【kết quả cúp c2 lượt đi】Bước tiến mới cho điện hạt nhân Việt Nam

作者:Cúp C1 来源:Nhận Định Bóng Đá 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-10 17:08:03 评论数:

TheướctiếnmớichođiệnhạtnhânViệkết quả cúp c2 lượt đio Tiến sĩ Vương Hữu Tấn (Cục trưởng Cục An toàn bức xạ và Hạt nhân, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN), Hoa Kỳ là quốc gia có nền hạt nhân tiên tiến với nhiều công nghệ nguồn. Hợp tác với Hoa Kỳ là một cơ hội tốt cho Việt Nam trong việc tiếp cận công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực hạt nhân, đặc biệt trong lĩnh vực điện hạt nhân.

Thời gian qua, nhiều nước như Nhật Bản, Hàn Quốc hay Pháp cũng nhập khẩu công nghệ của Hoa Kỳ sau đó mới phát triển thành công nghệ của mình. Do đó, theo đánh giá của nhiều chuyên gia trong lĩnh vực này việc Việt Nam hợp tác ngay với quốc gia có công nghệ nguồn là lợi thế lớn.

Việt Nam đang triển khai chương trình phát triển điện hạt nhân, trong đó có dự án nhà máy điện hạt nhân số 2 ký với Nhật Bản. Phía Nhật Bản cũng đề xuất một trong những công nghệ sử dụng cho nhà máy số 2 là lò nước áp lực kiểu AP 1000 của Westinghouse (Hoa Kỳ). Để tiếp nhận được công nghệ này thì một trong những điều kiện tiên quyết là Hiệp định được ký giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Từ đó, các doanh nghiệp Hoa Kỳ mới có thể chuyển giao cho Việt Nam loại công nghệ này.

Ông Tấn cho biết thêm, công nghệ AP 1000 thuộc thế hệ thứ 3, là công nghệ an toàn nhất hiện nay, áp dụng nguyên lý an toàn tự động, bảo đảm an toàn trong vận hành. Chính vì vậy, theo chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Khoa học và Công nghệ đã đàm phán với Hoa Kỳ từ 5 năm qua và ký tắt Hiệp định tại Brunei vào tháng 10/2013.

Hoa Kỳ là nước phát triển trong lĩnh vực hạt nhân dân sự, kể cả điện hạt nhân và các ứng dụng bức xạ trong lĩnh vực y tế, nông nghiệp, công nghiệp, môi trường cũng như đào tạo phát triển nguồn nhân lực về năng lượng nguyên tử. Hợp tác với Hoa Kỳ trong lĩnh vực này sẽ giúp Việt Nam tranh thủ được lợi thế trong phát triển ứng dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình theo mục tiêu đặt ra trong Chiến lược ứng dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình mà Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt năm 2006.

Về cơ bản, cũng giống như các Hiệp định hạt nhân dân sự khác, Hiệp định 123 (Hiệp định được đặt tên theo điều khoản số 123 về hợp tác hạt nhân với các nước, nằm trong Luật Năng lượng nguyên tử của Hoa Kỳ năm 1954), bao gồm các nội dung hợp tác trong lĩnh vực hạt nhân dân sự (ứng dụng bức xạ và đồng vị phóng xạ trong các ngành kinh tế- xã hội; phát triển điện hạt nhân; đào tạo cán bộ, pháp quy hạt nhân; quản lý chất thải phóng xạ…). Hiệp định tạo ra khuôn khổ pháp lý cho các cơ quan có liên quan của hai bên tiến hành các dự án hợp tác cụ thể và có các cam kết cụ thể của các bên liên quan đến vấn đề làm giàu uranium và tái chế.

Theo kinh nghiệm triển khai ở một số nước, sau khi Hiệp định có hiệu lực, hai bên sẽ thành lập phân ban hợp tác. Tại các cuộc họp của phân ban, hai bên sẽ đề xuất những nội dung hợp tác cụ thể tùy thuộc vào nhu cầu cụ thể và năng lực tiếp nhận.

Theo đánh giá của doanh nghiệp Hoa Kỳ, Việt Nam là thị trường lớn về điện hạt nhân nếu phát triển đúng theo định hướng của Chính phủ trong tương lai. Đây là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp Hoa Kỳ. Theo quy hoạch của Chính phủ đến năm 2023, Việt Nam có 10.700 MW (tương đương với 10 tổ máy). Đến năm 2050, điện hạt nhân có thể chiếm tỷ trọng từ 20- 50% sản lượng điện. Như vậy, có thể nói thị trường điện hạt nhân Việt Nam rất có triển vọng, ông Tấn đánh giá.

Quỳnh Anh

最近更新