Nga,ệtNamtiếnnhanhtrongcuộcđuasảnxuấtvắkèo vòng loại world cup Anh Việt Nam có tính tới phương án nhập khẩu vắc xin Covid-19? Dự kiến vắc xin Covid-19 "Made in Vietnam" sẽ ra thị trường vào năm 2021. Về quy trình sản xuất vắc xin, theo bác sỹ Nguyễn Quốc Thái, Trung tâm Bệnh nhiệt đới lâm sàng Bệnh viện Bạch Mai Hà Nội, có nhiều loại vắc xin như vắc xin vi rút sống giảm độc lực, vắc xin vi rút bất hoạt, vắc xin tái tổ hợp, vắc xin ARN… Khi đã xác định được thành phần chủ lực của vắc xin trong phòng thí nghiệm, vắc xin sẽ được thử trên động vật (ví dụ như chuột) để đánh giá hiệu quả gây đáp ứng miễn dịch cũng như tính an toàn. Sau khi thử thành công trên động vật, vắc xin sẽ được thử trên người (thử nghiệm lâm sàng) trải qua giai đoạn 1 (thử nghiệm sơ bộ trên một số ít người), giai đoạn 2 (mở rộng thử nghiệm trên đối tượng người ở các độ tuổi và tình trạng sức khỏe khác nhau) và giai đoạn 3 (thử nghiệm trên hàng ngàn người để đánh giá hiệu quả ngăn ngừa sự xuất hiện bệnh và tính an toàn).
相关推荐
-
Điểm khác nhau giữa Apple iAd, Google và Facebook Ads
-
Tổng duyệt chương trình nghệ thuật Ngày Văn hóa Việt Nam tại Mông Cổ năm 2024
-
Tiếp nhận các kỷ vật của vua Hàm Nghi từ Pháp
-
Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm chính thức Australia
-
Lễ trao Giải Diên Hồng: Tôn vinh 83 tác phẩm xuất sắc
-
Nâng cao hiệu quả công tác hộ tịch
- 最近发表
-
- Chuỗi sự kiện VNG Ironman 70.3 Việt Nam đã có phiên bản online
- Bộ Chính trị cho ý kiến về tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 15
- Thủ tướng phê bình Bộ Y tế báo cáo quá chậm về lô vắc xin sắp hết hạn
- 7 ngày triệt phá 2 tụ điểm đánh bạc ăn thua bằng tiền
- Tập trung thi đua hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát
- Đoàn đại biểu cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024 dâng hương tại Đền Hùng
- Truyền dạy về bảo tồn thực hành nghi lễ trong Lễ hội Nghinh Ông huyện Cần Giờ
- Bắt quả tang đối tượng vận chuyển 1.000 gói thuốc lá lậu
- Xe hơi tương lai sẽ là xe bay?
- Thị xã Ngã Bảy: Phạm pháp hình sự, tai nạn giao thông giảm
- 随机阅读
-
- Nhận định, soi kèo Marbella vs Atletico Madrid, 03h30 ngày 5/1: Đá chơi thắng thật
- Thượng tướng Nguyễn Văn Sơn thôi giữ chức Thứ trưởng Công an từ 1/3
- Doanh nghiệp chính thức được tăng giờ làm thêm không quá 300 giờ/năm
- Cơ hội từ 3 động lực tăng trưởng trong năm 2024
- Lịch nghỉ lễ Quốc khánh 2/9/2023
- Các lực lượng thực thi pháp luật trên biển cùng đoàn kết và hợp tác vì vùng biển hòa bình
- Hiệu quả trợ giúp pháp lý ở cơ sở
- Bộ Chính trị gặp mặt nguyên lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước
- Nhận định, soi kèo Al Nasr vs Al Arabi, 21h35 ngày 6/1: Khó tin chủ nhà
- Cảm xúc tháng 10 trong muôn ánh sao vàng, cờ hoa rực rỡ
- Hội sách Hà Nội – 2024 tặng 16.000 cuốn sách, vật phẩm cho các huyện bị ảnh hưởng bởi bão số 3
- Nhiều hoạt động văn hóa, thể thao, nghệ thuật trong Tuần lễ “Khỏe để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”
- Cách nhận biết iPhone có dùng SIM ghép hay không
- Hoàn thiện thể chế về văn hóa phải được tiến hành đồng bộ, kịp thời
- Để Luật Người cao tuổi đi vào cuộc sống
- Huy động hiệu quả, kịp thời các nguồn lực cho phòng, chống dịch
- Luân chuyển dòng tiền nhịp nhàng thúc đẩy quay vòng vốn trên thị trường
- Đoàn nghệ thuật Hội An tham gia Lễ hội Múa mặt nạ quốc tế Andong
- Hình ảnh biên đội tàu huấn luyện Nhật Bản đến Đà Nẵng
- Tiếng vang lịch sử: Gần 200 tác phẩm đặc sắc về Văn Miếu
- 搜索
-
- 友情链接
-
- Trường chuẩn... "hụt chuẩn"
- Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai
- Phan Thành Tấn vinh dự đoạt Huy chương Bạc Taekwondo quốc gia
- Tình người xứ biển
- Hoang phế trung tâm văn hóa xã nông thôn mới
- Đến 2020, bán thuốc kháng sinh phải có đơn thuốc
- Đầu năm với nhiều kỳ vọng
- Phát huy vai trò y tế cơ sở
- Điểm lẻ thay "áo mới"
- 70 cán bộ công đoàn tham gia tập huấn chính sách BHXH, BHYT