Sáng ngày 28/7,ậptrungnguồnlựcđểcảicáchtiềnlươngtừkết quả trận rangers với đa số đại biểu tán thành, Quốc hội đã thông qua nghị quyết về kế hoạch tài chính quốc gia và vay, trả nợ công 5 năm giai đoạn 2021-2025.
Một trong những nhiệm vụ và giải pháp thực hiện kế hoạch tài chính quốc gia và vay, trả nợ công 5 năm giai đoạn 2021-2025 là tiếp tục cơ cấu lại chi ngân sách theo hướng bền vững, giảm tỷ trọng chi thường xuyên, tăng tỷ trọng chi đầu tư phát triển.
Đồng thời, bảo đảm nguồn lực cho quốc phòng, an ninh, thực hiện cải cách chính sách tiền lương, đảm bảo an sinh xã hội; ưu tiên cho giáo dục - đào tạo, khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; tập trung cao hơn các nguồn lực cho bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, phát triển hạ tầng công nghệ thông tin, viễn thông, kết nối cơ sở dữ liệu quốc gia, tạo nền tảng chuyển đổi số quốc gia trong tình hình mới.
Đại biểu Quốc hội bấm nút thông qua Nghị quyết. |
Nghị quyết nêu rõ: “Tập trung nguồn lực để thực hiện cải cách tiền lương từ ngày 1/7/2022. Không sử dụng nguồn cải cách tiền lương còn dư cho đầu tư xây dựng cơ bản và các mục đích khác. Số tăng thu, tiết kiệm chi hàng năm ưu tiên để tạo nguồn cải cách tiền lương theo Nghị quyết Trung ương 7 (khóa XII)”.
Cùng với đó là giảm bội chi, trả nợ gốc và thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, trường hợp sử dụng cho đầu tư phải tập trung cho các dự án lớn trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 để đẩy nhanh tiến độ hoàn thành.
Tháng 10 sẽ có phương án cải cách tiền lương
Tiếp thu, giải trình trước khi thông qua Nghị quyết, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách Nguyễn Phú Cường cho biết, trong cơ cấu chi thường xuyên hiện nay, tỷ trọng chi tiền lương, chi cho con người chiếm khoảng 61-62%.
Trong dự toán chi thường xuyên ngân sách Trung ương, các khoản chi được ưu tiên bao gồm: chi quốc phòng, an ninh, chi lương hưu và trợ cấp ưu đãi người có công, chi bổ sung có mục tiêu cho địa phương để thực hiện các chính sách an sinh xã hội...
Tham khảo thêm