当前位置:首页 > La liga > 【frankfurt – bochum】Hà Nội: Đối thoại, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, hợp tác xã làng nghề

【frankfurt – bochum】Hà Nội: Đối thoại, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, hợp tác xã làng nghề

2025-01-25 21:04:14 [World Cup] 来源:Empire777
Hà Nội: Làng nghề mang lại giá trị kinh tế 24.000 tỷ đồng mỗi năm
Hà Nội: Đối thoại, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, hợp tác xã làng nghề
Hội nghị đối thoại, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, hợp tác xã làng nghề.

Vẫn còn khó khăn, vướng mắc về vốn, mặt bằng sản xuất, kinh doanh

Hội nghị đã nhận được ý kiến, kiến nghị của hàng chục doanh nghiệp, liên quan đến các nội dung chính như: Quy hoạch, hạ tầng, du lịch và môi trường làng nghề; các cơ chế chính sách hỗ trợ làng nghề về vốn vay, đào tạo và nhóm vấn đề liên quan đến khoa học công nghệ, xúc tiến thương mại, thương hiệu và liên kết vùng nguyên liệu.

Ông Đồng Quang Chính - Giám đốc HTX Đức Anh nêu những khó khăn về chi phí tham gia các chương trình xúc tiến, trong giao thương… Ông Đồng Quang Chính đề nghị tạo điều kiện hỗ trợ cho các doanh nghiệp tham gia trưng bày, giới thiệu sản phẩm làng nghề tại các tỉnh, thành trên cả nước và nước ngoài, tạo ra nhiều sân chơi để doanh nghiệp, cơ sở sản xuất được giao lưu, xúc tiến thương mại.

Bà Nguyễn Thị Lương - đại diện Công ty Mây tre đan xuất khẩu Hiền Lương (xã Phú Túc, huyện Phú Xuyên) cho hay, công ty chuyên làm hàng thủ công mỹ nghệ với 95% hàng được xuất khẩu thị trường các nước châu Âu, châu Mỹ.

Thời gian qua, công ty nhận được nhiều sự hỗ trợ của thành phố và huyện trong đào tạo nghề, đặc biệt mặt hàng xuất khẩu được hỗ trợ 100% về thuế suất; thủ tục hải quan, C/O cũng rất nhanh gọn, thuận lợi…

Tuy nhiên, công ty vẫn gặp những khó khăn về chi phí vận chuyển, thiếu mặt bằng để sản xuất. Do đó, kiến nghị thành phố tháo gỡ khó khăn về mặt bằng, nguồn vốn để phát triển sản xuất kinh doanh; hỗ trợ xúc tiến thương mại, đặc biệt là được tham gia các hội chợ quốc tế…

Ông Nguyễn Xuân Thắng - Giám đốc Công ty TNHH Mỹ nghệ Thăng Long (thôn Thiết Bình, xã Vân Hà, huyện Đông Anh) mong muốn, thành phố tạo điều kiện thu hút vốn đầu tư vào phát triển ngành nghề.

Hà Nội: Đối thoại, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, hợp tác xã làng nghề
Các đại biểu chia sẻ ý kiến tại hội nghị.

Tạo cơ chế ưu đãi cho doanh nghiệp làng nghề phát triển

Sau khi lắng nghe những ý kiến của các doanh nghiệp làng nghề, đại diện các sở, ngành đã giải đáp các vướng mắc. Trả lời về vấn đề vốn vay, đại diện Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh TP. Hà Nội cho hay, ngành ngân hàng đã và đang triển khai nhiều chính sách và giải pháp tăng trưởng tín dụng; đẩy mạnh các giải pháp có tính khả thi đối với các gói tín dụng, chính sách ưu đãi góp phần hỗ trợ và tăng khả năng tiếp cận tín dụng đối với người dân, doanh nghiệp.

