TPHCM đề xuất Bộ Y tế điều động,ộYtếsẽđiềuphốimáythởchokhotrangthiếtbịdãchiếntạket qua thuy dien hỗ trợ nhân lực phòng, chống Covid-19 | |
Bộ Y tế sẽ điều động 1.000 người hỗ trợ Bắc Giang chống dịch | |
Bắc Ninh đề nghị Bộ Y tế hỗ trợ các thiết bị phòng chống dịch |
Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cùng các lãnh đạo Bộ Y tế đã họp với các nhà sản xuất, cung ứng oxy để nghe báo cáo và thảo luận về việc cung ứng oxy trong thời gian tới. Ảnh Văn Đạo |
Ngày 17/7, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đã có cuộc họp trực tuyến để trao đổi với các chuyên gia của Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Hồi sức Covid-19 của TP Hồ Chí Minh (cơ sở 2 của Bệnh viện Ung bướu TPHCM có quy mô 1.000 giường ICU).
Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cho biết, Bộ Y tế áp cơ chế điều hành của Bệnh viện Chợ Rẫy cho Bệnh viện Hồi sức Covid-19 của TPHCM để phối hợp chặt chẽ với thành phố điều động đội ngũ nhân lực và trang thiết bị tốt nhất cho Trung tâm hồi sức này.
Cùng ngày, Bộ Y tế đã xuất cấp các máy thở chức năng cao cho bệnh viện này để phục vụ điều trị bệnh nhân nặng. Cùng với đó, Bộ Y tế cũng đã thành lập kho trang thiết bị, vật tư tiêu hao dã chiến tại TPHCM và sẽ điều phối 2.000 máy thở cho kho dự trữ này.
Đồng thời, Bộ trưởng Bộ Y tế giao Trưởng Bộ phận thường trực của Bộ Y tế tại TPHCM và Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy để có thể phân bổ trang thiết bị cho Bệnh viện Hồi sức Covid-19 và các địa phương trong khu vực.
Để chủ động nguồn cung cấp trang thiết bị, vật tư tiêu hao, trong đó có oxy, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cùng các lãnh đạo Bộ Y tế đã họp với các nhà sản xuất, cung ứng oxy để nghe báo cáo và thảo luận về việc cung ứng oxy trong thời gian tới khi dịch bệnh gia tăng. Các đại biểu tham dự cuộc họp cùng thống nhất tăng công suất sản xuất, tăng dự trữ và tăng cường phân phối đến các cơ sở y tế.
Trước đó, tại cuộc họp trực tuyến công tác phòng chống dịch Covid-19 với các địa phương trong cả nước, Bộ trưởng Bộ Y tế đã yêu cầu phải thiết lập hệ thống oxy trung tâm tại các bệnh viên tuyến tỉnh để điều trị bệnh nhân Covid-19 nặng; đồng thời các bệnh viện tuyến huyện phải dự trữ oxy để phục vụ công tác điều trị.
Hiện tại Bệnh viện Ung bướu TPHCM đang điều trị bệnh nhân Covid-19 nặng, nguy kịch do các bệnh viên tuyến 3 chuyển đến. Cùng với đó, bệnh viện còn phải đảm bảo điều tị bệnh nhân có bệnh lý ung thu ở khu vực ngoại trú.
BS.CKII Lê Anh Tuấn, Phó Giám đốc Bệnh viện Ung bướu TPHCM kiêm Phó Giám đốc Bệnh viện Hồi sức Covid-19 chia sẻ, bệnh viện có quy mô hỗ trợ hô hấp cho 1.000 bệnh nhân. “Theo kế hoạch, chúng tôi bố trí 100 giường hồi sức tích cực cho bệnh nhân nguy kịch, 900 giường cho bệnh nhân nặng. Bệnh viện chỉ tiếp nhận bệnh nhân Covid-19 nặng, từ các tầng kế cận chuyển lên chứ không phải từ các bệnh viện dã chiến”, BS.CKII Lê Anh Tuấn cho biết.
Tuy nhiên, bệnh viện hồi sức tích cực đòi hỏi trang thiết bị hiện đại, máy lọc máu, máy thở cao cấp… Do đó, tùy theo số lượng bệnh nhân, bệnh viện sẽ huy động trang thiết bị, vật tư y tế từ các bệnh viên bạn, sự đầu tư cảu TPHCM và Bộ Y tế.
Dự kiến, bệnh viện sẽ có 340 bác sĩ, hơn 1.000 điều dưỡng; lực lượng hỗ trợ khoảng 500 nhân viên. Đội ngũ tinh nhuệ đến từ Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Nhân dân 115, Bệnh viện Nhân dân Gia Định và các bệnh viện tuyến trung ương do Bộ Y tế cử vào và huy động lực lượng từ các tỉnh bạn… Hiện tại, bệnh viện đã tập trung được 533 cán bộ từ các bệnh viện lớn từ trung ương, TPHCM và nhiều tỉnh cử vào.
Theo Sở Y tế TPHCM, tính tới ngày 17/7, đã có 24 đoàn với hơn 4.400 nhân viên y tế cả nước hỗ trợ TPHCM trong công tác phòng, chống dịch Covid-19. Trong đó, 535 bác sĩ, 1.222 điều dưỡng, 53 kỹ thuật viên, 8 giảng viên và 2.655 sinh viên . Bên cạnh đó, hơn 30 lãnh đạo các Vụ, Cục, Viện, trường trực thuộc Bộ Y tế đã được điều động bổ sung cho Bộ phận Thường trực của Bộ Y tế tại TPHCM trực tiếp hỗ trợ TP Thủ Đức và tất cả các quận, huyện của TPHCM triển khai các hoạt động chống dịch. Hiện Bộ Y tế đang duy trì hoạt động của 7 đoàn công tác hỗ trợ chống dịch tại các tỉnh Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ. Các tỉnh này còn nhận được sự chi viện từ các bệnh viện tuyến trung ương và Sở Y tế các địa phương. |