发布时间:2025-01-10 10:11:06 来源:Empire777 作者:World Cup
Họ đến với lễ hội,đườngtơlụatrênbiểnsẽtrởlạtỉ số u23 hôm nay hầu như không biết cách phát biểu gãy gọn những vấn đề đang khó khăn, nhưng không tiếc công sức đưa theo cả máy dệt cổ, những bí kíp gia truyền của làng để mong giới thiệu những tinh hoa của lụa Việt.
Những tấm lụa đến từ tên tuổi Nha Xá, Phùng Xá, Tân Châu, Mỹ Nghiệp, Mã Châu, tác phẩm của các nghệ nhân vô danh và âm thầm giữ nghề truyền thống vẫn tiếp tục làm say đắm lòng người.
Con đường tơ lụa trên biển
Gần 400 năm trước, Hội An là thương cảng quan trọng, nối vào “Con đường tơ lụa trên biển”, đưa lụa của xứ Đàng Trong đi Trung Hoa, Nhật Bản và các nước châu Âu. Nghề ươm tơ dệt lụa của Việt Nam cũng theo thương trường ba chìm bảy nổi.
Gần Hội An có vùng Gò Nổi vốn là cái nôi của nghề trồng dâu nuôi tằm bên sông Thu Bồn đã tạo ra sự phồn thịnh cho cả vùng, phát triển thương mại, sản sinh ra lắm người tài giỏi.
Bên này sông Thu Bồn có làng dệt Mã Châu, nơi có người con gái đi hái dâu nuôi tằm đã gặp gỡ và nên duyên vợ chồng với Chúa Thượng Nguyễn Phúc Lan.
Nguồn tơ sống của Xứ Quảng khi dưới thời Chúa Nguyễn quả thật là dồi dào mà Giáo sĩ Alexandre de Rhodes đã đến Hội An vào cuối năm 1624 đã nhìn thấy như vậy và nhận xét: “Ở Đàng Trong nhiều tơ lụa đến nỗi còn dùng để đan lưới và bện dây thuyền”.
Tận mắt nhìn thấy những cánh đồng trồng dâu mênh mông để nuôi tằm lấy tơ sống trên Xứ Quảng mà Giáo sĩ Christoforo Borri đến Cửa Hàn năm 1618 đã viết: “Người Đàng Trong không những cung cấp tơ cho nhu cầu của họ mà còn cung ứng cho Nhật Bản và đưa sang Vương quốc Lào để từ đó người ta lại chuyển đến Tây Tạng, bởi lẽ loại tơ này tuy không nhỏ mịn bằng loại tơ của Trung Hoa nhưng bền chắc hơn nhiều”.
Hằng năm, tàu thuyền của Nhật Bản, Bồ Đào Nha, Hà Lan... đã đến đây để mua tơ sống và các loại lụa, riêng các tàu thuyền của Trung Hoa thường chỉ mua tơ sống.
Li Tana viết về vấn đề này: “Người Nhật đến Đàng Trong trước tiên là vì tơ lụa. Họ có thể mua tơ lụa ở đây dễ dàng hơn nơi khác vì tại cảng thị Hội An có một số người Nhật sinh sống và những người Nhật này có thể thu gom tơ sống trước khi tàu của họ tới”.
Như vậy “Con đường tơ lụa” đã hình thành từ thế kỷ XVI và phát triển trên biển, từ Hội An vươn qua Trung Hoa, Nhật Bản, tới tận châu Âu.
Những người tiếp tục khai phá “Con đường tơ lụa”
Trong số những nghệ nhân tham dự Lễ hội Tơ lụa Việt tại Hội An có một người rất đặc biệt. Ông đến với gần 10 nghìn mét tơ lụa thiên nhiên, với một đội ngũ người mẫu và bộ sưu tập áo dài lụa. Và ông nói đó là sự trở về.
Ông là Hồ Viết Lý, Giám đốc Công ty Dệt may Toàn Thịnh, một người con Quảng Nam. Ở Sài Gòn ai cũng biết khu Bảy Hiền tập trung nhiều gia đình dệt lụa di cư từ vùng Gò Nổi và Duy Xuyên vào. Chính họ đã biến vùng lầy hoang vu đó thành một khu vực sầm uất, từng nổi tiếng với làng dệt Bảy Hiền trước và sau năm 1975.
Ông Lý đã không bỏ cuộc khi làng dệt Bảy Hiền lụi tàn, mà cố gắng trụ với nghề, phát triển thành thương hiệu lụa thiên nhiên Toàn Thịnh. Năm 2006, lụa 100% thiên nhiên của Toàn Thịnh được nhà thiết kế Minh Hạnh sử dụng để may trang phục cho 21 nguyên thủ quốc gia tham dự Hội nghị APEC tại Hà Nội.
Và người tiêu dùng hay gọi cái tên “Lụa Lý” để chỉ loại lụa Toàn Thịnh sản xuất từ tơ tằm. “Lụa Lý” tiếp tục đi xa, đến hàng loạt nước châu Âu và Mỹ, qua con đường xuất khẩu trực tiếp.
Cuộc trở về lần này với quê hương, cái nôi đã phát triển nghề dệt tơ tằm, ông Lý đưa những sản phẩm cao cấp nhất về Làng lụa Hội An, nơi đang dần trở thành trung tâm phân phối sản phẩm lụa thiên nhiên của các làng nghề cả nước.
“Lụa Lý” nổi bật lên với quy trình nhuộm tự nhiên, màu sắc và chất liệu phong phú, sử dụng để may hàng thời trang cao cấp rất sang trọng.
Tâm nguyện của ông muốn góp phần phát triển thương hiệu lụa Việt ngay tại nơi gần 400 năm trước đã nổi lên như một thương cảng quan trọng của “Con đường tơ lụa trên biển”, xây dựng một trung tâm thương mại về tơ lụa Việt tại Làng lụa Hội An.
Tuy nhiên, cũng như sự chia sẻ của các nghệ nhân đến từ các làng nghề Nha Xá, Phùng Xá, Vạn Phúc, Bảo Lộc, ông Lý cho rằng, lụa tơ tằm truyền thống Việt đang đứng trước thử thách.
Lụa 100% từ tơ tằm chưa tìm thấy thị trường nội địa do giá quá cao so với thu nhập của người dân. Ngay người Việt cũng chưa hiểu hết vẻ đẹp và giá trị của lụa tơ tằm, một thời chạy theo các loại lụa pha lụa hóa học giá rẻ nhập từ Trung Quốc.
Ngay tại làng lụa Vạn Phúc (Hà Nội), đã xảy ra “cuộc chiến” tồn tại trên từng mét vuông hàng hóa giữa những nghệ nhân muốn giữ nghề truyền thống, với người có tư tưởng ăn xổi buôn lụa công nghiệp từ biên giới phía Bắc về trộn bán dưới thương hiệu “Vạn Phúc”.
Ông Hồ Tùng, nghệ nhân lụa Vạn Phúc nói: “Chúng tôi chỉ biết cố gắng phát triển cái tinh túy nhất của nghề làm tơ lụa từ con tằm, cái kén, cải tiến mẫu mã cho phù hợp với xu hướng tiêu dùng, phục vụ du khách nước ngoài. Lụa Vạn Phúc chính gốc hầu như không tìm được người tiêu dùng nội địa do giá cao”.
Các nghệ nhân Nha Xá có cái nhìn lạc quan hơn về thị trường. Làng Nha Xá có truyền thống dệt lụa tơ tằm gần 700 năm, nay vẫn còn hơn 300 gia đình làm nghề.
Bà Nguyễn Thị Lan kể, nhiều lần khăn gói vào Sài Gòn, đến tham quan các cửa hàng bán đồ lưu niệm trên đường Đồng Khởi, Lê Lợi, giới thiệu sản phẩm của Nha Xá với từng cửa hàng, tìm hiểu nhu cầu của khách du lịch, nhờ thế mà nhiều sản phẩm mới, phù hợp hơn đã được sản xuất tại Nha Xá, và bà con làng dệt tin tưởng hơn vào tương lai của lụa tơ tằm.
