【bang sep hang tay ban nha】Tranh cãi truy thu 345 tỷ đồng thuế xăng dầu
Lý do bởi sự khác nhau về thời điểm tính thuế của xăng dầu tạm nhập - tái xuất (TN-TX),ãitruythutỷđồngthuếxăngdầbang sep hang tay ban nha xuất phát từ sự vênh nhau của văn bản. Nhiều DN đầu mối khi đó đã tỏ ra hết sức bức xúc, vẫn nộp đủ số tiền còn thiếu theo văn bản yêu cầu, tuy nhiên bày tỏ thái độ sẽ phải làm “ra ngô ra khoai”.
Các doanh nghiệp đầu mối đã nộp bổ sung 319 tỷ đồng tiền thuế
Theo cập nhật mới nhất từ Tổng cục Hải quan, đã có 6/7 DN đầu mối nộp đủ số thuế theo yêu cầu, bao gồm Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam 170 tỷ đồng, Công ty Hóa dầu Quân đội 10 tỷ đồng, Công ty Thương mại Dầu khí Đồng Tháp 56 tỷ đồng, Tổng Công ty Xăng dầu Quân đội 19 tỷ đồng, Công ty Vận tải Đường bộ Hải Hà 640 triệu đồng, Tổng Công ty Dầu Việt Nam 62 tỷ đồng. Còn một đơn vị là Công ty CP Lọc hóa dầu Nam Việt vẫn chưa nộp 26 tỷ đồng. Như vậy, tổng số tiền đã thu về ngân sách là 319 tỷ đồng.
Tại sao lại có số thuế phải truy thu lớn như vậy? Nguyên nhân là do sự khác biệt của thời điểm tính thuế đối với xăng dầu TN–TX chuyển sang tiêu thụ nội địa. Từ năm 2009 cho đến năm 2012, thực hiện Thông tư 194 (2010) hướng dẫn Nghị định 154, DN kinh doanh xăng dầu nếu không tái xuất hết, có nhu cầu chuyển tiêu thụ nội địa sẽ không phải mở tờ khai mới mà chỉ cần nộp thuế nhập khẩu tại thời điểm mở tờ khai.
Tuy nhiên, ngày 7/12/2012, Bộ Tài chính có Công văn số 17060 yêu cầu Hải quan các địa phương khi làm thủ tục chuyển tiêu thụ nội địa cho DN xăng dầu “phải thay tờ khai hải quan theo quy định tại Điều 9 Nghị định số 154 và thời điểm tính thuế là thời điểm đăng ký tờ khai hải quan thay thế”. Do thuế XNK xăng dầu của nước ta thường xuyên có điều chỉnh, nên mức thuế của thời điểm mở tờ khai cũ để TN-TX và thời điểm mở tờ khai mới để chuyển tiêu thụ nội địa có chênh lệch, dẫn đến việc các DN phải nộp bổ sung cho cả năm 2012 với con số đã nêu ở trên.
Điều gây tranh cãi là ở chỗ, các DN đầu mối cho rằng, từ trước đến nay họ vẫn tuân thủ pháp luật, thực hiện nộp thuế theo hướng dẫn của Thông tư 194 của Bộ Tài chính, tại Điều 37, Khoản 3, mục D nói rõ hàng tái xuất không hết chuyển tiêu thụ nội địa thì không cần mở tờ khai mới. Việc này được thực hiện nhiều năm nay, tuy nhiên Tổng cục Hải quan lại chỉ truy thu thuế năm 2012, còn các năm từ 2011 trở về trước coi như làm đúng.
Mặt khác, các DN cho rằng Văn bản số 17060 ngày 7/12/2012 không đề cập đến truy thu, hồi tố; như vậy nếu có áp dụng cách tính mới, thì áp dụng từ ngày văn bản có hiệu lực trở đi. Tuy nhiên, Bộ Tài chính đã truy thu, hồi tố toàn bộ năm 2012. Chưa kể đến việc, nếu tính lại thời điểm mở tờ khai, thì theo Petrolimex, ngoài việc họ phải nộp bù 170 tỷ đồng, thì ngược lại ngân sách cũng phải trả họ 20 tỷ đồng đã nộp thừa, bởi thời điểm họ mở tờ khai TN–TX thuế cao hơn thời điểm chuyển tiêu thụ nội địa. Cũng theo Petrolimex, nếu tính cả năm 2009, 2010, Bộ Tài chính cũng phải trả họ 60 tỷ đồng.
