Bà Axelle Nicaise,ợiíchlớnnhấtkhôngphảilàxóabỏthuếmc vs westham Phó Trưởng Phái đoàn EU tại Việt Nam phát biểu tại hội nghị. |
Với Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) có hiệu lực vào tháng 8 tới, điều quan trọng hiện nay là sự hợp tác chặt chẽ giữa cộng đồng doanh nghiệpvà Chính phủ để đảm bảo thực thi suôn sẻ và thành công hiệp định. Đây là lưu ý của ông Nicolas Audier, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu (EuroCham) tại Việt Nam tại Hội nghị đối thoại giữa EuroCham và Hội đồng tư vấn về cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ diễn ra hôm nay 30/6 tại Hà Nội.
Chủ tịch EuroCham cho rằng, một trong những yếu tố hàng đầu để thực thi thành công hiệp định là tiếp tục thúc đẩy những tiến bộ trong cải cách hành chính, hợp lý hóa các điều kiện kinh doanh, cải thiện môi trường đầu tư và hiện đại hóa khung pháp lý.
“Trong khi các nền kinh tếtrên thế giới đang phải vật lộn với đại dịch Covid-19, thì Việt Nam đang có cơ hội vàng để tận dụng EVFTA và thu hút FDI từ doanh nghiệp châu Âu – những nhà đầu tư đang tìm kiếm thị trường mở, cạnh tranh và thân thiện”, ông Nicolas Audier nêu.
Ở góc nhìn rộng hơn, bà Axelle Nicaise, Phó Trưởng Phái đoàn EU tại Việt Nam đánh giá EVFTA là hiệp định đầy tham vọng nhưng toàn diện, đặt ra lộ trình cho quan hệ song phương trong tương lai gần.
Theo đó, Việt Nam cam kết sẽ xóa bỏ thuế quan ngay khi Hiệp định có hiệu lực với 48,5% số dòng thuế (chiếm 64,5% kim ngạch nhập khẩu). Tiếp sau 7 năm, 91,8% số dòng thuế tương đương 97,1% kim ngạch xuất khẩu từ EU được Việt Nam xóa bỏ thuế nhập khẩu. Sau 10 năm, mức xóa bỏ thuế quan là khoảng 98,3% số dòng thuế (chiếm 99,8% kim ngạch nhập khẩu). Đối với khoảng 1,7% số dòng thuế còn lại của EU, ta áp dụng lộ trình xóa bỏ thuế nhập khẩu dài hơn 10 năm hoặc áp dụng hạn ngạch thuế quan (TRQ) theo cam kết WTO hoặc không cam kết.
Phó Trưởng Phái đoàn EU cho biết, nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sẽ được hưởng những “lợi ích hữu hình” từ EVFTA. Đơn cử, thuế quan đối với các mặt hàng dệt may, giày dép và thủy sản sẽ về 0% theo lộ trình 7 năm, còn mật ong lập tức được hưởng thuế quan 0% khi xuất sang EU mà không cần hạn ngạch...
Thế nhưng, từng đó chưa phản ánh hết ưu việt của EVFTA. Theo bà Axelle Nicaise, EVFTA không đơn thuần là gỡ bỏ thuế quan mà những lợi ích lớn nhất của hiệp định chính là việc tăng cường minh bạch và tính dễ đoán của khung pháp lý và môi trường kinh doanh Việt Nam; thúc đẩy tái cơ cấulại sản xuất ở khu vực và đưa Việt Nam trở thành trung tâm sản xuất của khu vực; giúp Việt Nam đón luồng FDI mạnh hơn gắn với hàm lượng chuyển giao công nghệ tốt hơn; tận dụng tốt hơn lực lượng lao động trẻ hướng đến xây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn và thúc đẩy phát triển bền vững.
Đại diện Phái đoàn EU cảnh báo, bất luận khung pháp lý được thiết kế ra sao, việc thực hiện FVFTA sẽ đối diện với thách thức lớn nhất là làm thế nào để cộng đồng doanh nghiệp của cả Việt Nam và EU tận dụng hết những lợi ích của hiệp định, trong đó phải kể đến các ưu đãi gia nhập thị trường.
Ông Mai Tiến Dũng, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính Phủ, Chủ tịch Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ, cho biết năm 2020 với việc phê chuẩn và thực thi hiệp định EVFTA, các cam kết với Tổ chức Thương mại Thế giới và nhiều cam kết trong hiệp định thương mại tự do đã được ký kết, Việt Nam trở thành mắt xích quan trọng trong mạng lưới các liên kết quốc tế và phấn đấu nằm trong top đầu ASEAN về độ mở, độ gắn kết kinh tế với thế giới và khu vực.
Việc triển khai hiệp định EVFTA và tới đây là hiệp định EVIPA sẽ tạo dựng những khuôn khổ ổn định, lâu dài nhằm tối đa hóa tiềm năng hợp tác, đưa quan hệ kinh tế - thương mại - đầu tư tương xứng với tầm vóc của quan hệ Đối tác hợp tác toàn diện Việt Nam - EU.
Tại hội nghị, Ban tổ chức đã ra mắt Sách Trắng EuroCham ấn bản lần thứ 12. Đây là báo cáo thường niên của Eurocham, tổng hợp các vấn đề quan trọng về hoạt động kinh doanh của 17 tiểu ban ngành nghề trực thuộc, cùng với những kiến nghị cải thiện môi trường kinh doanh, tăng cường thương mại đầu tư giữa Việt Nam và EU.