当前位置: 当前位置:首页 > La liga > 【tỷ lệ nhà】Tín dụng có biểu hiện tăng tốc và bức tranh tiền tệ cuối năm 正文

【tỷ lệ nhà】Tín dụng có biểu hiện tăng tốc và bức tranh tiền tệ cuối năm

2025-01-10 20:01:03 来源:Empire777 作者:Nhận Định Bóng Đá 点击:864次
Tín dụng có biểu hiện tăng tốc và bức tranh tiền tệ cuối năm

Dự báo, cuối năm mặt bằng lãi suất tiếp tục giảm, tín dụng khởi sắc hơn. Ảnh: TL

Dấu hiệu thay đổi

Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN), giai đoạn từ đầu năm đến 21/9, tăng trưởng tín dụng đạt 5,33%. Tuy nhiên số liệu đến hết tháng 9 cho thấy, tốc độ tăng trưởng tín dụng đã đạt 6,9% và trong 10 ngày đầu tháng 10 tăng trưởng tín dụng thêm được 1%. Theo đó, tốc độ tăng trưởng tín dụng đã phát đi những tín hiệu tăng tốc khá rõ nét từ giai đoạn khoảng cuối tháng 9.

Trước đó từ đầu năm 2023 đến khoảng giữa tháng 9, tốc độ tăng trưởng tín dụng khá chậm, thấp hơn nhiều so với cùng kỳ năm 2022 cũng như mục tiêu tăng trưởng tín dụng cả năm. NHNN cho biết, những lý do chính khiến tín dụng bị hạn chế là tình hình tăng trưởng kinh tế ở mức thấp, xuất khẩu bị thu hẹp, các ngành sản xuất nói chung vẫn gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng từ cầu thế giới, kể cả cầu đầu tư và cầu tiêu dùng giảm. Trong khi đó, thị trường bất động sản, thị trường chứng khoán, trái phiếu... cũng gặp nhiều khó khăn.

Tất cả những diễn biến này đã ảnh hưởng không thuận lợi đến sự phục hồi và phát triển sản xuất - kinh doanh của các doanh nghiệp, khiến cho các doanh nghiệp tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức sau đại dịch Covid-19, làm giảm khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế. Trong bối cảnh đó, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các cấp, các ngành đã quyết liệt ban hành nhiều chủ trương, cơ chế chính sách đồng bộ để gỡ khó và đồng hành cùng doanh nghiệp.

Ông Đào Minh Tú - Phó Thống đốc NHNN cho biết, NHNN và ngành Ngân hàng cũng đã quyết tâm, nỗ lực triển khai đồng bộ nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn, tăng khả năng hấp thụ vốn tín dụng của nền kinh tế. Đến nay, lãi suất cho vay VND đã giảm bình quân khoảng 1,5 - 2,0%/năm so với cuối năm 2022 và dự kiến sẽ tiếp tục giảm trong thời gian tới do tác động của độ trễ chính sách sau những lần điều chỉnh giảm lãi suất điều hành của NHNN.

Bối cảnh cuối năm

Sự phục hồi của tín dụng đặt trong bối cảnh nhiều hoạt động kinh tế đang có tín hiệu chuyển động để đón đầu các cơ hội kinh doanh trước mùa giáp Tết, cũng như các cơ hội mới khi tình hình kinh tế cũng có thể có một số thay đổi theo hướng tích cực hơn.

42 triệu hồ sơ khách hàng đã được xác thực

Theo Ngân hàng Nhà nước (NHNN), hiện tại, NHNN và Bộ Công an đã làm sạch được hơn 42 triệu hồ sơ khách hàng và hầu hết các ngân hàng đã phối hợp với các đơn vị của Bộ Công an để xác thực khách hàng. Việc gia tăng khai thác dữ liệu và chuyển đổi số trong hoạt động ngân hàng sẽ là yếu tố giúp cho ngân hàng nắm bắt thông tin khách hàng đầy đủ và tăng khả năng quản trị rủi ro.

Theo dự báo của NHNN, hiện nay với sự điều hành, chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, các bộ, ngành trong xúc tiến thương mại, tăng khả năng xuất khẩu cũng như tháo gỡ những vấn đề pháp lý của các dự án, đồng thời với đó là tăng cường khả năng khai thác thị trường trong nước…

Các yếu tố này có thể là động lức giúp tín dụng cũng sẽ có khả năng tăng lên do tăng trưởng tín dụng thường lệ thuộc khá lớn vào hoạt động kinh tế, kinh tế phục hồi sẽ là yếu tố làm tăng nhu cầu vốn qua đó làm tín dụng tăng lên.

Nhìn vào bức tranh nền kinh tế thời gian qua, một số yếu tố phục hồi cũng đã xuất hiện thông qua báo cáo kinh tế xã hội quý III/2023. Dự báo về bối cảnh kinh tế quý IV và cả năm 2023, một số chuyên gia cho biết, kinh tế vẫn tiếp tục trạng thái phục hồi, nhưng ở mức độ chậm chứ chưa có cơ sở để có thể bứt tốc nhanh.

Dự báo mới nhất của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) nhận định tăng trưởng GDP của Việt Nam dự kiến chậm lại ở mức 5,8% trong năm 2023 nhưng vẫn cao nhất trong khu vực Đông Nam Á.