Thời gian qua, ngân hàng đã phối hợp với các đơn vị tổ chức hội nghị tháo gỡ về vốn cho các doanh nghiệp, làng nghề; có chính sách, cơ chế điều chỉnh giãn, giảm thuế, điều chỉnh kỳ hạn nợ cho các doanh nghiệp.

Ngân hàng đã và đang có các giải pháp tăng trưởng tín dụng, hỗ trợ cho các doanh nghiệp, khách hàng tiếp cận được nguồn vốn tín dụng bằng các giải pháp tiết kiệm chi phí, giảm lãi suất cho vay; có những sản phẩm gói tín dụng, sản phẩm vay ưu đãi tốt nhất cho các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp làng nghề có thể tiếp cận…

Liên quan đến vấn đề xúc tiến, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch TP. Hà Nội (HPA) Nguyễn Ánh Dương cho biết, công tác hỗ trợ cho các doanh nghiệp tham gia trưng bày, giới thiệu sản phẩm để doanh nghiệp, cơ sở sản xuất được giao lưu, xúc tiến thương mại là một trong những nhiệm vụ quan trọng được UBND Thành phố giao HPA.

Thời gian qua, HPA đã phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức, tham gia nhiều hội chợ, triển lãm tại Hà Nội và các địa phương trên cả nước. Tại các hội chợ này HPA đã xây dựng không gian trưng bày, giới thiệu và trình diễn sản phẩm làng nghề nhằm quảng bá giới thiệu sản phẩm tới du khách cũng như doanh nghiệp, hệ thống phân phối, các nhà nhập khẩu.

Với mục đích trên, kết quả đều mang đến cho doanh nghiệp cơ hội quảng bá, giới thiệu sản phâm đến người tiêu dùng trong và ngoài nước.

Đầu năm 2024, HPA đã tổ chức hội chợ xúc tiến tại Lào, gần chục sản phẩm thủ công mỹ nghệ của Hà Nội đã tham gia và được giới thiệu, quảng bá đến nhân dân Lào.

“Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ báo cáo TP. Hà Nội để tiếp tục được tổ chức các chương trình hội chợ tương tự để các sản phẩm OCOP, sản phẩm làng nghề của các cơ sở, doanh nghiệp được đến tay người tiêu dùng” - ông Nguyễn Ánh Dương nói.

Đồng thời cho biết, HPA sẽ tiếp tục tổ chức các chương trình lớn như Đặc sản vùng miền, các sự kiện kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô như: Những ngày Hà Nội tại Điện Biên, những ngày Hà Nội tại TP. Hồ Chí Minh…HPA mong muốn kết nối với các hiệp hội, doanh nghiệp để quảng bá sản phẩm làng nghề tại các chương trình này.

Liên quan đến Cụm công nghiệp Phú Túc, đại diện Sở Công thương Hà Nội cho biết, đã hoàn thành hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp. Hiện có 26 cơ sở sản xuất nhỏ lẻ trong xã đã đăng ký hoạt động trong cụm này.

“Mong muốn huyện Phú Xuyên tiếp tục kêu gọi các doanh nghiệp, hộ kinh doanh nhỏ lẻ tham gia vào Cụm công nghiệp. Sở Công thương luôn chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp trên tinh thần đồng hành hỗ trợ tối đa cho các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp làng nghề” - Phó Giám đốc phụ trách Sở Công thương Hà Nội Nguyễn Kiều Oanh nhấn mạnh.

Phát biểu kết thúc hội nghị, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh đánh giá cao những ý kiến chia sẻ của các doanh nghiệp, HTX làng nghề. TP. Hà Nội cũng cam kết luôn đồng hành cùng cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân Thủ đô; tiếp tục thực hiện quyết liệt các giải pháp để hỗ trợ, giải quyết vướng mắc cho doanh nghiệp làng nghề; nhất là tiếp tục tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong giải quyết TTHC, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh… tiến tới xây dựng Hà Nội chúng ta “Văn hiến, văn minh, hiện đại”./.

(责任编辑:Cúp C1)

推荐文章
热点阅读