【bdc1】Dự thảo sửa đổi Nghị định 20: Nếu thực hiện hồi tố sẽ ảnh hưởng quyền lợi chung của xã hội
Tuy nhiên,ựthảosửađổiNghịđịnhNếuthựchiệnhồitốsẽảnhhưởngquyềnlợichungcủaxãhộbdc1 căn cứ vào các quy định pháp luật và thực tiễn cho thấy không thể thực hiện việc hồi tố. Nếu cho áp dụng hồi tố sẽ tạo tiền lệ nguy hiểm cho các hoạt động quản lý nhà nước về sau. Đây là quan điểm của Luật sư Hà Huy Phong – Giám đốc Công ty Luật TNHH Inteco với phóng viên TBTCVN.
* PV: Thưa ông, tiếp thu ý kiến phản ánh của các DN sau gần 3 năm áp dụng Nghị định 20/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định về quản lý thuế đối với DN có giao dịch liên kết (Nghị định 20), Bộ Tài chính đã công bố dự thảo nghị định sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 8 Nghị định 20 theo hướng tăng mức khống chế chi phí lãi vay lên 30% thay vì mức 20% như hiện nay. Ông đánh giá như thế nào về điều chỉnh này?
- Ông Hà Huy Phong: Nghị định 20 quy định về quản lý thuế đối với DN có giao dịch liên kết được ban hành phù hợp với các khuyến nghị của Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) trong lĩnh vực chống xói mòn thuế và chuyển lợi nhuận. Đây là nỗ lực chung có tính toàn cầu trong việc chống gian lận thuế, chứ không riêng gì Việt Nam.
Theo quy định tại Nghị định 20, tổng chi phí lãi vay phát sinh trong kỳ của người nộp thuế được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập DN không vượt quá 20% của tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh cộng với chi phí lãi vay, chi phí khấu hao trong kỳ của người nộp thuế. Tuy nhiên, theo kiến nghị của nhiều DN thì giới hạn trần 20% gây khó khăn cho nhiều DN trong nước nên Chính phủ giao Bộ Tài chính xem xét, sửa đổi. Trên cơ sở nghiên cứu các thông lệ quốc tế cũng như điều kiện, tình hình thực tế của Việt Nam, Bộ Tài chính đã điều chỉnh nâng mức trần khống chế chi phí lãi vay lên 30%. Tỷ lệ 30% là tỷ lệ cao nhất trong khung mà OECD đã khuyến nghị. Điều đó cho thấy Chính phủ và Bộ Tài chính đã rất lắng nghe và hỗ trợ DN.
Ông Hà Huy Phong |
Có thể thấy, sau gần 3 năm thực hiện triển khai Nghị định 20 đã đem lại rất nhiều kết quả tích cực trong việc chống chuyển giá, tránh thất thu cho ngân sách nhà nước (NSNN). Tuy nhiên cũng phải thừa nhận, khoản 3 Điều 8 Nghị định 20 đã tạo nên những bất lợi nhất định đối với một bộ phận DN nội địa có tỷ trọng vốn vay trên tổng vốn lớn và vì vậy Chính phủ có giải pháp bằng việc sửa nghị định là việc làm cần thiết. Hỗ trợ DN và kiến tạo những cơ chế, chính sách phù hợp để DN phát triển là nhiệm vụ của Chính phủ và cũng là để đảm bảo lợi ích chung của nền kinh tế.
* PV: Liên quan đến dự thảo nghị định này, nhiều DN còn bày tỏ mong muốn Bộ Tài chính cho áp dụng hồi tố đối với những khoản thuế đã đóng của năm 2017, 2018 theo mức điều chỉnh khống chế lãi vay là 30% nếu như được Chính phủ thông qua. Ý kiến của ông về vấn đề này như thế nào?
- Ông Hà Huy Phong:Căn cứ vào các quy định pháp luật và thực tiễn, tôi cho rằng, không thể thực hiện việc hồi tố lại khoản thuế đã đóng năm 2017, 2018 của DN.
Quy định việc hồi tố là quy định hiệu lực trở về trước của văn bản quy phạm pháp luật. Theo quy định tại Điều 152 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật thì: “Chỉ trong trường hợp thật cần thiết để bảo đảm lợi ích chung của xã hội, thực hiện các quyền, lợi ích của tổ chức, cá nhân được quy định trong luật, nghị quyết của Quốc hội, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan trung ương mới được quy định hiệu lực trở về trước”. Căn cứ theo đó, trong trường hợp này, việc hồi tố một quy định của Chính phủ ban hành theo kiến nghị của một nhóm DN là không thực sự cần thiết, vì một số DN này không phản ánh lợi ích chung của xã hội; để lại những tiền lệ nguy hiểm cho các hoạt động quản lý nhà nước về sau.
Nếu hồi tố theo kiến nghị của DN, thì chẳng khác gì thu hồi lại quy định cũ và khôi phục quyền lợi của DN về thời điểm trước khi ban hành Nghị định 20. Việc thu hồi như vậy dựa trên cơ sở nào và việc ban hành Nghị định 20 có gì sai so với quy định pháp luật và thực tiễn là điều cần trả lời trước khi bàn đến chuyện hồi tố. Đồng ý rằng, Nghị định 20 đã gây nên một số khó khăn cho DN trong nước nên Chính phủ đã đồng ý sửa đổi để nâng trần tỷ lệ lãi vay theo kiến nghị của DN. Nhưng việc hồi tố lại là câu chuyện khác hoàn toàn, vì nó liên quan tới rất nhiều yếu tố khác, bao gồm cả quyền lợi của xã hội và tính minh bạch, dễ dự báo trong hoạt động quản lý nhà nước nói chung và hoạt động lập pháp nói riêng. Môi trường thể chế nói chung và pháp lý nói riêng sẽ chịu ảnh hưởng rất nặng nề, niềm tin của nhà đầu tư nước ngoài sẽ suy giảm nếu có những quy định hồi tố theo yêu cầu của DN như vậy.
