Cần thanh kiểm tra giá sữa
TS. Ngô Trí Long,ìsaoquotthảrôngquotgiásữbảng xếp hạng ấn độ chuyên gia thị trường giá cả cho rằng, chỉ khi các cơ quan chức năng thật sự vào cuộc, giá sữa mới trở về mức hợp lý. Các đợt thanh tra, kiểm tra về giá trước đây đã cho thấy hầu hết sản phẩm của các hãng sữa ngoại có thị phần lớn tại Việt Nam như Abbott, Mead Johnson... đều có giá bán lẻ cao gấp nhiều lần giá vốn.
Giá sữa liên tục tăng, người dùng ít có cơ hội dùng sữa hơn. Ảnh minh họa “Muốn biết đó có phải giá thành sản xuất thật sự của hàng loạt sản phẩm sữa hay không cũng không khó vì cơ quan chức năng ở Việt Nam hoàn toàn có thể dựa vào thương vụ Việt Nam ở nước ngoài để điều tra nhà sản xuất thật sự”, TS. Long nói.
Đồng quan điểm này, Luật sư Lê Hồng Lam, Văn phòng Luật Lạc Việt, cho rằng: “Cơ quan quản lý hoàn toàn có thể thực hiện các chương trình thanh tra, kiểm soát giá sữa như các nước đang làm, vấn đề là cơ quan quản lý cần ngồi lại với nhau để thống nhất phương thức quản lý. Còn về phía người tiêu dùng cũng cần tự bảo vệ mình bằng cách lấy hóa đơn để làm bằng chứng khi có sự tăng giá bất hợp lý”.
Theo tổ điều hành thị trường trong nước (Bộ Công Thương), một nghịch lý là mặc dù trong những tháng đầu năm 2013, sữa nguyên liệu thế giới đồng loạt giảm mạnh, từ 750 đến 1.288 USD/tấn so với cùng kỳ năm 2011, nhưng không có doanh nghiệp sữa nào giảm giá ở thị trường Việt Nam.
Vấn đề hiện nay là, quy định mới của Bộ Y tế về việc sản phẩm có hàm lượng đạm 34% trở lên mới được ghi là sữa đã tạo cơ hội cho các hãng sữa lách luật khi ghi nhãn không phải là sữa mà là thức ăn dinh dưỡng, thực phẩm bổ sung…
TS. Nguyễn Tiến Thỏa - Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội thẩm định giá Việt Nam - cho rằng: “Chúng ta có thông tin từ Hải quan, từ thương vụ. Quan trọng là căn cứ và làm rõ các yếu tố hình thành giá… Nếu cần thiết thì phải đưa các tên gọi thức ăn công thức, thực phẩm bổ sung vào luật giá để đảm bảo việc kê khai giá sữa”.
Ông Vũ Vinh Phú - Phó chủ tịch Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam thẳng thắn thừa nhận: Sự yếu kém của các doanh nghiệp thương mại nhà nước trong việc tham gia thị trường này cũng là một nguyên nhân khiến chúng ta khó khống chế được giá sữa.
“Gần 200 nhà nhập khẩu sữa toàn là khối tư nhân, không có một tổng công ty thương mại nhà nước nào, trong khi đây là thị trường nóng bỏng. Theo tôi, để quản lý được giá sữa thì chúng ta phải có một lượng sữa lớn để lấy hàng hóa áp đảo hàng hóa, trong đó phải có sự tham gia của các Tổng công ty thương mại lớn để đóng vai trò đầu mối dẫn dắt thị trường” ông Phú nói.
Mới đây, Bộ Tài chính đã có dự báo giá sữa sẽ tiếp tục đứng ở mức cao trong thời gian tới vì giá nguyên liệu sữa trên thị trường thế giới 6 tháng đầu năm 2013 vẫn tăng so với cuối năm 2012. Trong khi đó, thị trường sữa Việt Nam đang phụ thuộc quá lớn vào hàng nhập khẩu khi mà sữa sản xuất trong nước mới chỉ đáp ứng khoảng 30% nhu cầu. Liệu đây có phải là cơ hội cho các hãng sữa Việt Nam hay không?
Cần có chương trình thanh tra giá sữa, bảo vệ lợi ích người tiêu dùng. Ảnh minh họa Ông Trần Hữu Đức - Giám đốc đối ngoại Công ty Nutifood - cho biết: “Chúng tôi vẫn tiếp tục chiến lược phát triển được hình thành từ nhiều năm nay và đang nỗ lực đưa ra thị trường những sản phẩm sữa có thể thay thế sữa ngoại nhập. Giá bán sữa Nutifood so với sữa cùng loại nhập khẩu chỉ bằng 50 - 70%”.
