【kq mêxico】Quản lý nợ công vận dụng khuôn khổ chiến lược nợ trung hạn
Tham dự hội thảo có ông Samer Sabb- Chuyên gia Khu vực tài chính Quỹ Tiền tệ quốc tế; ông Lars Jessen - Chuyên gia Ngân hàng Thế giới và ông Bill Northfield - Cố vấn quản lý nợ,ảnlýnợcôngvậndụngkhuônkhổchiếnlượcnợtrunghạkq mêxico cùng với 50 đại biểu đến từ Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại, Vụ Ngân sách Nhà nước, Kho bạc Nhà nước, Viện Chiến lược và chính sách tài chính, Ngân hàng Nhà nước, Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia.
Khuyến nghị trong xây dựng kế hoạch vay, trả nợ
Theo ông Võ Hữu Hiển – Phó Cục trưởng Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại, kể từ năm 2012, với sự hỗ trợ kỹ thuật và đào tạo của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB), Việt Nam đã sử dụng khuôn khổ Chiến lược quản lý nợ trung hạn để làm cơ sở xây dựng các công cụ quản lý nợ chủ động gồm có: Chiến lược quản lý nợ giai đoạn 10 năm, Kế hoạch vay trả nợ công giai đoạn 5 năm và Chương trình quản lý nợ công 3 năm, Kế hoạch vay trả nợ công hàng năm.
Quang cảnh hội thảo. Ảnh: Đức Minh |
Đây là công cụ do WB/IMF nghiên cứu, phát triển nhằm hỗ trợ các chính phủ tính toán, lựa chọn phương án huy động vốn vay nhằm đạt được cơ cấu nợ phù hợp với khẩu vị rủi ro của mỗi nước trên cơ sở đánh giá dự báo các yếu tố về vĩ mô như: GDP, lạm phát, thu chi ngân sách nhà nước; điều kiện tài chính như nghĩa vụ trả nợ của danh mục nợ hiện hành, đồng tiền, lãi suất, kỳ hạn, ân hạn...; điều kiện thị trường vốn và khả năng vay vốn qua các kênh khác nhau của Chính phủ.
Cũng theo ông Võ Hữu Hiển, trong bối cảnh vĩ mô có nhiều diễn biến khó dự đoán, cùng với việc Việt Nam đã tốt nghiệp các khoản vay IDA của WB, phải chuyển hướng sang huy động vốn thông qua các công cụ nợ với điều kiện tiệm cận thị trường, công tác quản lý nợ công ngày càng đối mặt với nhiều rủi ro và thách thức. Việc tăng cường năng lực cán bộ, luôn cập nhật các thông lệ, thực tiễn và công cụ quản lý nợ công hiện đại, so sánh đặc điểm chi phí - rủi ro giữa các công cụ nợ trong nước và nước ngoài để lựa chọn nguồn huy động vốn phù hợp là yêu cầu thường xuyên của Bộ Tài chính.
Ông Võ Hữu Hiển phát biểu khai mạc hội thảo. Ảnh: Đức Minh |
Với mục tiêu đó, từ ngày 15 - 21/11/2022 Bộ Tài chính đã phối hợp với IMF và WB tổ chức Khoá đào tạo cập nhật mô hình Chương trình quản lý nợ trung hạn (MTDS).
Ông Võ Hữu Hiển nhấn mạnh, hội thảo chuyên đề được tổ chức nhằm mục đích tổng kết lại các trao đổi, đánh giá của các chuyên gia và học viên tại khóa đào tạo về dự báo nhu cầu vay và dự kiến trả nợ, điều kiện tài chính, lựa chọn các nguồn vốn vay và quy mô vay vốn, cơ sở dự báo lãi suất và tỷ giá. Trên cơ sở đó các chuyên gia IMF/WB đánh giá kết quả nghiên cứu sơ bộ MTDS đối với Việt Nam để đưa ra khuyến nghị trong xây dựng kế hoạch vay trả nợ.
Theo ông Samer Sabb - Chuyên gia Khu vực tài chính Quỹ Tiền tệ quốc tế trong những năm gầy đây, Việt Nam đã đạt tiến bộ mạnh mẽ trong công tác quản lý nợ công, đồng thời mong muốn tiệm cận gần hơn đến các chuẩn mực quốc tế trong công tác quản lý nợ công. Chính vì vậy, tại hội thảo này, các chuyên gia của WB, IMF cam kết tích cực hỗ trợ Việt Nam đạt được mục tiêu đề ra.