Trên các kệ trưng bày tại Làng lụa Hội An, sản phẩm của làng Nha Xá rất phong phú, từ khăn quàng, giỏ xách đến các tấm chăn đắp bằng tơ cao cấp, đa số là hàng làm tay và có tính sử dụng cao nên du khách ưa thích.
Các nghệ nhân của Bảo Lộc đã có niềm vui về thương hiệu tơ lụa “Bảo Lộc” vừa được cơ quan chức năng xác nhận và đăng ký bản quyền sở hữu thương hiệu.
Bài học nghệ nhân
Cần có sự liên kết giữa các làng dệt truyền thống để tạo ra thương hiệu lụa tơ tằm Việt Nam là chủ đề được quan tâm. Tuy nhiên, hầu hết đều hướng chủ đề đưa lụa ra thế giới.
Những khó khăn lớn như cạnh tranh với lụa tơ tằm Trung Quốc, Nhật Bản, Brazin, hay thiếu vắng liên kết với giới thiết kế mẫu mã chưa có giải đáp.
Đã tròn 75 tuổi, ông Watanabe, Chủ tịch Hiệp hội Tơ lụa Kyoto, hãnh diện khoe với mọi người chiếc áo kimono dệt tại Kyoto, với loại tơ cao cấp nhập khẩu từ Brazin. Ông nói người Nhật luôn có nhiều áo kimono để sử dụng cho việc thăm viếng các nơi tôn nghiêm, dịp lễ quan trọng, coi đó là trang phục cao quí nhất.
Ông cho rằng, người làm tơ lụa phải hiểu và tôn trọng trang phục cổ truyền để hết sức giữ gìn nó, thì nghề tơ lụa sẽ có đất sống. Sau khi xem trình diễn bộ sưu tập áo dài của Công ty Dệt may Toàn Thịnh, ông Watanabe cho rằng, chiếc áo dài Việt Nam có giá trị văn hóa và sức mạnh rất giống chiếc kimono, và chiếc áo dài sẽ khai thác hết những giá trị của lụa tơ tằm. Các bạn đã bỏ quên thị trường nội địa.
“Tôi đến đây là để tìm kiếm đơn vị có lượng hàng tơ lụa ổn định để đặt may kimono cho người Nhật, và chúng tôi cũng bán rất nhiều kimono cho khách phương Tây. Tôi tự hào về nghề của mình, nó không chỉ là nguồn sống, nó còn là văn hóa nên sẽ không bao giờ mai một. Vì vậy, hôm nay tôi rất vui được gặp ông Hồ Viết Lý, một người có cùng quan điểm với tôi và ông đã thành công với thương hiệu “Lụa Lý” nổi tiếng ở châu Âu và Nhật”, ông nói.
Và có thêm nhiều người tâm đắc với ông Watanabe. Ông Lê Thái Vũ, Giám đốc Làng lụa Hội An, đã quyết định từ tháng 1/2015 phát triển làng nghề trở thành một trung tâm giao lưu và phân phối lụa Việt, nơi trưng bày sản phẩm của bảy làng nghề tiêu biểu nhất ở Việt Nam.
Du khách đến đây không chỉ được xem các loại máy dệt cổ truyền của cả ba miền, ngắm các hoa văn truyền thống của làng Chăm Mỹ Nghiệp (Ninh Thuận) do các nghệ nhân làm tại chỗ, mà còn có thể lựa chọn những sản phẩm lụa cao cấp nhất từ tơ tằm thiên nhiên.
Chuyến đi của ông Watanabe cũng sẽ kết nối các vùng nguyên liệu tơ lụa Việt với các làng dệt ở Nhật để trao đổi mua bán sản phẩm và nguyên liệu.
Phải chăng, “Con đường tơ lụa trên biển” năm xưa đang được tái khởi động từ Hội An?
Theo DNSG
'Ma trận' rượu ngoại biếu Tết
相关文章
随便看看