Giá bán lẻ sữa ở Việt Nam cao nhất thế giới
Theo số liệu của Tổ chức Y tế thế giới, giá bán lẻ sữa ở Việt Nam đang ở mức cao nhất thế giới. Giá bán lẻ trung bình tại Việt Nam là 1,4 USD/lít, Trung Quốc 1,1 USD/lít, Ấn Độ 0,5 USD/lít, các nước Âu - Mỹ 0,5-0,9 USD/lít.
Giá sữa cho bà bầu, người ốm, trẻ nhỏ, người bệnh liên tục đi tiên phong trong việc tăng giá. Đánh giá của cơ quan chức năng cho thấy, chưa một lần giá sữa ngừng tăng, thậm chí còn tăng rất cao, vào khoảng từ 30 - 40% so với năm trước. Với đà tăng và giá bán sữa ngày càng cao, người tiêu dùng Việt Nam đang trở thành những người dùng sữa giá cao, hạng sang nhất thế giới.
Số liệu từ Cục Quản lý giá - Bộ Tài chính cho thấy trong 6 tháng đầu năm nay, đã có 5 doanh nghiệp sữa gửi thông báo tăng giá từ 2% - 16% cho cơ quan này.
Gần đây, sau thông tin giá xăng, giá điện, giá gas tăng, người tiêu dùng Việt Nam, nhất là các bà mẹ, người cao tuổi lại “choáng” trước thông tin giá sữa tăng. Đây là lần thứ 5 sữa tăng giá. Trong danh mục tăng giá sữa, ngoài sữa (có 34% đạm) còn có các sản phẩm khác như thực phẩm dinh dưỡng, thức ăn bổ sung... có thành phần sữa.
Mới đây nhất, hãng sữa Dutch Lady thông báo đến các nhà phân phối tăng 6.000 đồng/thùng sữa. Vào tháng 1, Công ty TNHH Mead Johnson Nutrition Việt Nam tăng giá 3 mặt hàng từ 15% - 16%, đồng thời Công ty TNHH Phân phối Tiên Tiến (nhà phân phối sản phẩm của Mead Johnson Nutrition Việt Nam) tăng giá 3 mặt hàng 9% - 10%.
Vào tháng 2 lại có thêm 2 doanh nghiệp tăng giá sữa là Công ty TNHH Dinh Dưỡng 3A Việt Nam - tăng 31 mặt hàng từ 2% - 9,5% và Công ty TNHH Friesland Campina - tăng thêm 9% một số mặt hàng.
Tháng 5, Công ty TNHH Nestlé Việt Nam tăng giá 3 mặt hàng với mức 8% từ ngày 10/5... Lý do mà các doanh nghiệp này đưa ra là các chi phí như bán hàng, quản lý doanh nghiệp, tiền lương... tăng.
Hồng Anh(t/h)
【bảng xếp hạng ấn độ】Vì sao "thả rông" giá sữa?
人参与 | 时间:2025-01-12 20:53:27
相关文章
- Hoa Lư khiếu nại gói thầu 35 nghìn tỷ, ACV báo cáo Thủ tướng trước ngày 22/8
- Indonesia xác định được vị trí hộp đen máy bay Sriwijaya Air gặp nạn
- Ngày 25/3: Giá vàng miếng SJC đi ngang, vàng thế giới giảm phiên chốt cuối tuần
- SeABank (SSB) tỷ lệ nợ xấu giảm, hoàn thành 104% kế hoạch lợi nhuận năm 2022
- Lập đoàn kiểm tra vụ xã bán hàng nghìn m3 đất trái quy định
- Dự báo thời tiết hôm nay 6/12: Miền Bắc đón không khí lạnh tăng cường, miền Nam có nắng đẹp
- Agriseco: Tác động của sự kiện quốc tế tới thị trường chứng khoán Việt Nam chỉ là nhất thời
- Nước hồ thủy điện cạn kiệt, EVN phải huy động 2,57 tỷ kWh điện chạy dầu trong năm 2019
- Các tỉnh Tây Nguyên ký cam kết đưa hàng hóa chất lượng vào TP. Hồ Chí Minh
- Tình hình thu hồi đất thực hiện các dự án
评论专区