【tỉ số hiệp 1】Điểm nóng mùa mưa bão

时间:2025-01-25 10:09:27来源:Empire777 作者:Ngoại Hạng Anh

Báo Cà MauKhi những đợt gió Tây - Nam bắt đầu thổi cũng là lúc những cơn sóng bạc đầu thay nhau tàn phá rừng phòng hộ, xâm thực thân đê biển Tây. Đê biển Tây bị sạt lở nghiêm trọng đồng nghĩa với đời sống của nhiều hộ dân bên trong bị ảnh hưởng không nhỏ.

Khi những đợt gió Tây - Nam bắt đầu thổi cũng là lúc những cơn sóng bạc đầu thay nhau tàn phá rừng phòng hộ, xâm thực thân đê biển Tây. Đê biển Tây bị sạt lở nghiêm trọng đồng nghĩa với đời sống của nhiều hộ dân bên trong bị ảnh hưởng không nhỏ.

Là một trong những tỉnh có bờ biển dài (trên 254 km), Cà Mau là nơi xảy ra sạt lở khá nghiêm trọng, với trên 40 km. Trong đó, khu vực từ Hương Mai đến Tiểu Dừa của huyện U Minh với chiều dài hơn 5 km, đang trong tình trạng sạt lở ở mức cực kỳ nguy hiểm, có nguy cơ xảy ra tình trạng vỡ đê bất cứ lúc nào.

Gần 20 điểm nóng sạt lở

Xóm biển Hương Mai, xã Khánh Tiến, huyện U Minh là nơi sinh sống của nhiều hộ dân di cư tự do. Mặc dù Khu tái định cư Hương Mai được xây dựng khá kiên cố để bố trí định cư cho những hộ thuộc diện chịu tác động của thời tiết, thiên tai, thế nhưng, hiện Vàm Hương Mai vẫn còn trên chục căn nhà tạm bợ nằm sát mé biển.

Kè ngầm tạo bãi mang lại hiệu quả cao, khắc phục tình trạng sạt lở đê biển Tây. (Trong ảnh: Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Dương Tiến Dũng kiểm tra hiệu quả của đoạn kè ngầm tạo bãi trên địa bàn huyện U Minh).

Trong căn nhà tạm trên thân đê, ông Nguyễn Văn Việt cùng 3 người con cặm cụi chằng néo, chèn, vá lại căn nhà trong tiếng rì rầm của sóng biển. “Mùa này là vậy, có đắp vá cỡ nào thì chỉ qua vài tháng là te tua trở lại, mỗi ngày sóng càng lớn, dông càng nhiều”, ông Việt vừa làm vừa than.

Nơi ông Việt sinh sống là khu vực nằm trong tình trạng sạt lở nghiêm trọng trên đê biển Tây. Ngoài ra, theo kết quả khảo sát mới đây của Sở NN&PTNT, ngoài đoạn đê thuộc xã Khánh Tiến, huyện U Minh, thì đoạn qua xã Khánh Bình Tây Bắc, huyện Trần Văn Thời; xã Tân Hải, huyện Phú Tân, với tổng chiều dài gần 17 km cũng là những khu vực có tình trạng sạt lở trong diện đặc biệt nguy hiểm.

Ông Nguyễn Long Hoai, Chi cục trưởng Chi cục Thuỷ lợi, cho biết, mới vào mùa gió Tây - Nam chưa lâu, nhưng trên đê phòng hộ biển Tây đã xuất hiện gần 20 điểm sạt lở. Nghiêm trọng nhất là khu vực các cửa sông thông ra biển và những khu vực không còn rừng phòng hộ.