Ngoài ra, có ý kiến cho rằng, đây là số thuế nộp thừa nên có thể hoàn trả DN bằng cách khấu trừ vào tiền thuế phải nộp năm tiếp theo. Tuy nhiên, theo quy định của Luật Quản lý thuế, số thuế nộp thừa là số thuế cơ quan thuế ấn định thừa hoặc số thuế DN bị tính thừa, chứ không phải số thuế tăng do thay đổi chính sách. Vì vậy, không vận dụng được quy định hoàn nộp thừa trong trường hợp này (nếu cho áp dụng hồi tố).
* PV: Về phía cơ quan quản lý, Bộ Tài chính cho rằng, nếu cho áp dụng hồi tố sẽ gây khó khăn cho công tác quản lý thuế, phức tạp khi triển khai thực tế và có khả năng phát sinh tiêu cực trong quá trình thực hiện. Quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào?
- Ông Hà Huy Phong: Tôi cho rằng, khó khăn không chỉ giới hạn trong quản lý thuế mà còn trong hoạt động quản lý NSNN. Các khoản nghĩa vụ thuế mà DN phải đóng theo Nghị định 20 đã được hạch toán vào NSNN và đã trở thành tài sản toàn dân do Nhà nước quản lý. Bản chất và chủ thể quyền sở hữu đối với tài sản đó đã thay đổi và chuyển từ DN sang Nhà nước, nên nếu DN muốn được hoàn trả thì phải có cơ sở pháp lý. Cơ sở pháp lý của việc DN lấy lại khoản tiền đó là gì, là khoản trợ cấp hay đầu tư hay khấu trừ vào khoản miễn, giảm thuế? Nếu như vậy, thì chúng ta phải đi tìm cơ sở pháp lý cho khoản trợ cấp, đầu tư, khấu trừ hoặc miễn, giảm thuế đó.
Mặt khác, các khoản thu thuế của DN năm 2017, 2018 đã được đưa vào quyết toán NSNN, Kiểm toán Nhà nước đã xác nhận. Theo tính toán của Bộ Tài chính, tổng kinh phí phải hoàn trả (nếu có) lên đến gần 5 nghìn tỷ đồng. Đây là số tiền khá lớn, nếu thực hiện hoàn thuế cho DN thì mức độ ảnh hưởng của nó lên xã hội chắc chắn là không nhỏ.
Nguyên tắc của hồi tố là bảo vệ quyền lợi của chủ thể này nhưng không ảnh hưởng tới quyền lợi của chủ thể khác. Vậy, nếu việc hồi tố và hoàn thuế cho DN theo kiến nghị lại làm ảnh hưởng tới quyền lợi chung của xã hội, của Nhà nước và nhân dân, môi trường đầu tư kinh doanh thì việc hồi tố đó có đúng với bản chất và nguyên lý của nó nữa hay không. Tôi nghĩ là Bộ Tài chính cần cân nhắc rất kỹ việc này.
* PV: Xin cảm ơn ông!
Có ý kiến cho rằng, đây là số thuế nộp thừa nên có thể hoàn trả DN bằng cách khấu trừ vào tiền thuế phải nộp năm tiếp theo. Tuy nhiên, theo quy định của Luật Quản lý thuế, số thuế nộp thừa là số thuế cơ quan thuế ấn định thừa hoặc số thuế DN bị tính thừa, chứ không phải số thuế tăng do thay đổi chính sách. Vì vậy, không vận dụng được quy định hoàn nộp thừa trong trường hợp này (nếu cho áp dụng hồi tố). |
Diệu Thiện (thực hiện)
(责任编辑:Cúp C2)
- Ngày 5/1: Giá cà phê trong nước bất ngờ giảm, giá tiêu tăng mạnh
- Hiệu quả kép từ nuôi gà bằng thảo dược
- Đội tuyển Việt Nam vẫn giữ vững vị trí số 1 tại Đông Nam Á
- U18 quốc gia tập trung cho mục tiêu vô địch Đông
- Điều kiện về an ninh, trật tự đối với kinh doanh dịch vụ bảo vệ
- Chật vật nuôi dê mùa khô hạn
- Bình Thủy đạt nhiều thành tích trong thi đua dạy tốt, học tốt
- Tạo mọi điều kiện để học sinh tựu trường đúng thời gian quy định
- Cần ngăn chặn tình trạng "đục nước béo cò" trong dịch Covid
- Kiều hối chuyển về Việt Nam đạt 16 tỷ USD
- Việt Nam giành huy chương Vàng tại giải Ju
- Đại hội TD
- Na Uy xây hầm tận thế chứa dữ liệu toàn nhân loại
- Thị trường ôtô Việt Nam: Chứng kiến bước tăng trưởng hiếm thấy
- Ba người phụ nữ bị xích chân, nhốt trong nhà kho ở Lâm Đồng
- Hơn 150 VĐV tham gia hội thao Liên hiệp Thư viện ĐBSCL 2019
- Tín hiệu tích cực cho tăng trưởng kinh tế
- Nhiều cơ hội cho bóng đá Việt Nam nhận giải thưởng khu vực
- Sắp mưa lớn từ miền Trung vào Nam, cần chủ động ứng phó sạt lở và lũ quét
- Đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng