Đua nhau hút FDI vào công nghiệp hỗ trợ
Mới đây,ôngnghiệphỗtrợKhôngnênchỉdựavàbảng xếp hạng giải vô địch bóng đá mexico dự án liên doanh xây dựng Khu Kỹ nghệ Việt - Nhật đã được khởi công xây dựng hạ tầng theo mô hình nhà xưởng xây sẵn theo tiêu chuẩn Nhật Bản. Dự án có quy mô khoảng 100 ha, giai đoạn thử nghiệm là 13 ha. Hiện đã thu hút 25 DN Nhật Bản đăng ký thuê nhà xưởng và là một trong những khu công nghiệp hỗ trợ tập trung đầu tiên của TP. Hồ Chí Minh.
Tại Bắc Ninh, địa phương nổi tiếng với các dự án FDI “khủng” trong lĩnh vực công nghệ cao cũng đã thu hút được khá nhiều dự án đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ. Có thể kể đến một số nhà đầu tư quy mô lớn như: Samsung SDI Việt Nam (hơn 104 triệu USD), Furning Precision component (80 triệu USD), Mitac Precision (60 triệu USD), Flexcom Việt Nam (60 triệu USD), Intops Việt Nam (35 triệu USD)... Bắc Ninh cũng bước đầu hình thành cụm công nghiệp hỗ trợ Việt Nam – Nhật Bản tại khu công nghiệp Quế Võ với sản phẩm linh kiện điện tử.
Dường như, các địa phương đều mong muốn khu vực FDI có thể giúp khởi sắc ngành công nghiệp hỗ trợ vốn là điểm yếu của môi trường đầu tư Việt Nam suốt gần 30 năm mở cửa. Tuy nhiên, ông Hirotaka Yasuzumi, Giám đốc điều hành Văn phòng Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) tại TP. Hồ Chí Minh cho rằng: Nếu chỉ thu hút các DN FDI trong ngành công nghiệp hỗ trợ thì không thể cắt giảm chi phí. Điều quan trọng là cần phát triển các DN bản địa Việt Nam trong công nghiệp hỗ trợ mới có thể giảm được chi phí. Để thúc đẩy đầu tư lĩnh vực này, Chính phủ, chính quyền địa phương cần hỗ trợ cho DN trong nước được vay vốn với lãi suất thấp, có biện pháp ưu đãi thuế, xây dựng nguồn nhân lực...
Cùng quan điểm này, ông Park Chang Eun, Phó Giám đốc Tổ chức Xúc tiến thương mại và đầu tư Hàn Quốc (KOTRA) cho biết, khi các tập đoàn đa quốc gia (TNC) của Hàn Quốc đầu tư vào Việt Nam, thay vì đem theo công ty "vệ tinh", thực chất họ rất muốn làm việc với các công ty hỗ trợ của Việt Nam. “Việc để các công ty nước ngoài đầu tư vào Việt Nam ở ngành công nghiệp hỗ trợ cũng có nhiều yếu tố tiêu cực, do đó tốt hơn là Việt Nam nên tự xây dựng ngành này cho riêng mình” – ông Park Chang Eun khuyến nghị.
Thực tế, theo báo cáo của Bộ Công Thương, các dự án sản xuất công nghiệp hỗ trợ được Chính phủ ưu đãi và đầu tư vào Việt Nam thời gian qua, như Intel, Foxconn… hầu hết là sản xuất linh phụ kiện hỗ trợ 100% cho XK. Nguyên vật liệu đầu vào của các dự án này hầu hết cũng 100% NK. Các nhà sản xuất công nghiệp hỗ trợ XK loại này ít có động cơ nội địa hóa, thường lựa chọn đầu tư vào Việt Nam để tận dụng thị trường lao động rẻ, các ưu đãi của Chính phủ về giá thuê đất, thuế thu nhập DN… "Mặc dù đây là các dự án có vốn đầu tư rất lớn, tạo nhiều việc làm, nhưng giá trị gia tăng của sản phẩm gần như không có, không giảm nhập siêu, không tạo ra các tác động lan tỏa sang các DN nội địa. Đây là các bất cập rất lớn trong các dự án thu hút đầu tư nước ngoài vào công nghiệp hỗ trợ hiện nay" - báo cáo nêu.
DN trong nước vẫn đuối sức
Tuy được khuyến nghị không nên chỉ "dựa" vào khu vực FDI để phát triển công nghiệp hỗ trợ, nhưng sản phẩm công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam hiện nay vẫn chưa tham gia được vào chuỗi cung ứng của các TNC đang hoạt động tại Việt Nam, trong khi đó có tới 106 tập đoàn đa quốc gia được xếp hạng trong Top 500 TNC lớn nhất của thế giới (theo xếp hạng của tạp chí Fortune) đã có mặt ở Việt Nam. Theo GS Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội DN Đầu tư nước ngoài, chủ trương, chính sách đối với phát triển công nghiệp hỗ trợ là đúng nhưng chúng ta vẫn loay hoay, chưa có một chính sách đồng bộ để các DN trong nước có thể kết nối với các TNC, cung cấp các sản phẩm hỗ trợ cho những DN này. Điều đó buộc các TNC phải kéo công nghiệp hỗ trợ từ nước ngoài vào Việt Nam. Điển hình như ở Samsung, số DN hỗ trợ cho Samsung lên đến 200 DN, nhưng chủ yếu là các DN từ Hàn Quốc. Số lượng DN hỗ trợ của Việt Nam chỉ đếm trên đầu ngón tay.
GS Nguyễn Mại cho rằng: Cần xem xét lại các chính sách liên quan đến công nghiệp hỗ trợ, theo hướng công nghiệp hỗ trợ của ngành nào thì được ưu đãi như sản phẩm của các TNC đầu tư vào ngành đó. Ví dụ nếu sản xuất sản phẩm hỗ trợ cho Samsung thì DN Việt Nam cũng được hưởng những ưu đãi như Samsung. Ngoài ra, nên có một khảo sát thực trạng các DN ở địa phương, vùng có liên quan xem có bao nhiêu DN có thể đáp ứng được việc phát triển công nghiệp hỗ trợ. Sau đó, cần tổ chức các DN này lại để cho các TNC đặt ra yêu cầu đối với từng loại sản phẩm cụ thể theo chuẩn của họ. Từ đó cơ quan quản lí cần nhận biết xem các DN hỗ trợ Việt Nam đang thiếu gì, công nghệ, máy móc thiết bị, nhân lực hay là vốn.
Ông Park Chang Eun chia sẻ: Tại Hàn Quốc, vào những năm 90, nước này đã đề ra bộ luật riêng để thúc đẩy nền công nghiệp hỗ trợ trong nước phát triển. Trong thời điểm đó, Hàn Quốc đưa ra chính sách với tập đoàn lớn như LG, Samsung để họ xây dựng đội ngũ nhân lực cho các công ty nhỏ hơn nhằm phát triển công nghiệp hỗ trợ trong nước. Do vậy, ở Việt Nam cũng nên có những chính sách nuôi dưỡng nhân lực bằng các trung tâm đào tạo từ bước đại học, để sau này phát triển thành các đội ngũ đầy đủ năng lực.
LƯƠNG BẰNG