【u19 áo vs】Meta thành lập Trung tâm thông tin Khoa học về Khí hậu tại Việt Nam
TheànhlậpTrungtâmthôngtinKhoahọcvềKhíhậutạiViệu19 áo vso tập đoàn Meta, việc mở rộng quy mô hoạt động của các Trung tâm thông tin Khoa học về Khí hậu (CSC) tại hơn 120 nước cho thấy cam kết của mạng xã hội trong việc kết nối các cộng đồng toàn cầu với các nguồn tài nguyên thông tin có tính xác thực đến từ các tổ chức về khí hậu hàng đầu thế giới, cũng như chỉ dẫn về các hành động thiết thực mà mọi người có thể thực hiện ngay trong cuộc sống hàng ngày để đối phó với biến đổi khí hậu.
Để giải quyết vấn nạn biến đổi khí hậu, Meta ưu tiên hướng tiếp cận bài bản, dựa trên nền tảng nhận thức khoa học. Cụ thể, hồi đầu năm 2021, tập đoàn công nghệ này hợp tác với chương trình Yale về Truyền thông Biến đổi khí hậu tiến hành khảo sát người dùng Facebook tại 30 quốc gia và vùng lãnh thổ để nắm bắt quan điểm của họ về vấn đề này.
Các khám phá nêu bật thái độ, nhận thức, hành vi, cũng như các ưu tiên trên phương diện chính sách của người dân khi bàn về biến đổi khí hậu, đồng thời củng cố những nỗ lực sắp tới của doanh nghiệp nhằm nhân rộng quy mô của các hành động giúp ứng phó tốt hơn với cuộc khủng hoảng khí hậu trên toàn cầu.
Đáng chú ý, khảo sát ý kiến về Biến đổi khí hậu tại Việt Nam đã đưa ra một số phát hiện quan trọng như: hơn 8 trên 10 người cho biết họ muốn có thêm thông tin về biến đổi khí hậu; biến đổi khí hậu là một ưu tiên về mặt chính sách; hơn 9 trên 10 người cho biết họ ủng hộ Việt Nam tham gia vào Hiệp định Paris; hơn 8 trên 10 người cho rằng biến đổi khí hậu nên là một ưu tiên được đặt ở mức cao đến rất cao của Chính phủ, và hơn 8 trên 10 người mong rằng Chính phủ sẽ làm nhiều hơn để giải quyết vấn đề.
Khảo sát cũng chỉ ra rằng, sự ủng hộ dành cho năng lượng tái tạo là rất lớn. Hơn 8 trên 10 người cho rằng Việt Nam nên sử dụng nhiều nguồn năng lượng có thể tái tạo hơn. 67% người Việt tham gia khảo sát tin rằng hành động giảm thiểu biến đổi khí hậu sẽ cải thiện tăng trưởng kinh tế và tạo ra nhiều việc làm hơn. Gần 9 trên 10 người Việt chia sẻ rằng họ “có phần lo lắng” hoặc “rất lo lắng” về vấn nạn biến đổi khí hậu.
Trong thông báo mới phát ra, Meta cũng khẳng định cam kết cắt giảm dấu vết môi trường của mình và đẩy nhanh các tiến bộ khoa học về khí hậu trong cộng đồng, đồng thời giảm thiểu vấn nạn sai lệch thông tin về khí hậu.
Kể từ năm 2020, hoạt động vận hành trên quy mô toàn cầu của Meta đã đạt được mục tiêu không phát thải khí carbon và sử dụng 100% nguồn năng lượng tái tạo. Đơn vị cũng đặt ra những mục tiêu đầy tham vọng, hướng tới mức phát thải carbon bằng 0 trên toàn bộ chuỗi giá trị, và trở thành một công ty có khả năng khôi phục lượng nước trong môi trường nhiều hơn lượng nước tiêu thụ vào năm 2030.
Về phía nền tảng tin nhắn, Messenger cũng hợp tác với Liên hợp quốc để cập nhật trải nghiệm chat ActNow của tổ chức, bổ sung thêm 10 cam kết hành động mới mà mọi người có thể thực hiện để chống biến đổi khí hậu, khả dụng trên nền tảng ứng dụng Messenger, Instagram và website của Liên Hợp Quốc.
Ông Nick Clegg, Phó Chủ tịch phụ trách Truyền thông và Quan hệ quốc tế của Meta nhấn mạnh, các doanh nghiệp mạng xã hội có năng lực mạnh mẽ giúp kết nối mọi người nhằm tạo ra sự khác biệt ở quy mô lớn, khuếch trương tiếng nói cho các nhóm yếu thế và lan tỏa thông tin có ý nghĩa. “Chúng tôi mong muốn được đóng góp sức mình vào việc giúp mọi người nắm bắt các thông tin chính xác, có tính khoa học, đồng thời giải quyết vấn nạn sai lệch thông tin”, ông Nick Clegg chia sẻ.
Vân Anh
Thúc đẩy sản xuất xanh, bền vững và thích ứng hơn tại khu vực Mekong
Với sự phối hợp chặt chẽ của chương trình Liên minh Sản xuất bền vững Mekong, Nhóm lãnh đạo Liên minh đang làm việc với các nhà máy cung ứng để xây dựng một lĩnh vực sản xuất xanh, bền vững về mặt xã hội và thích ứng hơn.