【lịch can cup】Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam: Cần tạo cơ hội cho tất cả người lớn học tập

作者:Ngoại Hạng Anh 来源:Thể thao 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-10 22:42:33 评论数:

Ngày 18/8,ủtịchHộiKhuyếnhọcViệtNamCầntạocơhộichotấtcảngườilớnhọctậlịch can cup Bộ GD-ĐT tổ chức Hội nghị tổng kết năm học 2022-2023, triển khai nhiệm vụ năm học 2023-2024.

Tại hội nghị này, bên cạnh đánh giá cao những kết quả đạt được trong năm học 2022- 2023 với điều kiện hết sức khó khăn, nguyên Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam Nguyễn Thị Doan cũng đánh giá cao sự lắng nghe, cầu thị của Bộ GD-ĐT trong quá trình triển khai năm học vừa qua.

Đặc biệt, bà Doan đánh giá chương trình gặp gỡ giữa Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn và các nhà giáo là “cuộc đối thoại dũng cảm” khi những vấn đề bất cập, tồn tại hiện nay của ngành giáo dục được nêu và trao đổi thẳng thắn.

nguyen thi doan.jpg
Nguyên Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam Nguyễn Thị Doan đánh giá cao nỗ lực của  toàn ngành trong năm học qua

Đối với những tồn tại, bất cập, bà Doan cho rằng Bộ GD-ĐT cần sớm có những nghiên cứu, khảo sát, đánh giá tác động thật cẩn thận về đổi mới chương trình, sách giáo khoa, đổi mới phương pháp để biết được thực chất của sự đổi mới với học sinh, giáo viên như thế nào.

Bên cạnh đó, những bất cập về tự chủ đại học, giáo dục đại học, chính sách phát triển, thu hút sinh viên ngành khoa học cơ bản… cũng được bà Nguyễn Thị Doan đề cập. Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam đặc biệt nhấn mạnh tới giáo dục dành cho người lớn.

"Hệ thống giáo dục có 2 giai đoạn: Giáo dục ban đầu, đào tạo cho học sinh; giáo dục tiếp tục là dành cho người lớn. Thời gian vừa qua, Vụ Giáo dục thường xuyên đã phối hợp rất tốt với Hội Khuyến học Việt Nam để thúc đẩy giáo dục người lớn, thông qua những mô hình học tập, cộng đồng học tập, đơn vị học tập, gia đình học tập, công dân học tập và dòng họ học tập" - bà Doan nhìn nhận.

Bà Doan cũng nhấn mạnh cần công bằng trong đánh giá giữa giáo dục tiếp tục và giáo dục ban đầu, để thúc đẩy người lớn học tập, tạo cơ hội cho tất cả người lớn học tập, học tập suốt đời.

Bà Doan cũng đề nghị các địa phương thực hiện phát động của Thủ tướng Chính phủ, thi đua "xóa mù" công nghệ và ngoại ngữ trong thời đại 4.0. Đồng thời, địa phương cần quan tâm đến các thiết chế giáo dục, các cơ sở giáo dục thường xuyên, trung tâm học tập cộng đồng, câu lạc bộ và thư viện nhằm giúp người lớn tiếp cận với tài nguyên giáo dục mở; quan tâm đến những người hoạt động ở các trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm học tập cộng đồng...

Thống kê của Bộ GD-ĐT cho thất tính đến nay, cả nước có 18.557 trung tâm (tăng 1.036 trung tâm so với năm học 2021-2022). 

Trong đó, có 620 trung tâm giáo dục thường xuyên, giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên (giảm 12 trung tâm so với năm học 2021-2022); 10.491 trung tâm học tập cộng đồng (giảm 199 trung tâm so với năm học 2021-2022, đạt tỉ lệ 98,98% xã/phường/thị trấn có trung tâm học tập cộng đồng); 

5.753 trung tâm ngoại ngữ, tin học (tăng 139 trung tâm so với năm học 2021-2022); 1.693 trung tâm thực hiện nhiệm vụ giáo dục thường xuyên (bao gồm cả trung tâm giáo dục kỹ năng sống).

Tổng số học viên theo học các chương trình giáo dục thường xuyên là 20.730.119 học viên (tăng 2.784.403 học viên so với năm học 2021-2022), trong đó tổng số học viên Chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông là 389.661 học viên (tăng 45.258 học viên so với năm học 2021-2022).

Gia đình, dòng họ là nòng cốt trong xây dựng xã hội học tập

Gia đình, dòng họ là nòng cốt trong xây dựng xã hội học tập

Ngày 15/8, Hội thảo quốc gia "Vai trò của gia đình, dòng họ trong xây dựng xã hội học tập, góp phần giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa và những phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam trong thời kỳ mới" được tổ chức tại Hà Nội.