Dọc theo chiều dài của đê biển Tây, đai rừng phòng hộ ngày một mỏng dần do sóng biển. Theo ông Hoai, rừng phòng hộ và cả đê bị tác động nhanh và mạnh nhất là vào mùa gió Tây - Nam. Cứ qua 1 mùa mưa bão, đai rừng phòng hộ ven biển (nơi chưa có kè) lại bị khoét sâu, có nơi từ 15-20 m, thậm chí 30 m, thân đê ngày càng bị đe doạ nghiêm trọng hơn. Ðiều đó đồng nghĩa với sản xuất và đời sống của người dân bên trong cũng bị đe doạ do tình trạng xâm mặn, nguy cơ vỡ đê…

Tập trung bảo vệ đê 

Tình trạng sạt lở trên đê biển Tây ngày một nghiêm trọng một phần do thời tiết, khí hậu mỗi lúc một khắc nghiệt hơn, phần khác do đê được xây dựng quá lâu (năm 1997) nên đã xuống cấp, nhiều đoạn không còn đủ cao trình trước sóng biển, triều cường dâng ngày càng cao. Tuyến đê phòng hộ biển Tây là hành lang bảo vệ cho gần 130.000 ha đất sản xuất của trên 26.000 hộ dân. Do đó, việc khôi phục rừng phòng hộ, gia cố thân đê đang là nhiệm vụ được các ngành, các cấp và người dân nỗ lực thực hiện, dù đang phải đối mặt với nhiều khó khăn.

Để giảm chi phí đầu tư, tăng số ki-lô-mét kè được xây dựng, Sở NN&PTNT chọn giải pháp thay thế đá hộc giữa các hàng cọc bằng cừ tràm và giảm mật độ cọc cặm. Theo ông Hoai, giải pháp này tạo bãi, khôi phục lại rừng hiệu quả nhưng có thể tiết kiệm được 1/3 chi phí đầu tư. Cùng với nguồn ngân sách gần 1.300 tỷ đồng từ chương trình nâng cấp đê biển Tây nằm trong chương trình thích ứng với biến đổi khí hậu và nước biển dâng đã được Chính phủ phê duyệt, Cà Mau có thể tạm khắc phục những đoạn sạt lở xung yếu.

Ðể hạn chế tình trạng sạt lở trên đê biển Tây cũng như bảo vệ hệ sinh thái, sản xuất và đời sống của người dân, tỉnh đã áp dụng nhiều biện pháp. Trong điều kiện nguồn kinh phí còn hạn hẹp, bằng nhiều nguồn vốn khác nhau, tỉnh đã đầu tư trên 500 tỷ đồng để đầu tư kè chống sạt lở, khôi phục rừng phòng hộ. Ngoài ra, để chủ động trước những biến cố bất thường của thiên tai, nhất là nguy cơ vỡ đê, nhiều lực lượng cũng như phương tiện đã được huy động. Trong đó có cả bộ đội, biên phòng, dân quân tự vệ và các tầng lớp Nhân dân luôn trong tư thế sẵn sàng.

Ông Hoai cho biết thêm, nhằm phát huy đối đa sức mạnh của Nhân dân, chi cục đã phối hợp chặt chẽ với các xã có tình trạng sạt lở cao, vận động người dân sử dụng các vật dụng hiện có như cây làm kè tạm, bao đất ngăn sóng chống tràn… Biện pháp này đã mang lại hiệu quả tích cực và nhận được sự ủng hộ cao của người dân.

Tuy nhiên, đó chỉ là giải pháp tình thế, việc nâng cấp đê, xây dựng kè tạo bãi, trồng rừng mới là biện pháp lâu dài trước diễn biến ngày một khắc nghiệt của thời tiết. Hơn 8 km kè ngầm chắn sóng tạo bãi được tỉnh triển khai thực hiện trên địa bàn huyện U Minh những năm gần đây đã phát huy hiệu quả. Nhiều khu vực trong kè đã tạo được bãi, đai rừng được khôi phục. Tuy nhiên, giải pháp lâu dài này đang gặp phải khó khăn là nguồn kinh phí đầu tư quá lớn, với mỗi mét kè phải cần từ 25-30 triệu đồng, vượt khả năng ngân sách tỉnh./.

Bài và ảnh: Nguyễn Phú

相关内容
推荐内容