Còn nhiều thách thức trong quản lý nợ công
Theo các chuyên gia của WB và IMF, Việt Nam đạt tiến bộ về quản lý nợ công từ khi ban hành Luật Quản lý nợ công năm 2017. Tuy nhiên, theo ông Lars Jessen - Chuyên gia Ngân hàng Thế giới, thách thức trong quản lý nợ công của Việt Nam vẫn còn, như: kế hoạch và chiến lược vay nợ hiện tại mới tập trung vào các chỉ tiêu an toàn nợ, chưa định hướng đầy đủ cho công tác quản lý nợ công từ quan điểm huy động và quản lý rủi ro; xác định nhiệm vụ vay trong năm còn khó khăn, chậm điều chỉnh.
Lars Jessen - Chuyên gia Ngân hàng Thế giới tham luận tại hội thảo. Ảnh: Đức Minh |
Công tác quản lý nợ công còn phân tán, chưa có cơ sở dữ liệu nợ công thống nhất, độ trễ còn lớn, bên cạnh đó còn một số công cụ nợ với điều kiện chưa theo thị trường, chưa triển khai nghiệp vụ quản lý nợ công chủ động (như phái sinh, quản lý tài sản và nợ phải trả,…)
Vì vậy, định hướng vay nước ngoài của Chính phủ đó là tận dụng các khoản vay ODA còn lại và tranh thủ huy động hợp lý các khoản vay ưu đãi đã cam kết. Đồng thời, từng bước chuyển dịch từ vay cho chương trình, dự án sang phương thức vay hỗ trợ ngân sách để gia tăng tính chủ động, hiệu quả trong sử dụng vốn. Bên cạnh đó, thường xuyên theo dõi điều kiện vay trên thị trường quốc tế để đảm bảo huy động nguồn lực tối ưu vào đúng thời điểm. Phát hành trái phiếu quốc tế để bù đắp bội chi ngân sách trung ương cho đầu tư phát triển và để cơ cấu lại nợ của Chính phủ khi điều kiện thị trường thuận lợi.
Tại hội thảo các đại biểu chia sẻ về các vấn đề trong công tác xây dựng kế hoạch vay, trả nợ hiện nay như: Nhu cầu chi của ngân sách; dự kiến trả nợ; lựa chọn công cụ và quy mô huy động; nhu cầu đáp ứng vốn của thị trường; chính sách của các bên cho vay... |
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh làm việc với Bắc Kạn về bảo vệ rừng
- ·Con ơi, sắp đến thi rồi
- ·Lâm Thị Mộng Bình: Vượt khó, học giỏi
- ·Đối tượng được điều chỉnh lương hưu từ 1
- ·Thu hồi và tiêu hủy kem dưỡng trắng da ngăn ngừa nám Bảo Xinh
- ·Học trò tôi
- ·Địa chí Cà Mau từ hành trình đi mở đất
- ·Huyện Năm Căn dẫn đầu trường đạt chuẩn quốc gia
- ·Sức mạnh tổ hợp tên lửa kết hợp pháo phòng không Pantsir
- ·TP Cà Mau tích cực xây dựng xã hội học tập
- ·Tài xế taxi trả lại hơn 400 triệu đồng cho khách chuyển nhầm
- ·Xoá điểm trường lẻ: Quy luật của phát triển giáo dục
- ·Xả lũ phải thông báo bằng văn bản cho chính quyền địa phương
- ·Các bến phà qua sông Rạch Gốc vẫn thu phí học sinh
- ·Giá lăn bánh Hyundai Grand i10 đầu năm 2025 rẻ không tưởng
- ·Hớn Quản: Thu giữ 120 lít rượu không rõ nguồn gốc, xuất xứ
- ·Thêm 1 người chết tại chỗ vì tai nạn giao thông trên QL14
- ·Khám bệnh, tặng quà người nghèo ở Lộc Hòa
- ·Tàu thăm dò Parker của NASA lập dấu mốc lịch sử
- ·Bé trai 10 tháng tuổi bị bỏ rơi trong lô cao su ở Chơn Thành