Rắc rối vì văn bản “vênh nhau”
Sự tranh cãi nảy sinh ở đây là do có sự hiểu khác nhau đối với văn bản, khi Nghị định 154 quy định “trường hợp thay đổi loại hình xuất khẩu, nhập khẩu thì được thay tờ khai hải quan khác”, nhưng Thông tư 194 lại hướng dẫn “Trường hợp hàng hóa tạm nhập, nhưng không tái xuất hết, doanh nghiệp đề nghị được chuyển tiêu thụ nội địa, thì phải có văn bản gửi cơ quan hải quan. Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục tạm nhập hàng giải quyết thủ tục nhập khẩu và thanh khoản tờ khai tạm nhập, không đăng ký tờ khai mới, DN chỉ khai và nộp thuế nhập khẩu, tiêu thụ đặc biệt, giá trị gia tăng (nếu có) theo quy định”.
Trao đổi với PV, đại diện một đầu mối cho biết: “Chúng tôi là DN Nhà nước, việc nộp bù vài chục tỷ tiền thuế không phải là vấn đề. Đáng lẽ là tiền lãi cuối năm nộp ngân sách, thì thay vào đó nộp thuế. Tuy nhiên, cách làm khiến chúng tôi không phục. Nếu nói là hiểu sai văn bản, vậy phải sai từ đầu chứ không lẽ từ 2011 trở về trước đúng, mà 2012 lại sai?”. Nhiều DN đã tỏ thái độ gay gắt và đã có văn bản kiến nghị gửi đến các cơ quan liên quan, thậm chí gửi lên cả Thủ tướng.
Được biết, vào đầu tháng 7, đại diện Bộ Tài chính, Bộ Công thương, Bộ Tư pháp đã làm việc với nhau về việc xử lý thuế đối với xăng dầu TNTX chuyển tiêu thụ nội địa. Nội dung cuộc họp này chưa được công khai. Tuy vậy, theo thông tin chúng tôi có được, kết quả nghiêng về việc các DN sẽ phải thực hiện nghĩa vụ thuế theo tinh thần Nghị định 154, tức là sẽ nộp thuế tại thời điểm chuyển tiêu thụ nội địa. Được biết, tất cả các ý kiến đóng góp của các bộ xung quanh vụ việc này, cả những điểm chưa thống nhất trong văn bản chỉ đạo đã được gửi lên để Thủ tướng xem xét và ra quyết định trong thời gian tới.
Theo CAND
(责任编辑:World Cup)
- Tách nhập thế nào cũng nên giữ quận Hoàn Kiếm
- Phát triển điện gió tại Việt Nam cần tính đến nhiều yếu tố tổng thể
- Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
- Bổ nhiệm nhân sự quân đội ở Nghệ An
- Giá cao su, đường biến động ra sao giai đoạn đầu năm 2025?
- Thông tin mới nhất về việc thử nghiệm vắc xin Covid
- Thông tin về Đại hội Đảng XIII tới Đoàn Ngoại giao và các tổ chức quốc tế tại Việt Nam
- Chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Cuba nhằm tiếp tục vun đắp tình anh em
- Không chỉ nói chuyện nhát gừng, con cái chặn luôn Facebook ba mẹ cho… trời yên biển lặng
- Phát triển bền vững ngành công nghiệp chế biến gỗ phục vụ xuất khẩu
- Chuyến đi “kết nối kinh tế, mở cửa thị trường” của Thủ tướng
- Những người tiếp xúc gần với hai bệnh nhân nhập cảnh trái phép cần khai báo y tế
- Soi kèo góc Perth Glory vs Western United, 17h45 ngày 3/1
- Kỳ 1: Đặc thù của hoạt động đầu tư các dự án dầu khí
- Trà Vinh: GRDP bình quân năm 2024 ước đạt hơn 94 triệu đồng/người
- LHQ thúc đẩy gia hạn thỏa thuận ngừng bắn tại Yemen
- Các nước đánh giá cao công tác chuẩn bị cho Hội nghị WEF ASEAN
- Iran muốn nhanh chóng kết thúc đàm phán hạt nhân
- Ngày 25/3 sẽ khôi phục dung lượng Internet qua cáp Liên Á
- Thủ tướng Phạm Minh Chính: Nội lực là cơ bản cho phục hồi và phát triển