Empire777Empire777

【bảng xếp hạng liga indonesia】Thủ tướng: Xử lý nghiêm các sai phạm, bảo vệ nhà đầu tư

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính

Gần 15 giờ chiều nay (5/11) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính được mời vào vị trí trả lời chất vấn trước Quốc hội.

Ông cũng là thành viên Chính phủ thứ 5 đăng đàn trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ tư này,ủtướngXửlýnghiêmcácsaiphạmbảovệnhàđầutưbảng xếp hạng liga indonesia trong 2,5 ngày qua.

Thủ tướng cảm ơn các vị đại biểu Quốc hội đã quan tâm và thẳng thắn chỉ ra những hạn chế, bất cập, yếu kém, vướng mắc còn tồn tại và khó khăn, thách thức phải vượt qua. Đồng thời, các đại biểu Quốc hội đã tâm huyết đóng góp, gợi mở cho Chính phủ, các bộ, ngành nhiều giải pháp trên tất cả các lĩnh vực. Điều đó thể hiện tinh thần đồng hành của Quốc hội với Chính phủ trong quản lý, điều hành.

"Chính phủ xin trân trọng cảm ơn, lắng nghe và nghiêm túc tiếp thu các ý kiến xác đáng, phù hợp, khả thi của các vị đại biểu Quốc hội và đồng bào, cử tri cả nước. Trong đó, có nhiều vấn đề đã và đang được triển khai thực hiện, xử lý từng bước có hiệu quả; nhưng cũng có những vấn đề cần phải tiếp tục tập trung nghiên cứu, giải quyết, khắc phục cả trước mắt và lâu dài", Thủ tướng phát biểu.

Toàn cảnh phiên họp chiều 5/11 của Quốc hội.

Báo cáo, giải trình một số vấn đề được đại biểu Quốc hội và đồng bào, cử tri quan tâm, lưu ý, Thủ tướng cập nhật tình hình kinh tế, xã hội 10 tháng 2022.

Ông nói, đầu kỳ họp, Chính phủ đã báo cáo Quốc hội về tình hình 9 tháng đầu năm 2022. Đến nay, tình hình thế giới đã có nhiều điểm mới; các yếu tố rủi ro gia tăng cả về mức độ, quy mô, tính chất, phạm vi, nhất là về kinh tế vĩ mô, tài chính, tiền tệ. Hoa Kỳ tăng lãi suất để chống lạm phát, USD tăng giá dẫn đến nhiều đồng tiền chủ chốt khác mất giá; suy giảm tăng trưởng và nguy cơ suy thoái rõ nét hơn.

Theo Thủ tướng, tình hình kinh tế xã hội nước ta 10 tháng tiếp tục xu hướng phục hồi tích cực.

Chỉ số giá tiêu dùng(CPI) bình quân 10 tháng tăng 2,89%. Thu ngân sách nhà nước (NSNN) đạt 103,7% dự toán, tăng 16,2% so với cùng kỳ. Vốn FDI thực hiện đạt 17,45 tỷ USD, tăng 15,2%. Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu đạt 616 tỷ USD, tăng 14,1%, xuất siêu 9,4 tỷ USD. Xuất khẩu nông sản đạt 45 tỷ USD và xuất khẩu gạo trên 6 triệu tấn. Sản xuất công nghiệp tăng 9%; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 20,2%. Trên 178.000 doanh nghiệpđược thành lập mới và quay trở lại hoạt động, tăng 58,3% so với cùng kỳ.

Thời gian tới, Chính phủ, chính quyền địa phương tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện quyết liệt, hiệu quả những nhiệm vụ, giải pháp đề ra; khắc phục những hạn chế, yếu kém; phấn đấu đạt mức cao nhất mục tiêu năm 2022 và tạo đà cho thực hiện kế hoạch năm 2023, Thủ tướng nói.

Trước bối cảnh khó khăn, thách thức nêu trên, Thủ tướng nêu rõ, công tác chỉ đạo điều hành kinh tế vĩ mô sẽ ngày càng gặp nhiều khó khăn. Thời gian gần đây, Ngân hàngNhà nước Việt Nam đã kịp thời điều chỉnh biên độ tỷ giá và nâng lãi suất điều hành ở mức độ hợp lý để góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô .

"Thời gian tới, chúng ta tuyệt đối không chủ quan, lơ là, mất cảnh giác, nhưng cũng không hoang mang, dao động, ngược lại phải luôn bình tĩnh, tự tin, bản lĩnh, chủ động, linh hoạt trong lãnh đạo, chỉ đạo điều hành", Thủ tướng nhấn mạnh.

