【kèo bóng đá giao hữu câu lạc bộ】Mệt mỏi vì nhóm chat công việc hoạt động tới tận nửa đêm
“Bạn vừa được mời vào một nhóm chat mới”. Đây là nhóm thứ 6 trong tuần cô được thêm vào kể từ khi thử việc.
“Team tập thể,ệtmỏivìnhómchatcôngviệchoạtđộngtớitậnnửađêkèo bóng đá giao hữu câu lạc bộ bán đồ ăn vặt, chia sẻ tài liệu, thông báo khẩn, chăm sóc khách hàng… Đủ thể loại nhóm chat khiến tôi phát sợ. Không chỉ một, công ty của tôi sử dụng tận 3 ứng dụng khác nhau. Tên nhóm được đặt theo cách mà người đến sau không hiểu nổi”, Mi bày tỏ.
Đến tận nửa đêm, cô gái vẫn nhận được thông báo từ các group từ lớn đến nhỏ. Một số thảo luận công việc trong khi số khác chỉ trò chuyện cá nhân.
“Tôi mất khá nhiều thời gian để đọc hết các cuộc hội thoại. Lúc đi chơi với bạn bè, tôi cũng phải kiểm tra tin nhắn liên tục. Lỡ hôm nào bận một chút là điện thoại như muốn ‘nổ tung’”, Mi nói thêm.
Ngày đêm, cuối tuần
Tương tự Tú Mi, Đức Vinh (27 tuổi) cũng chung cảnh ngộ. 0h đêm thứ 6, anh vẫn nhận được thông báo gửi đến từ nhóm chat công ty.
Khi mới bắt đầu công việc, anh ít khi nào dám tắt điện thoại lâu vì sợ không kịp hồi âm tin nhắn của sếp. Ngoài đồng nghiệp, khách hàng và các nhóm nhân sự freelance, nhân sự thuê bên ngoài cũng có hàng loạt nhóm trò chuyện.
Anh lúc nào cũng mệt mỏi, không hài lòng với việc tin nhắn từ các group chat “ting ting" suốt đêm từ báo cáo, dự án cho đến những chuyện cá nhân.
Công việc kéo dài từ 9h sáng đến 19h, sau thời gian đó, anh muốn có thời gian nghỉ ngơi của riêng mình mà không bị làm phiền.
"Tôi hiểu các đồng nghiệp có nhiều deadline và họ chỉ đang cố gắng hoàn thành chúng trước khi sang ngày mới. Tuy nhiên, khi nghe tiếng 'ting ting' vào buổi tối, tôi cứ tưởng mình đang ở chỗ làm", anh than thở.
Tiếng "ting ting" đó cũng đi theo Nguyễn Trần Quỳnh Trang (26 tuổi, làm trong ngành agency ở TP.HCM) trong suốt kỳ nghỉ phép. Dù biết cô đang nghỉ ngơi, đồng nghiệp liên tục nhắn tin về công việc, dù chỉ để báo cho cô chuyện gì đang xảy ra.
Khi có tỏ ý trách, một người bạn cùng phòng giải thích "sợ cô sót những chuyện hot khi đi vắng".
"Thật sự tôi không có nhu cầu đọc tin nhắn công việc suốt ngày đêm, cuối tuần, trong kỳ nghỉ", Quỳnh Trang thẳng thắn.
Là quản lý cấp trung ở công ty, Quỳnh Trang phụ trách khoảng 20 nhân sự. Gần 1 tháng trước khi nghỉ phép, cô đã sắp xếp mọi công việc để có thời gian ở bên gia đình.
Trước khi đi, cô tắt thông báo từ mọi nhóm công việc. Dù vậy, cô vẫn không thoát khỏi những tin nhắn được gọi đích danh, chỉ để nói vài chuyện phiếm.
"Với nhân sự làm trực tiếp, tôi mặc định với các bạn tin nhắn ngoài giờ hành chính là công việc không gấp. Nhiều người mặc định lúc nào cũng có thể nói chuyện công việc, không cần biết tới giờ nghỉ ngơi", cô kể khổ.
Trong suốt một năm làm việc tại bộ phận nhân sự của một công ty IT ở TP.HCM, Minh Phương (26 tuổi) luôn lo lắng mỗi khi nghe tiếng chuông tin nhắn.
Những âm thanh này phá hỏng bữa ăn trưa cũng như đánh thức cô dậy làm việc lúc nửa đêm.
"Nếu có việc cần, sếp tôi có thể nhắn tin rất trễ. Một vài lần tôi cố lờ đi ngủ tiếp nhưng cảm giác khó chịu, ức chế và cả lo sợ cuối cùng vẫn khiến tôi bật dậy, mở điện thoại ra", Phương nói với Zing.
Ngoài ra, cô biết sếp luôn muốn nhân viên "trả lời ngay", không quan tâm đó là giờ cơm tối, đêm muộn, hay cuối tuần. Bất cứ lúc nào, chỉ cần có câu hỏi, ý tưởng, hay thông tin gì cần kiểm tra, sếp sẵn sàng nhắn hỏi, chờ bằng được cô trả lời thì thôi.
Trần Tuấn Anh (22 tuổi, quận 11) đếm sơ sơ có khoảng 20 nhóm trò chuyện khác nhau. Chàng trai cho biết các group thường được tạo theo dự án, phòng ban. Tuy nhiên, khi có sự thay đổi nhân sự thì một nhóm mới lại xuất hiện.
“Bị thêm vào nhiều group khiến tôi thấy khá phiền và việc quản lý hơi cồng kềnh. Nhiều cuộc trò chuyện có thể trao đổi trong nhóm hiện tại nhưng mọi người lại chọn nhảy sang chỗ khác nói tiếp. Đôi khi tôi thấy chóng mặt vì không biết mình đang nhắn ở đâu. Tình trạng nhầm lẫn giữa các nhóm ‘tám chuyện’ và công việc là thường xuyên xảy ra”, anh nói.