Ông Trần Ngọc Báu – Giám đốc điều hành của WiGroup (công ty về dữ liệu tài chính) cho biết, kinh tế đang có tín hiệu phục hồi nhưng cũng chưa thực sự rõ nét. Điểm sáng có thể cảm nhận rõ nét nhất là lĩnh vực xuất khẩu có thể sẽ tăng trưởng trở lại, nhưng đây cũng là yếu tố tăng trưởng dựa trên nền so sánh thấp của năm ngoái. Mặc dù vậy theo ông Báu, xuất khẩu phục hồi so với năm ngoái cũng sẽ là yếu tố tạo ra lực kéo để cho khu vực sản xuất công nghiệp phục hồi theo.

Sự phục hồi của một số hoạt động kinh tế như phân tích ở trên có thể kéo theo nhu cầu tín dụng tăng hơn vào quý IV/2024. Ngoài ra, các quy định mới “mở van” cho các ứng dụng công nghệ trong hoạt động cho vay cũng có thể tạo thêm cơ hội để gia tăng khả năng tiếp cận khách hàng. Trong đó, Thông tư 06/2023/TT-NHNN (về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng) đã có mục riêng quy định cụ thể về hoạt động cho vay bằng phương tiện điện tử có hiệu lực từ tháng 9/2023 có thể sẽ là yếu tố nền tảng để các ngân hàng phát triển tương tác khách hàng tốt hơn.

Theo một số chuyên gia, các ngân hàng khi phát triển được hệ thống thông tin dữ liệu tốt và sử dụng ứng dụng công nghệ để tăng khả năng kiểm soát được rủi ro thì ngân hàng sẽ có thể chấp nhận các khoản cho vay có độ rủi ro cao hơn. Yếu tố này cũng có thể giúp “khai thông” phần nào hiện tượng ách tắc hiện nay, khi nhiều khách hàng có nhu cầu vay nhưng ngân hàng không dám cho vay vì chưa đảm bảo các yếu tố cơ bản trong kiểm soát rủi ro.

ÔNG TRẦN NGỌC BÁU - GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH WINROUP:

Tăng trưởng tín dụng quý IV là động lực cho năm 2024

Tín dụng có biểu hiện tăng tốc và bức tranh tiền tệ cuối năm

Theo tính toán của chúng tôi, chi phí huy động vốn đã đạt đỉnh vào quý III/2023 và nhiều tổ chức cũng cho rằng điều đó là phù hợp, đồng nghĩa với việc lãi suất cho vay bắt đầu giảm mạnh hơn vào cuối quý III đầu quý IV này.

Như vậy, lãi suất huy động gần như đã chạm đáy, còn lãi suất cho vay vẫn có động lực giảm từ giờ đến cuối năm, từ đó sự lệch pha giữa ngân hàng và doanh nghiệp bớt đi sẽ là tiền đề để tăng trưởng tín dụng vào cuối năm tốt trở lại.

Chúng ta kỳ vọng trong 3 tháng cuối năm có thể đẩy tốc độ tăng trưởng tín dụng lên khoảng mức 11% nếu mọi yếu tố thuận lợi. Mức này vẫn có thể có tác động lên tăng trưởng kinh tế của cả năm 2024 bởi vì tín dụng thẩm thấu trong nền kinh tế luôn luôn có độ trễ.

Tuy nhiên chúng ta cũng cần quan tâm về tăng trưởng huy động vốn cũng chậm. Ngân hàng thương mại vẫn đang cho vay ròng trên thị trường 1 (thị trường giữa ngân hàng và khách hàng) đồng nghĩa với việc bản thân hệ thống ngân hàng dư thừa thanh khoản ở kỳ hạn siêu ngắn, nhưng ở kỳ hạn trung và dài hạn vẫn thiếu hụt vốn.

BÀ DƯƠNG NGUYỄN - CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ EY CONSULTING VIỆT NAM:

Ngân hàng đang có sự chuẩn bị tốt cho việc khai thác dữ liệu

Tín dụng có biểu hiện tăng tốc và bức tranh tiền tệ cuối năm

Thực tế theo quan sát của chúng tôi, các ngân hàng đã và đang dành không ít nguồn lực cho chuyển đổi số, gia tăng trải nghiệm khách hàng và các mục tiêu kinh doanh. Tuy nhiên, sự phát triển mạnh mẽ và bùng nổ của AI tạo sinh (Generative AI) sẽ mở ra một kỷ nguyên hoàn toàn mới cho “cuộc chơi dữ liệu”.

Đây là thời điểm các ngân hàng cần chuẩn bị thật tốt. Bởi lẽ những “bộ não AI" sẽ thay đổi cách thức mà chúng ta giao tiếp, phục vụ khách hàng và vận hành ngân hàng.

Việc đặt dữ liệu làm trọng tâm sẽ hỗ trợ và thúc đẩy các ngân hàng đưa ra những quyết định quan trọng nhất, định hướng quy trình vận hành của ngân hàng, và thúc đẩy quá trình tương tác giữa các ngân hàng và với khách hàng.

Thị trường Việt Nam đang ở thời điểm then chốt khi nhiều ngân hàng đang đẩy mạnh số hóa dữ liệu và các quy trình vận hành để phục vụ cho quá trình chuyển đổi số, cũng như cho một tương lai phát triển dựa trên dữ liệu.

Hoàng Long(ghi)

作者:Nhà cái uy tín
------分隔线----------------------------
头条新闻
图片新闻
新闻排行榜