Người đứng đầu Chính phủ cho biết sẽ nâng cao năng lực phân tích, dự báo; chủ động xây dựng các kịch bản, phương án thích ứng hiệu quả. Kiên định mục tiêu ưu tiên ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ chắc chắn, thận trọng, chủ động, linh hoạt; phối hợp đồng bộ, chặt chẽ, hiệu quả với chính sách tài khóa và các chính sách khác; không chuyển trạng thái đột ngột (điều hành giật cục). Tập trung nghiên cứu, điều hành cân bằng, hợp lý giữa tỷ giá với lãi suất; giữa kiểm soát lạm phát với tăng trưởng kinh tế và sát thực tiễn. Bảo đảm thanh khoản, tăng trưởng tín dụng hợp lý, hiệu quả, an toàn hệ thống ngân hàng và an ninh tiền tệ . Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân và các chủ thể liên quan theo đúng quy định pháp luật trong bất cứ hoàn cảnh nào; góp phần củng cố, tăng cường niềm tin của Nhân dân, doanh nghiệp, thúc đẩy phục hồi nhanh và phát triển bền vững.

"Chúng ta không thể không quyết liệt xử lý nghiêm các sai phạm, tiêu cực; làm như vậy không những để phát triển lành mạnh, bền vững các loại thị trường, minh bạch nền hành chính, nền kinh tế; mà còn để bảo vệ các nhà đầu tư, các định chế tài chính, ngân hàng, doanh nghiệp chân chính hoạt động an toàn, bền vững."

Cùng với việc tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm các vi phạm , Chính phủ đã chỉ đạo sửa đổi các quy định pháp luật liên quan và thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp khắc phục tình trạng yếu kém ; đồng thời có giải pháp phù hợp, hiệu quả bảo đảm các thị trường này hoạt động minh bạch, lành mạnh, bền vững theo quy định của pháp luật, Thủ tướng thông tin.

Ông cho biết, thời gian tới, Chính phủ tiếp tục tập trung chỉ đạo rà soát, hoàn thiện thể chế, trước hết là đề xuất Quốc hội sửa đổi pháp luật về chứng khoán, doanh nghiệp và sửa một số nghị định, thông tư liên quan. Tăng cường công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình, tính tuân thủ của các doanh nghiệp, đối tác tham gia thị trường. Rà soát, có giải pháp chấn chỉnh, nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức đầu tư, cung cấp dịch vụ. Kiểm soát tốt hơn hoạt động đấu giá quyền sử dụng đất, huy động vốn của các doanh nghiệp bất động sản. Kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy phát triển thị trường bất động sản công nghiệp, nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân và người yếu thế với tinh thần “không để ai bị bỏ lại phía sau”.

Bảo đảm chứng khoán, trái phiếu hoạt động minh bạch, lành mạnh

Về cơ cấu lại tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu và quyết tâm xử lý các dự án kém hiệu quả, thua lỗ kéo dài, Thủ tướng cho biết, thời gian qua, Chính phủ cùng các cơ quan liên quan đã tập trung chỉ đạo cơ cấu lại các tổ chức tín dụng yếu kém gắn với xử lý nợ xấu và nhiều dự án thua lỗ kéo dài. Trong đó, đã có chủ trương, giải pháp để xử lý 4 ngân hàng thương mại yếu kém, chuyển giao bắt buộc.

Đã có phương án xử lý đối với 5/12 dự án và đang rất tích cực xây dựng phương án khả thi, hiệu quả nhất xử lý đối với 7/12 dự án còn lại  và các dự án phát sinh khác. Bên cạnh đó, đã xử lý xong, đưa vào hoạt động các nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2, Sông Hậu 1.

Chính phủ sẽ tập trung chỉ đạo xây dựng kế hoạch cơ cấu lại, tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát, quản lý rủi ro, nâng cao năng lực tài chính, quản trị của các tổ chức tín dụng yếu kém và các doanh nghiệp, dự án thua lỗ kéo dài.

Từ các bài học kinh nghiệm vừa qua, cùng với sự ủng hộ của các cấp có thẩm quyền, của Quốc hội và Nhân dân; Chính phủ sẽ quyết tâm xử lý hiệu quả vấn đề này, Thủ tướng khẳng định.

Về các thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản, người đứng đầu Chính phủ nêu rõ, Chính phủ đã tập trung chỉ đạo từng bước hoàn thiện khung khổ pháp lý để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, thúc đẩy các thị trường này phát triển. Đến nay, thị trường vốn đã cơ bản phát triển đầy đủ với các cấu phần thị trường cổ phiếu, trái phiếu và chứng khoán phái sinh. Quy mô các thị trường này và thị trường bất động sản tăng mạnh.

Tuy nhiên, thời gian gần đây, các thị trường này tăng trưởng nóng, tiềm ẩn rủi ro. Nguyên nhân chủ yếu là do nhu cầu huy động vốn của doanh nghiệp tăng cao trong khi tiếp cận vốn tín dụng được kiểm soát chặt chẽ; đa số các nhà đầu tư là nhỏ lẻ, thiếu kinh nghiệm, kỹ năng hạn chế; một số ít doanh nghiệp vi phạm quy định trong phát hành trái phiếu. Thị trường bất động sản có cơ cấu chưa hợp lý, mặt bằng giá tăng cao và thanh khoản gặp khó khăn...

Tiếp tục cập nhật 

赞(22769)
未经允许不得转载:>Empire777 » 【bảng xếp hạng liga indonesia】Thủ tướng: Xử lý nghiêm các sai phạm, bảo vệ nhà đầu tư