【nhận định tottenham hôm nay】Phó Thủ tướng: Việt Nam hoàn toàn có cơ hội tham gia sâu vào lĩnh vực bán dẫn
作者:Nhận Định Bóng Đá 来源:Ngoại Hạng Anh 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-25 20:55:37 评论数:
Tập trung yếu tố "sẵn sàng" chờ đón nhà đầu tư nước ngoài lĩnh vực công nghệ cao Việt Nam đã sẵn sàng đón làn sóng đầu tư mới trong công nghiệp bán dẫn Phát triển nguồn nhân lực,óThủtướngViệtNamhoàntoàncócơhộithamgiasâuvàolĩnhvựcbándẫnhận định tottenham hôm nay sẵn sàng đón sóng đầu tư ngành vi mạch bán dẫn |
Toàn cảnh phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV. |
Nâng cao giá trị xuất khẩu công nghiệp hỗ trợ
Tại phiên chất vấn, các đại biểu Quốc hội đã bày tỏ sự quan tâm đến ngành công nghiệp bán dẫn. Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (đoàn Hải Dương) đã đặt câu hỏi về cơ hội tham gia vào ngành công nghiệp hấp dẫn của Việt Nam trong bối cảnh nhiều quốc gia trên thế giới đã và đang tập trung vào ngành công nghiệp này và có sự phát triển vượt bậc.
Cũng về vấn đề này, đại biểu Đoàn Thị Thanh Mai (đoàn Hưng Yên) nêu vấn đề, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) vẫn chiếm trên 70% giá trị xuất khẩu trong lĩnh vực công nghiệp. Do vậy, đại biểu đề nghị Phó Thủ tướng Chính phủ cho biết về những giải pháp để nâng cao tỷ trọng giá trị sản xuất, xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ.
Trả lời chất vấn, Phó Thủ tướng Chính phủ cho biết, Việt Nam là quốc gia có nhiều lợi thế, kinh tế số phát triển nhanh, đã quan tâm đến công tác đào tạo về công nghệ thông tin… nên Việt Nam hoàn toàn có cơ hội để tham gia sâu vào lĩnh vực công nghiệp bán dẫn.
Về giải pháp lâu dài, Phó Thủ tướng nhấn mạnh đến nhu cầu về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, theo đó, Chính phủ đã phê duyệt đề án đào tạo nhân lực trong ngành công nghệ thông tin với mục tiêu đào tạo 50.000 kỹ sư công nghệ. Chính phủ đã có chủ trương chọn các trường đại học, xây dựng trung tâm chip bán dẫn, đầu tư phòng thí nghiệm hiện đại… để tận dụng các cơ hội tham gia sâu vào chuỗi sản xuất lĩnh vực công nghệ cao này. Chính phủ cũng đưa ra các chính sách, cơ chế thu hút doanh nghiệp đầu tư vào công nghệ chip, bán dẫn…
Bên cạnh đó, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng, cần chính sách để Việt Nam có thể xây dựng, nghiên cứu sâu hơn về công nghệ lõi - lĩnh vực các nước phát triển đều nắm bản quyền, không chuyển giao.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà trả lời chất vấn. Ảnh: Quochoi.vn |
Về vấn đề nâng cao giá trị xuất khẩu cho doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ, Phó Thủ tướng cho biết, một số lĩnh vực Việt Nam có thể tận dụng cơ hội để phát triển như ngành công nghiệp về năng lượng tái tạo, đường sắt cao tốc, đường sắt đô thị, các ngành công nghiệp trong chuyển đổi số như chip bán dẫn... Tuy nhiên, cần phải có giải pháp giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận được tài chính, đặc biệt là đào tạo, chuẩn bị các nguồn nhân lực và nắm bắt được các nhu cầu của thị trường. Nhà nước cần phải phát triển một cách toàn diện hơn liên quan đến luyện kim, cơ khí chế tạo, đây là những ngành sẽ làm nền tảng cho sự phát triển các lĩnh vực.
Cung ứng đủ điện cho sản xuất công nghiệp
Phát biểu tranh luận về vấn đề này, đại biểu Tạ Văn Hạ (đoàn Quảng Nam) cho rằng, sau đại dịch Covid-19, đặc biệt là chiến tranh thương mại giữa các nước lớn diễn ra khiến chuỗi cung ứng chip toàn cầu bị đứt gãy, gián đoạn thì đây lại là cơ hội tốt cho Việt Nam để trở thành “miền đất hứa” cho ngành ngành công nghiệp bán dẫn.
Nhưng theo đại biểu, các nước như Trung Quốc bỏ ra 45,5 tỷ USD, Hàn Quốc bỏ ra hơn 7 tỷ USD để hỗ trợ cho ngành công nghiệp bán dẫn. Nên đại biểu cho rằng, Chính phủ cần có thêm chính sách để đón đầu thu hút được các nhà đầu tư cũng như khơi dậy nguồn lực, tiềm năng nội tại của đất nước trong lĩnh vực này.
Trả lời phần tranh luận của đại biểu Tạ Văn Hạ, Phó Thủ tướng cho biết, thực tế, Việt Nam đã có sự chuẩn bị, nhưng việc tham gia đầy đủ các chuỗi giá trị, nắm bắt các khâu trong ngành công nghiệp bán dẫn “là cả một vấn đề”. Việt Nam hiện có lợi thế là được các nước đang làm chủ công nghệ sản xuất có thể ưu tiên chuyển giao một phần công nghệ. Song thực tế, để nắm bắt công nghệ, làm chủ sản xuất thì cần phải nghiên cứu cơ bản, kết hợp nhiều khâu khác nhau và triển khai một cách lâu dài.
Phó Thủ tướng cũng cho biết, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo đầu tư một số trung tâm khoa học công nghệ, trung tâm đổi mới sáng tạo...
“Những đầu tư này rất lớn, chẳng hạn khu vực sản xuất thử được cũng phải đầu tư 7 tỷ USD. Công việc này cần phải có Nhà nước tham gia về nguồn lực nhưng quan trọng nhất cần sự tham gia của khối doanh nghiệp, vì họ sẽ đặt ra nhu cầu của thị trường trên cơ sở cung và cầu để đầu tư”, Phó Thủ tướng nói.
Ngoài vấn đề trên, chất vấn Phó Thủ tướng, đại biểu Trần Nhật Minh (Đoàn Nghệ An) cho rằng, nhiều nhà đầu tư nước ngoài tìm hiểu cơ hội đầu tư, trong đó có dự án công nghệ cao, chip bán dẫn, nhưng họ lo ngại việc cung ứng điện, nhất là thiếu cơ chế mua bán điện trực tiếp. Đại biểu đề nghị Chính phủ phải có giải pháp về cung ứng điện phục vụ sản xuất lĩnh vực này.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho biết, để cung ứng đủ điện cho sản xuất, kinh doanh, Việt Nam đã đưa ra giải pháp về đẩy nhanh các công trình, dự án nguồn điện để tăng nguồn cung; tháo gỡ vướng mắc cho các dự án điện. Trong đó, dự án đường dây truyền tải điện 500 kV mạch 3 đoạn Quảng Trạch - Phố Nối đang được đẩy nhanh xây dựng và dự kiến sẽ vận hành vào cuối tháng 6/2024. Ngoài ra, Chính phủ cũng đang xây dựng, đẩy nhanh ban hành Nghị định cơ chế mua bán điện trực tiếp (DPPA) với nguồn cung ứng là các nhà máy năng lượng tái tạo (điện gió, điện mặt trời) và Nghị định về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản tự tiêu.