Theo anh, “ma trận” nhóm chat mang đến nhiều phiền hà cho nhân viên văn phòng. Bất cập lớn nhất là mất thời gian khi phải kiểm tra từng group cho cùng hạng mục, khó báo cáo công việc.
“Lúc làm ở công ty cũ, nhiều khi sếp thấy tôi trả lời đồng nghiệp thì liền nhắn riêng để giao việc vì nghĩ tôi đang rảnh. Khi đó tôi thấy khá khó chịu do đã ngoài giờ làm. Quá nhiều nhóm chat cũng khiến tôi khó cân bằng giữa công việc và cuộc sống cá nhân”, nam nhân viên văn phòng chia sẻ.
Ranh giới giữa làm và nghỉ
Nhiều người cho rằng vấn đề thực sự không chỉ là những dòng thông báo mà nằm ở cách tiếp cận công việc, sự kỳ vọng của cấp trên, đồng nghiệp rằng người nhận tin nhắn luôn sẵn sàng nhận nhiệm vụ mọi lúc, mọi nơi.
Theo Mi, âm thanh báo tin nhắn mới khiến cô không còn được thoải mái thư giãn vào buổi tối.
Tùy vào từng trường hợp, Mi cũng tìm cơ hội góp ý với quản lý song cách giải quyết chỉ hiệu quả một thời gian ngắn rồi “đâu lại vào đấy”.
“Vài tháng gần đây, tôi tập thói quen tắt hẳn thông báo từ các nhóm ít quan trọng và giãn thời gian kiểm tra điện thoại. Nếu không quá khẩn cấp, tôi sẽ dành 30 phút cuối ngày để đọc một lượt. Tôi cũng nhờ mọi người gắn thẻ tên mình nếu cần giải quyết gấp”, Mi chia sẻ.
Còn với Đức Vinh, đến tầm 21h, nếu không có gì quá gấp gáp cần giải quyết, anh sẽ đưa điện thoại sang chế độ “không làm phiền".
Điều này giúp anh không bị vướng bận bởi những tin nhắn đêm khuya dù đôi lúc cũng gặp nhiều tình huống khó xử.
“Đồng nghiệp từng lên tiếng chê trách tôi thiếu nhiệt tình trong công việc. Điều này khiến tôi khá đắn đo”, anh nói. Do đó, trước khi tắt hết thông báo điện thoại, anh luôn chủ động báo vào một group lớn xin phép nghỉ ngơi.
Trao đổi với Zing, ông Vũ Việt Anh, Tiến sĩ khoa học, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Học viện Thành Công, nhận định việc những doanh nghiệp sử dụng công cụ các nhóm chat để trao đổi công việc là thực trạng phổ biến và mang lại nhiều lợi ích.
Nhờ sự phát triển của các ứng dụng mạng xã hội, doanh nghiệp tiết kiệm được một phần chi phí, cho phép tiếp cận với nhân viên nhanh hơn. Sự tương tác giữa các phòng ban, quản lý với đội ngũ cũng dễ dàng hơn và có thể đo lượng hiệu quả ngay lập tức qua các tin nhắn.
Thế nhưng, bên cạnh những ưu điểm, điều này cũng song hành với nhiều trở ngại. Trong đó, bất cập nhất là quyền riêng tư bị xâm phạm.
“Ngoài giờ làm việc ở văn phòng, việc nhận tin nhắn ồ ạt từ nhóm chat khiến chúng ta dễ bị phân tâm, mất đi sự riêng tư. Bên cạnh đó là rối loạn thông tin, gây ức chế, căng thẳng vì liên tục nghe thông báo, không tập trung làm việc khác".
Theo ông, những người làm nhân sự, doanh nghiệp, cấp quản lý nên áp dụng các công cụ quản lý hiện đại, nền tảng đa kênh để làm sao giám sát được tiến độ công việc nhưng vẫn tôn trọng đời sống cá nhân của nhân viên. Điều đó vừa thể hiện sự chuyên nghiệp vừa tạo môi trường giúp nhân viên thoải mái sáng tạo trong công việc.
Dermot Crowley, tác giả của cuốn sách Urgent!, Smart Work and Smart Teams, nói rằng urgency culture (tạm dịch: văn hóa khẩn cấp) là một phần của công sở hiện đại.
Văn hóa này mong đợi nhân viên sẵn sàng làm thêm giờ, mang việc về nhà và trả lời tin nhắn của sếp, họp online bất chấp cuối tuần, ngày nghỉ.
Còn theo nhà tâm lý học Jasdeep Mago, điều quan trọng là phải xác định lý do chúng ta không thể nói "không" với cấp trên khi được giao việc một cách vô lý.
"Việc không thể từ chối có thể xuất phát từ nỗi sợ bị sa thải, trừ lương, đánh giá không tốt. Nếu đúng như vậy, thì rõ ràng bạn đang làm việc vì sợ hãi và tổ chức của bạn đang tích cực tạo ra bầu không khí đó. Môi trường làm việc như vậy sẽ không bao giờ khuyến khích bạn phát triển", bà Mago nói.
Ngoài ra, theo bà, tính cấp bách là kết quả của một xã hội năng động khi mọi thứ đang không ngừng thay đổi và phát triển. Tuy nhiên, khi nó trở thành lối sống, mọi thứ đều trở nên khẩn trương, không có ranh giới giữa việc phải làm ngay lập tức và những thứ có thể chờ đợi, trì hoãn, điều này có thể gây hại hơn là tạo ra năng suất thực sự.
Theo Zing
本文地址:http://game.marimbapop.com/html/464e299092.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。