【giai ba lan】Còn bao nhiêu thời gian để yêu?
Là một người trẻ thích đọc sách, tôi không đọc tiểu thuyết hay truyện ngôn tình mà chỉ thích những cuốn sách viết về trải nghiệm của con người với cuộc đời, với mọi thứ xung quanh mình. Và tác giả mà tôi thường đọc là Hamlet Trương.
Là một người trẻ thích đọc sách, tôi không đọc tiểu thuyết hay truyện ngôn tình mà chỉ thích những cuốn sách viết về trải nghiệm của con người với cuộc đời, với mọi thứ xung quanh mình. Và tác giả mà tôi thường đọc là Hamlet Trương.
Hamlet Trương là một nhạc sĩ, một ca sĩ, một người viết sách, hơn hết anh cũng là một người trẻ như tôi đang sống trong thời đại của sự hối hả, của những guồng quay cuộc đời mà nó nhanh đến nỗi ta không kịp dừng lại để nhìn thấy chính ta.
Trong những quyển sách của anh mà tôi thích có quyển “Thời gian để yêu”. Thoạt nghe sẽ có thể nghĩ rằng đây là quyển sách viết về tình yêu đôi lứa, thế nhưng hoàn toàn không phải thế. "Thời gian để yêu" là tập hợp những mẩu chuyện, những dòng tâm sự rất ngắn gần giống như một kiểu nhật ký của người trẻ. Nội dung xoay quanh đề tài về quan niệm sống của con người hiện đại như tiền, tình bạn, gia đình và cả tình yêu. Mỗi câu chuyện ẩn chứa nhiều thông điệp ý nghĩa, nó bình dị và mộc mạc như chính con người của tác giả. Tôi tìm thấy tôi trong từng tác phẩm của anh.
Một mẩu chuyện trong quyển “Thời gian để yêu” có tên là “Cua”, với nội dung như sau: “Tôi đi công tác ở nơi có biển, mang về nhà biết bao là tôm, cua tươi sống. Vợ tôi làm một mâm cơm chiều toàn là những món bổ dưỡng chế biến từ cua. Mọi người ăn rất ngon lành, trừ bố.
Bố tôi chỉ làm vài muỗng cơm rồi lặng lẽ ra một góc ngồi uống rượu. Tôi nghĩ ông đang có chuyện buồn gì đó nên mới thế.
Tối, tôi xuống nhà uống nước, thấy ông đang nấu mì gói ăn. Tôi hỏi: “Sao chiều bố không ăn cua với tụi con? Bố giận gì à?”.
Bố tôi cười buồn: “Miệng bố chỉ còn có ba cái răng là nhai được”…
Một mẩu chuyện rất ngắn, không bình luận, không hình ảnh cũng chẳng miêu tả sự vật hay nhắc đến cảm xúc của con người. Ấy thế mà câu chuyện ấy làm tôi thấy lặng và… nhói. Tôi thấy các bạn trẻ bây giờ rất “hướng ngoại”, đối với bạn bè luôn chơi hết mình, sống hết cảm xúc, khi bạn bè gặp chuyện thì không quản khó khăn chạy đến ngay với bạn mình để chia sẻ hoặc cố gắng thể hiện bản thân thật tốt chỉ để bạn bè thích mình.
Tuy nhiên, điều tôi muốn nói ở đây chính là đằng sau những hoạt động bề nổi ấy, thử hỏi có được bao nhiêu người đã từng nhìn lại xem cha mẹ mình đã già đi đến nhường nào, tóc đã bạc thêm bao nhiêu phần và mỗi ngày đã làm việc cực nhọc như thế nào. Một số bạn còn đua đòi, chạy theo mốt từ quần áo, đầu tóc cho đến lối sống buông thả, nếu cha mẹ không đáp ứng được liền cáu gắt, nặng lời. Còn một số người, cha mẹ phải còng lưng bắt từng con tôm, con tép, nhổ từng cọng rau để đủ tiền cho con ăn học.
Các bạn hãy sống chậm để lắng nghe, chiêm nghiệm lại bản thân, nhìn những người xung quanh mình, nhất là cha mẹ, vì mỗi năm cha mẹ lại già đi một tuổi, trán lại hằn thêm một dấu nhọc nhằn vì con./.
Vân Anh
相关推荐
- Syngenta Việt Nam tặng 2 điểm trường và 4 mái ấm trị giá hơn 1 tỷ đồng
- Đầu tư thua lỗ, giám đốc phòng giao dịch ngân hàng ở Hà Tĩnh lừa đảo 10 tỷ đồng
- NTK Cao Minh Tiến ra mắt bộ sưu tập cho mùa Trung thu
- Ông Nguyễn Cao Trí hối lộ cựu Bí thư Tỉnh ủy, cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng
- Khẩn trương xây dựng dự thảo báo cáo chính trị trình đại hội khoá mới
- Showbiz 21/9: Công bố 5 gương mặt tiếp theo tham gia 'Chị đẹp đạp gió' mùa 2
- Sau Miss Universe Vietnam 2024, Thanh Hằng đảm nhận ngay vai trò mới
- Sau yêu cầu của Tổng Bí thư, Chủ tịch Hà Nội chốt ngày hồi sinh sông Tô Lịch