【bxh nữ anh】Chất gây bệnh mới vừa phát hiện trong thuốc lá điện tử nguy hại ra sao?
Thông tin được Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá,ấtgâybệnhmớivừapháthiệntrongthuốcláđiệntửnguyhạbxh nữ anh Bộ Y tế, chia sẻ với báo chí hồi cuối tháng 6. Theo đó, mặc dù vitamin E acetat an toàn khi được tiêu thụ dưới dạng thực phẩm hoặc mỹ phẩm, nhưng hậu quả của việc hít phải vitamin E acetat vẫn chưa được tìm hiểu đầy đủ. Hiện nay, một số quốc gia như Canada, Vương quốc Anh và một số tiểu bang ở Mỹ đã cấm vitamin E acetat.
Khi vitamin bị nung nóng trong thuốc lá điện tử sẽ tạo thành khí ketene độc, gây bệnh tổn thương phổi cấp liên quan thuốc lá điện tử(EVALI). Bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc Bệnh viện Bạch Mai, cho biết đây là bệnh lý mới chưa có phác đồ điều trị chính thức, gây tổn thương phổi mạn tính.
Ông cho biết thêm hiện chưa phát hiện ca bệnh EVALI tại Việt Nam nhưng Bệnh viện Bạch Mai đã cảnh báo các bệnh viện để sàng lọc chẩn đoán, xét nghiệm kỹ hơn khi có bệnh nhân ngộ độc do hút thuốc lá điện tử.
EVALI là bệnh nguy hiểm, các bệnh nhân đều phải nhập viện, 76% phải hỗ trợ hô hấp bằng cách thở oxy, 22% thở máy không xâm nhập, 26% đặt ống nội khí quản, một số ca phải can thiệp ECMO (hệ thống tuần hoàn ngoài cơ thể). Khi hồi phục, 25-85% bị di chứng xơ phổi với các mức độ khác nhau...
Triệu chứng của EVALI xuất hiện hàng giờ, hàng tuần trước khi nhập viện, gồm khó thở, ho, đau ngực, tiêu chảy, đau bụng, sốt, mệt. Hình ảnh chụp Xquang cho thấy phổi tổn thương trông lỗ chỗ như bánh mì hoặc như bỏng ngô.
Năm 2020, nghiên cứu cho thấy 3,6% người trưởng thành tại Việt Nam hút thuốc lá điện tử, trong khi năm 2015 chỉ 0,2%. Đối với nhóm tuổi học sinh từ 13-15, điều tra năm 2022 cho thấy tỷ lệ này là 3,5%. Trong khi điều tra năm 2019 của Tổ chức Y tế thế giới, tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử trong học sinh 15-17 tuổi tại Việt Nam là 2,6%.
Thực tế gần đây, nhiều học sinh phải cấp cứu vì ngộ độc nicotin và các dung dịch có trong sản phẩm thuốc lá điện tử.
Trong công văn gửi 4 Bộ: Giáo dục Đào tạo, Công thương, Thông tin Truyền thông và Công an, hồi tháng 5, Bộ Y tế cho hay những sản phẩm thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng và shisha, đều chưa được phép nhập khẩu, kinh doanh và lưu hành tại thị trường Việt Nam, tuy nhiên việc mua bán, quảng cáo đang diễn ra phổ biến, đặc biệt trên mạng internet.
Bộ Y tế đề nghị các Bộ liên quan tăng cường truyền thông và ngăn ngừa sử dụng các sản phẩm trên; tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp mua, bán, vận chuyển, tàng trữ, khuyến mại, tiếp thị thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng.
Thuốc lá thế hệ mới cần được quản lý như thế nào?Một khảo sát điều tra tình hình sử dụng thuốc lá tại 34 tỉnh thành vào năm 2020 của Bộ Y tế chỉ ra rằng tỷ lệ sử dụng thuốc lá điện tử đã tăng tới 18 lần.(责任编辑:La liga)
- Tiếp tục đề nghị truy tố bà Nguyễn Phương Hằng cùng 4 đồng phạm
- Doanh nghiệp nên chủ động cung cấp thông tin để ưng phó với cáo buộc bán phá giá thép không gỉ
- Đi dọc bắc
- Infographics: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu cả nước 10 tháng ước đạt 647,87 tỷ USD
- Kết thúc phiên đấu giá, biển số 51K
- Thủ lĩnh đối lập đòi Taliban rút lui, Italia dời đại sứ quán khỏi Afghanistan
- Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 1 tăng 20%
- Mỹ thừa nhận 'giết nhầm' 10 thường dân trong vụ không kích Kabul
- Vụ 'chuyến bay giải cứu': Không quen biết nhau, sao biếu quà cảm ơn tiền tỷ?
- Mỹ lập tức đưa ra quyết định quan trọng sau khi Gruzia ngừng gia nhập EU
- Hà Tĩnh: Xử lý 35 vụ vi phạm liên quan đến xăng dầu
- Tính năng tàu ngầm phóng tên lửa đạn đạo của Hàn Quốc
- Chứng khoán phái sinh ngày 6/1: Các hợp đồng tương lai giảm điểm nhẹ, thanh khoản co hẹp
- Thu giữ 260 kg hoa hồi nhập lậu từ Trung Quốc