Mạng 5G là một sự kết hợp phức tạp. Cấu trúc của mạng thông tin di động truyền thống chủ yếu được chia thành mạng truy cập,ỦybanchâuÂutriểnkhaihànhlangpháplývềanninhmạplatense vs mạng truyền dẫn và mạng lõi, sau mạng lõi là mạng đường trục. Do sự ra đời của các công nghệ mới như ảo hóa chức năng mạng (Network Functions Virtualization - NFV), mạng điều khiển bằng phần mềm (Software Defined Networking - SDN), điện toán biên đa truy cập (Multi-access Edge Computing - MEC),… mạng 5G có nhiều dạng mạng phức tạp hơn 4G. Việc ra đời của các công nghệ mới giúp cho trên thị trường ngoài các nhà sản xuất thiết bị liên lạc truyền thống, các công ty viễn thông, thì có thêm các bên tham gia mạng 5G khác như nhà cung cấp đám mây, dữ liệu lớn, trung tâm dữ liệu Internet... Từ đó hình thành nhiều liên kết hơn trong hệ sinh thái mạng 5G. Bên cạnh đó, những chủ thể ứng dụng khác nhau cũng tham gia sâu vào việc phát triển các ứng dụng 5G. Mạng 5G là nền tảng kết nối con người, máy móc và vạn vật, là động lực quan trọng để hiện thực hóa cơ sở hạ tầng thông tin mới và chuyển đổi số quốc gia. Do đó, bảo mật 5G là nền tảng quan trọng, đảm bảo sự phát triển an toàn, ổn định của kinh tế, xã hội trong tương lai.
Mới đây, Ủy ban châu Âu (EC) đã đề ra các biện pháp, chiến lược và ban hành nhiều hạn chế đối với những nhà cung cấp mạng 5G có rủi ro cao. Do đó, Ủy ban châu Âu cũng muốn nắm bắt tiến độ của 24 quốc gia thành viên trong việc đánh giá và thực hiện hành lang pháp lý đối với các nhà cung cấp mạng 5G tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Đến nay, đã có 10 quốc gia thành viên áp đặt hạn chế đối với những nhà cung cấp mạng có rủi ro cao và 3 quốc gia thành viên hiện đang nỗ lực thực thi luật pháp quốc gia. Ủy ban châu Âu nhận thấy các cơ sở hạ tầng hiện nay đều có mối quan hệ mật thiết với nền kinh tế kĩ thuật số và phụ thuộc vào mạng 5G, nên các quốc gia thành viên cần đạt được thỏa thuận chung và triển khai hành lang pháp lý càng sớm càng tốt.