Hối lộ "để được việc" Ngày 21-11,ệpcànglớnhốilộcàngnhiềkqbd levante Viện Nghiên cứu Quản lí Kinh tế Trung ương, Viện Nghiên cứu kinh tế thế giới, Đại học Liên Hợp quốc và Đại sứ quán Đan Mạch tại Việt Nam đã công bố báo cáo điều tra "Đặc điểm môi trường kinh doanh ở Việt Nam: Kết quả điều tra doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2011". Cuộc điều tra được tiến hành với hơn 2.500 doanh nghiệp tại 10 tỉnh thành trên cả nước. Báo cáo được dựa vào các doanh nghiệp được phỏng vấn điều tra năm 2005, 2007 và 2009, và tiến hành các cuộc phỏng vấn sâu trong tháng 6, 7, 8 năm 2011. Báo cáo "Đặc điểm môi trường kinh doanh ở Việt Nam: Kết quả điều tra doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2011" công bố ngày 21-11 cho thấy: 34% số doanh nghiệp có các khoản chi phi chính thức trong năm 2009 và con số này tăng lên 38% vào năm 2011. Điều này có nghĩa là số lượng doanh nghiệp hối lộ đã tăng lên đáng kể từ năm 2007. Các khoản chi phi chính thức này có thể được đưa ra để đổi lại dịch vụ nào đó mà quan chức Nhà nước cung cấp. Điều cần lưu ý là các khoản chi phi chính thức này lại được các doanh nghiệp xem là một loại chi phí thường xuyên trong các chi phí hoạt động. Và các doanh nghiệp hiện nay vẫn phải đối mặt với áp lực ngày càng tăng về việc phải chi các khoản chi phi chính thức "để được việc". Trong năm 2011, 30% số doanh nghiệp thực hiện các khoản thanh toán không chính thức để đối phó với cơ quan thuế, tăng lên so với tỉ lệ 26% trong năm 2009. Gần 26% chi phí phi chính thức có liên quan đến các dịch vụ công. Các doanh nghiệp lớn có xác suất chi hối lộ cao hơn khoảng 10% so với các doanh nghiệp siêu nhỏ. Các doanh nghiệp tại miền Nam có tỉ lệ chi hối lộ thấp hơn so với các doanh nghiệp cùng đặc tính tại miền Bắc. Điều đáng chú ý là các doanh nghiệp chi hối lộ không mở rộng được lực lượng lao động của mình nhiều hơn so với các doanh nghiệp không chi hối lộ. Bên cạnh đó, kết quả điều tra cho thấy các doanh nghiệp chi hối lộ cũng có xác suất rời khỏi thị trường cao hơn 3% so với các doanh nghiệp không chi hối lộ. Doanh nghiệp đóng cửa tăng lên Trong tổng số 2.508 doanh nghiệp tham gia cuộc điều tra năm 2009, thì khoảng 20% đã đóng cửa vào năm 2011. Điều này đồng nghĩa với tỉ lệ thoát khỏi thị trường hàng năm của doanh nghiệp là 9,7%, cao hơn so với tỉ lệ quan sát được trong giai đoạn 2007-2009. Tuy nhiên cần lưu ý rằng tỉ lệ thoát khỏi thị trường này không dựa trên số liệu doanh nghiệp rời khỏi thị trường đã được khẳng định. Nếu chỉ dựa vào số doanh nghiệp rời bỏ thị trường đã được khẳng định thì tỉ lệ này sẽ giảm xuống còn 7,8%. Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Lâm Đồng là các địa phương có tỉ lệ doanh nghiệp rời khỏi thị trường cao hơn mức trung bình. Các doanh nghiệp ngành may mặc có nguy cơ thoát khỏi thị trường cao hơn, trong khi đó các doanh nghiệp tham gia vào ngành kim loại cơ bản có xu hướng rời bỏ thị trường thấp hơn. Ngoài ra, tồn tại mối quan hệ ngược chiều thường xuyên giữa quy mô doanh nghiệp và xác suất rời bỏ thị trường. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa có xác suất đóng cửa thấp hơn 5-10% so với các doanh nghiệp siêu nhỏ. Xác suất doanh nghiệp đóng cửa ở khu vực thành thị (Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh) - nơi có mức cạnh tranh cao hơn cũng cao hơn. Các doanh nghiệp tư nhân/công ty TNHH một thành viên và các công ty cổ phần có xác suất rời bỏ thị trường cao hơn các doanh nghiệp khác. Lương Bằng |