【kq tbn cup】Những doanh nghiệp nào sẽ hưởng lợi từ Luật Điện lực (sửa đổi) được thông thông qua?
Những doanh nghiệp nào sẽ hưởng lợi từ Luật Điện lực (sửa đổi) được thông thông qua?ữngdoanhnghiệpnàosẽhưởnglợitừLuậtĐiệnlựcsửađổiđượcthôngthôkq tbn cup
Theo SSI Research, luật Điện lực (sửa đổi) đưa ra một số quy định để giúp đẩy nhanh việc triển khai các dự án điện khẩn cấp.
Vào ngày 30 /11/2024, Quốc hội đã thông qua Luật Điện lực (sửa đổi) và sẽ có hiệu lực từ ngày 1/2/2025, thay thế Luật Điện lực năm 2004. Đây được coi là một cột mốc quan trọng, có thể giúp đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, thúc đẩy các cơ chế phát triển từng loại hình nguồn điện và hỗ trợ quá trình chuyển đổi năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch sang năng lượng tái tạo.
Những doanh nghiệp nào sẽ được hưởng lợi từ Luật Điện lực mới?
Theo SSI Research, luật này đưa ra một số quy định để giúp đẩy nhanh việc triển khai các dự án điện khẩn cấp. Đơn cử như đơn giản hóa thủ tục liên quan đến việc chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc chuyển mục đích sử dụng rừng, điều này có thể giúp cải thiện an ninh năng lượng quốc gia.
Cụ thể, các dự án điện khẩn cấp bao gồm các dự án, công trình xây mới hoặc sửa chữa, cải tạo để kịp thời khắc phục hậu quả của thiên tai, thảm họa, dịch bệnh và bù đắp cho sự chậm tiến độ/tạm dừng của các dự án điện khác và nhu cầu đột biến ở một số khu vực hoặc trên toàn quốc (có thể gây ra tình trạng thiếu điện).
Cùng với đó, các chuyên gia của SSI Research cũng cho rằng, luật có hiệu lực sẽ giúp phát triển năng lượng tái tạo và các nguồn năng lượng mới (như hydrogen và amoniac) là một trong những chủ đề chính của Luật, giúp Việt Nam đảm bảo mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Điều này có thể mang lại lợi ích cho các công ty hoạt động về năng lượng tái tạo như REE, HDG và PC1.
Trong thời gian tới, SSI kỳ vọng các cơ chế bổ sung (như cơ chế giá mới) sẽ được phê duyệt để hỗ trợ phát triển các nguồn năng lượng này. Bên cạnh đó, Luật cũng khuyến khích đầu tư vào hệ thống lưu trữ điện và khuyến khích các nhà máy sử dụng nhiên liệu hóa thạch áp dụng các biện pháp giảm thiểu phát thải vào môi trường (bao gồm cả việc chuyển đổi dần sang các nguồn nhiên liệu phát thải thấp hơn).
Luật Điện lực cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của cam kết sản lượng điện hợp đồng tối thiểu dài hạn, đặc biệt là đối với các nhà máy điện khí/LNG (có thể giúp POW hưởng lợi), các dự án điện gió ngoài khơi và các nguồn năng lượng mới, kỳ vọng sẽ giúp đảm bảo lợi ích giữa các nhà đầu tư và Nhà nước. Đối với điện gió ngoài khơi, Luật cũng giao cho Chính phủ quy định cụ thể các ưu đãi cho các dự án đầu tư vào loại hình điện này.
Cũng theo SSI, Quốc hội đã đồng ý việc khởi động lại dự án điện hạt nhân Ninh Thuận (4.000 MW), đã bị tạm dừng từ năm 2016. Trước những thách thức trong việc triển khai các dự án điện khí LNG, và các nhà máy nhiệt điện than và thủy điện bị hạn chế về trữ lượng lẫn việc có những tác động môi trường, SSI Research cho rằng việc tái khởi động dự án này sẽ giúp đa dạng hóa nguồn cung cấp điện và đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.
Luật tái nhấn mạnh 3 cấp độ của thị trường điện lực Việt Nam, thị trường phát điện cạnh tranh (VCGM), Thị trường bán buôn điện cạnh tranh(VWEM) và Thị trường bán lẻ điện cạnh tranh (VCRM).
Hiện tại, thị trường điện Việt Nam đang ở cấp độ thứ hai (VWEM). Luật cũng giới thiệu cácđịnh nghĩa về hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai và hợp đồng quyền chọn. Các thuật ngữ này có thể đóng vai trò quan trọngvề hành lang pháp lý để hoàn thiện cấp độ VCRM trong tương lai.