当前位置:首页 > Thể thao

【ket quá bóng đá】Học sinh cơ sở giáo dục nghề nghiệp được giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản

3 bên bắt tay giáo dục giới tính cho học sinh,ọcsinhcơsởgiáodụcnghềnghiệpđượcgiáodụcgiớitínhsứckhỏesinhsảket quá bóng đá sinh viên

Trọng tâm của chương trình nhằm cung cấp thông tin về sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục, HIV/AIDS, nhiễm trùng các bệnh lây truyền qua đường tình dục và bình đẳng giới, cho học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Các học viên sẽ được kiểm tra kiến thức và cấp chứng chỉ sau khi học.

Học sinh cơ sở giáo dục nghề nghiệp được giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản
Các đại biểu tham gia lễ phát động. Ảnh: Minh Anh

Ông Đỗ Năng Khánh - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp cho biết, đây là chương trình được dạy trực tuyến thông qua website giaoducgioitinh.online nhằm cung cấp thông tin về sức khỏe sinh sản, sức khoẻ tình dục, HIV/AIDS, nhiễm trùng các bệnh lây truyền qua đường tình dục và bình đẳng giới.

Chương trình cung cấp các bài viết nổi bật, bài học mới và đồng thời có các hướng dẫn để các học viên tự học. Ngoài ra các chủ đề chính cung cấp qua website này là các bài kiểm tra kiến thức trắc nghiệm và các quy trình cấp chứng chỉ cho học viên, hiện đã được ứng dụng trên nền tảng máy tính, điện thoại.

Ngay trong thời gian triển khai đã có khối lượng học sinh, sinh viên vào truy cập rất cao và tần suất sử dụng rất tốt. Trên trang web cũng đã đăng tải được 20 bộ phim ngắn tương tác, 30 bài học lý thuyết 50 bài đọc thêm và 35 nội dung liên quan khác. Sau khi hoàn thành các học phần, hệ thống kiểm tra đủ điều kiện sẽ cấp giấy chứng nhận là học viên đã hoàn thành chương trình giáo dục giới tính và tình dục toàn diện trực tuyến.

Sau 5 năm triển khai tới nay, chương trình đã dạy thử tại nhiều tỉnh thành. Ngoài ra, chương trình cũng đã tập huấn thực hiện cho giáo viên, học sinh ở nhiều tỉnh thành.

Chương trình được kỳ vọng sẽ tác động đến nhận thức của người học, của đội ngũ quản lý giáo dục các cấp, cán bộ, giảng viên trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp về sự cần thiết trang bị kiến thức sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục và phòng chống HIV cho người học nhằm xây dựng một môi trường học tập lành mạnh, an toàn.

Phát biểu tại sự kiện, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Lê Tấn Dũng nhấn mạnh, hiện nay tại nhiều vùng đồng bào dân tộc thiểu số tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết, xâm hại, bạo lực... xảy ra khá nhiều. Trước bối cảnh này chương trình giáo dục sức khỏe sinh sản, tình dục cho học sinh trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp là rất cần thiết.

"Với mục tiêu đào tạo nhân lực trực tiếp cho sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, có năng lực hành nghề tương ứng với trình độ đào tạo; có đạo đức, sức khỏe; có trách nhiệm nghề nghiệp; có khả năng sáng tạo, thích ứng với môi trường làm việc trong bối cảnh hội nhập quốc tế; việc trang bị kiến thức và kỹ năng sống về sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục, HIV/AIDS cho người học trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp vẫn là vô cùng cần thiết"- ông Dũng nói.

Ông Dũng cũng đề nghị Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp triển khai thực hiện hiệu quả. Có thể tổ chức tập huấn, tiếp tục xây dựng công cụ để học sinh, sinh viên thảo luận học tập.

Đồng thời, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp cũng phải giảng dạy, lồng ghép chương trình phù hợp hiệu quả. Đối với học sinh sinh viên, cần tham gia tích cực, qua đó truyền tải thông điệp tới học sinh khác chưa có thông tin”- ông Dũng nhấn mạnh.

Sự cần thiết nhân văn của chương trình

Chương trình được đánh giá là rất cần thiết bởi hiện nay đối tượng học sinh theo học trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đang rất trẻ. Nhiều em trong số này đang ở độ tuổi phát triển, còn rất trẻ.

Bà Trần Minh Huyền - Vụ trưởng Vụ Học sinh sinh viên (Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp) cho biết, chương trình rất có ý nghĩa với học sinh sinh viên cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Mặt khác nó cũng phù hợp trong bối cảnh chuyển đổi số, học sinh truy cập internet và học tập trực tuyến gia tăng.

Thầy Nguyễn Minh Tuấn - Phó hiệu trưởng Trường Cao đẳng Thái Nguyên đánh giá cao hiệu quả của chương trình. Tuy nhiên, theo ông Tuấn, nên có thêm bộ phận tư vấn sức khỏe, sinh sản tình dục cho các em, điều này sẽ tăng hiệu quả của chương trình.

Bà Naomi Kitahara - Trưởng đại diện UNFPA tại Việt Nam cho rằng, việc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phê duyệt đưa giáo dục giới tính và tình dục toàn diện vào chương trình giáo dục nghề nghiệp trên toàn quốc có ý nghĩa quan trọng. Bởi từ nay trở đi, có ít nhất hơn 4 triệu người học từ 15 đến 24 tuổi trong tất cả các cơ sở giáo dục nghề nghiệp khắp cả nước và mỗi năm có 2,3 triệu người học mới trong các chương trình giáo dục nghề nghiệp sẽ được tiếp cận với một chương trình giáo dục giới tính và tình dục toàn diện trực tuyến, có tính hệ thống, điều mà các bạn trẻ có thể chưa nhận từ các chương trình giáo dục phổ thông.

Bà Naomi Kitahara cũng cho rằng, trong bối cảnh internet bùng nổ toàn cầu thì việc tận dụng công nghệ để giáo dục là rất cần thiết. Điều này sẽ giúp lan tỏa thông tin, giáo dục tốt hơn cho học sinh, sinh viên.

Theo thống kê, hiện nay cả nước có hơn 2.000 cơ sở giáo dục nghề nghiệp với hơn 2 triệu học viên tốt nghiệp mỗi năm. Ngoài việc trang bị các ứng kỹ năng, việc tăng cường giảng dạy các kiến thức kỹ năng giáo dục giới tính sẽ giúp trang bị toàn diện cho người lao động, giúp họ có sức khỏe tốt để làm việc và gia nhập thị trường lao động.

分享到: