【nữ chelsea】Cộng đồng quốc tế cần chung tay chống nạn buôn người

Báo cáo toàn cầu về nạn buôn người năm 2024 của UNODC thu thập dữ liệu từ 156 quốc gia ở hầu hết các khu vực và tiểu vùng. Theộngđồngquốctếcầnchungtaychốngnạnbuocircnngườnữ chelseao báo cáo, tổng số nạn nhân của nạn buôn người trên thế giới năm 2022 là hơn 69.600 người, tăng 43% so với mức của năm 2020, thời điểm số trường hợp được ghi nhận giảm mạnh trong bối cảnh đại dịch Covid-19.

Theo báo cáo, tổng số nạn nhân của nạn buôn người trên thế giới năm 2022 là hơn 69.600 người, tăng 43% so với mức của năm 2020, thời điểm số trường hợp được ghi nhận giảm mạnh trong bối cảnh đại dịch Covid-19.

Con số này thậm chí còn vượt mức trước khi dịch bệnh bùng phát tới 25%. Dữ liệu sơ bộ của năm 2023 cho thấy, xu hướng này còn tiếp diễn. Điều này chứng tỏ, nạn buôn người đang len lỏi đến mọi ngóc ngách của thế giới.

Báo cáo của UNODC lần này dành trọn một chương về châu Phi. Là nơi chịu nhiều tác động của các cuộc khủng hoảng nghiêm trọng, châu Phi thường bị bỏ qua trong các nghiên cứu về nạn buôn người do công tác thu thập dữ liệu gặp đầy trắc trở. Với sự hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế và khu vực, cũng như các cơ quan chức năng của nhiều quốc gia châu Phi, UNODC cung cấp những thông tin chi tiết về vấn nạn nhức nhối này. Theo đó, khu vực phía nam Sahara ở châu Phi chiếm phần lớn nhất trong tổng số nạn nhân của tội phạm buôn người trên thế giới, tới 26%.

UNODC chỉ ra rằng, phụ nữ vẫn là đối tượng bị những kẻ buôn người nhắm đến nhiều nhất, sau đó là nam giới, trẻ em gái và trẻ em trai. Tuy nhiên, số lượng nạn nhân là trẻ em đang tăng ở mức đáng báo động.

Giám đốc điều hành UNODC Ghada Waly quan ngại rằng, các nạn nhân thường bị cưỡng bức lao động, bao gồm cả đi ăn xin hoặc phải tiếp tay cho các vụ lừa đảo, gian lận trực tuyến. Theo bà Waly, phụ nữ và trẻ em gái còn phải đối mặt nguy cơ bị lạm dụng tình dục và bạo lực giới.

Không chỉ vẽ lại bức tranh u ám nêu trên, các chuyên gia của Liên hợp quốc cũng đưa ra những khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả ngăn chặn nạn buôn người. Theo đó, hệ thống pháp luật cần được hoàn thiện nhằm đối phó những phương thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi, táo tợn của các băng nhóm buôn người. Các biện pháp bảo vệ và hỗ trợ trẻ em nên được tích hợp vào các cơ chế chống buôn người, cùng với đó là các nỗ lực chấm dứt lao động trẻ em. Công tác phòng ngừa là một phần không thể thiếu, trong đó cần cải thiện chất lượng của các báo cáo và nâng cao nhận thức của người dân về nạn buôn người. Các chuyên gia cũng cho rằng cần ưu tiên bảo vệ sự an toàn và phẩm giá của nạn nhân thay vì đổ lỗi và chỉ trích họ đã nhẹ dạ cả tin.

Thực tế cho thấy, nỗ lực đấu tranh phòng, chống nạn buôn người không chỉ ngày càng nhận được sự quan tâm của cộng đồng quốc tế mà còn đang được đẩy mạnh.

Tại một hội nghị của Tổ chức Cảnh sát hình sự quốc tế (INTERPOL) ở thành phố Glasgow, Thủ tướng Anh Keir Starmer mô tả các mạng lưới buôn người đang trở thành mối đe dọa an ninh toàn cầu, đồng thời khẳng định, London sẽ áp dụng cách tiếp cận chống khủng bố để đối phó thách thức này. Việc Anh thời gian qua tăng cường hợp tác với các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) nhằm đẩy lùi các băng nhóm buôn người di cư cho thấy đây không chỉ là lời nói suông. Trong năm nay, chiến dịch truy quét tội phạm buôn người quy mô lớn do INTERPOL thực hiện đã bắt giữ hàng nghìn đối tượng tình nghi. Hàng nghìn nạn nhân và những người có nguy cơ bị những kẻ buôn người nhắm tới được giải cứu.

Tình hình thế giới đang đầy biến động càng dấy lên những lo ngại về sự gia tăng của các tổ chức tội phạm, cũng như số phận của những người bị trở thành món hàng trong các đường dây xuyên biên giới.

Báo cáo của UNODC hay nhiều lời kêu gọi được đưa ra thời gian qua nhấn mạnh trách nhiệm chung của các quốc gia trong việc tăng cường hành động nhằm buộc những kẻ cầm đầu các mạng lưới buôn người đứng trước vành móng ngựa, đồng thời thúc đẩy giải quyết những nguyên nhân gốc rễ của vấn nạn này.

Nhận Định Bóng Đá
上一篇:Kỷ luật 163 đảng viên, 2 tổ chức đảng
下一篇:Các chỉ số chứng khoán Mỹ chốt phiên cuối tuần tăng điểm mạnh