【thụy sĩ vs tây ban nha】Thỏa thuận Minsk
作者:Nhà cái uy tín 来源:Ngoại Hạng Anh 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-25 18:02:27 评论数:
Giải pháp khả thi nhằm hạ nhiệt căng thẳng giữa Nga và Ukraine hiện nay chỉ có thể dựa vào Hiệp định Minsk được ký kết từ Bộ Tứ Normandy.
Đại diện các bên tham gia cuộc họp tại Paris. Ảnh: Elysees
Hiệp định Minsk hay còn gọi là thỏa thuận Minsk được các nước Pháp,ỏathuậthụy sĩ vs tây ban nha Đức, Nga và Ukraine thông qua ngày 12-2-2015, với những nội dung cụ thể như: Quân đội Ukraine và phe đối lập ở Donetsk và Lugansk sẽ tiến hành ngừng bắn ngay lập tức vào chiều 15-2, các bên liên quan phải rút các loại vũ khí hạng nặng ra khỏi khu vực chiến sự từ 25-70km tùy theo cỡ nòng của các loại vũ khí này và sẽ tạo ra một vùng đệm rộng hơn và hoàn tất trong 2 tuần dưới sự giám sát của Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE), các chiến binh nước ngoài phải rời khỏi Ukraine, phóng thích tù nhân, Donetsk và Lugansk phải tiến hành bầu cử lại, Ukraine sẽ phải thay đổi Hiến pháp để trao thêm nhiều quyền hơn nữa cho các vùng thuộc miền Đông nước này và khôi phục mọi hoạt động kinh tế tại miền Đông.
Tuy nhiên, những giải pháp chính cho các vấn đề chính trị và kinh tế liên quan đến cuộc xung đột tại Ukraine vẫn còn đang để ngỏ và lãnh đạo các nước Pháp, Đức, Nga và Ukraine sẽ phải tiếp tục trải qua một loạt các cuộc đàm phán khó khăn cho đến tận cuối năm 2015 mới mong giải quyết được vấn đề này. Đến tháng 7-2020, một thỏa thuận ngừng bắn nằm trong khuôn khổ Minsk đã được thông qua. Từ đó tình hình căng thẳng ở miền Đông Ukraine có phần hạ nhiệt.
Tuy nhiên, những tháng gần đây căng thẳng giữa Nga và Ukraine lại tiếp tục leo thang khi Mỹ và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) cáo buộc Nga huy động hàng trăm ngàn quân tập kết tại biên giới với Ukraine để chuẩn bị tấn công nước này. Mỹ và phương Tây cũng lớn tiếng tuyên bố sẽ trừng phạt nặng nề nhằm vào Nga nếu Matxcơva tấn công Ukraine.
Trong khi đó, Nga nhiều lần phủ nhận các cáo buộc này, đồng thời khẳng định tập trung quân chỉ để bảo vệ biên giới không có ý định tấn công Ukraine, đồng thời Matxcơva cũng cáo buộc chính Mỹ, NATO đã gây ra bất ổn ở miền Đông Ukraine khi cung cấp vũ khí cho quân đội chính phủ nhằm đàn áp vùng miền Đông. Mâu thuẫn càng gia tăng khi các bên liên quan liên tục “khẩu chiến” nhằm vào nhau làm cục diện ngày càng xấu thêm và đẩy Nga và Ukraine gần kề bên miệng hố chiến tranh.
Do vậy cuộc họp cấp cố vấn ngoại giao theo định dạng Normandy giữa các quan chức ngoại giao Pháp - Đức - Nga - Ukraine ngày 26-1 tại thủ đô Paris có ý nghĩa đặc biệt như lời nhắc nhở các bên liên quan thực hiện nghiêm thỏa thuận Minsk nhằm hạ nhiệt căng thẳng Nga - Ukraine đang leo thang từng ngày.
Trong Tuyên bố chung ngắn gọn được Phủ Tổng thống Pháp đưa ra sau cuộc họp, các bên khẳng định Hiệp định Minsk vẫn sẽ là nền tảng thảo luận của định dạng Normandy, đồng thời các bên cam kết giảm nhẹ các bất đồng hiện nay trong các phiên làm việc tiếp theo.
Theo đó, cả 4 bên đều ủng hộ việc tôn trọng không điều kiện việc ngừng bắn cũng như việc tuân thủ đầy đủ các biện pháp tăng cường lệnh ngừng bắn đã được đưa ra ngày 22-7-2020, bất kể các bất đồng về các chủ đề khác liên quan đến việc thực thi các thỏa thuận Minsk. Cuối cùng, các bên nhất trí sẽ gặp lại nhau sau 2 tuần nữa tại thủ đô Berlin của Đức.
Đại diện phía Nga, ông Dmitry Kozak cho rằng mặc dù các vấn đề liên quan đến miền Đông Ukraine vẫn chưa được giải quyết nhưng phía Nga hy vọng các bất đồng giữa các bên sẽ được thu hẹp.
Cuộc họp vừa kết thúc tại thủ đô Paris là một trong số những động thái ngoại giao đang được các nước phương Tây triển khai dồn dập nhằm tháo dần ngòi nổ nguy cơ chiến tranh giữa Nga và Ukraine.
Ở thời điểm hiện tại, trong khi Mỹ và nhiều thành viên khác của NATO theo đuổi cách đáp trả cứng rắn với Nga, chính quyền Pháp vẫn ưu tiên giải pháp ngoại giao. Ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian cho biết, với tư cách là nước đang giữ chức Chủ tịch luân phiên của Hội đồng châu Âu, Pháp đã huy động toàn bộ nguồn lực ngoại giao để ngăn căng thẳng hiện nay biến thành chiến tranh.
Giới quan sát cho rằng, mặc dù tín hiệu chiến tranh giữa Nga và Ukraine (hậu thuẫn là Mỹ và NATO) đã gần kề, tuy nhiên nếu các bên liên quan biết kiềm chế thì thỏa thuận Minsk sẽ là giải pháp mang tính cầu nối cho hòa bình ở Ukraine.
HN tổng hợp