【số liệu thống kê về đội tuyển tây ban nha gặp đội tuyển bóng đá quốc gia scotland】Dịch chuyển nhà máy về Việt Nam, nhà đầu tư còn ngần ngại gì?
Triển khai Luật PPP: Nhà đầu tư mong muốn gì?ịchchuyểnnhàmáyvềViệtNamnhàđầutưcònngầnngạigìsố liệu thống kê về đội tuyển tây ban nha gặp đội tuyển bóng đá quốc gia scotland | |
Nhiều doanh nghiệp Nhật Bản muốn dịch chuyển sản xuất về Việt Nam | |
Đầu tư nhà máy gần 430 tỷ đồng đón đầu dòng dịch chuyển đơn hàng từ Trung Quốc | |
AkzoNobel đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất xanh tại Việt Nam | |
Vốn nhà nước trong dự án PPP không phải là “tài trợ” cho nhà đầu tư |
Các KCN không còn nhiều đất trống khiến các nhà đầu tư khó lòng di dời nhà máy về Việt Nam. Ảnh: ST |
Điểm đến hấp dẫn
Ông Okada Hideyuki, Chủ tịch Hiệp hội DN Nhật Bản cho biết, trong đại dịch Covid-19 có một làn sóng dịch chuyển sản xuất tới các nước Đông Nam Á, trong đó, Việt Nam là điểm đến được nhiều DN Nhật Bản lựa chọn nhất so với các nước lân cận do tình hình chính trị ổn định, lực lượng lao động dồi dào… Đặc biệt, Việt Nam đã kiểm soát rất tốt công tác chống dịch, chính điều này sẽ giúp thu hút thêm nhiều DN muốn chuyển nhà máy sản xuất từ các quốc gia lân cận về Việt Nam hoặc nhiều DN đang có nhà máy sản xuất ở Việt Nam muốn mở rộng thêm nhiều hạng mục trong dự án đầu tư. Cụ thể, có khá nhiều DN sản xuất chế tạo, công nghệ cao đang muốn dịch chuyển nhà máy về Việt Nam.
Trong ngành da giày, khảo sát mới đây của Hiệp hội Da – Giày – Túi xách Việt Nam (LEFASO) với các nhãn hàng thời trang trên thế giới cho thấy, 60% DN đều coi Việt Nam là một trong những quốc gia cung ứng quan trọng. Trong bối cảnh nhu cầu giày dép đang giảm mạnh trên toàn cầu, riêng EU và Mỹ là hai thị trường lớn lần lượt giảm 27% và 21%, những đơn vị này đã chủ động tái cấu trúc, đa dạng hóa chuỗi cung ứng. Theo đó, Việt Nam được lựa chọn là điểm đến để nhiều nhãn hàng dịch chuyển một phần sản xuất nhờ hiệu quả trong công tác phòng chống dịch Covid-19 và lợi thế từ các Hiệp định Thương mại tự do. Có tới 42,3% DN khẳng định sẽ tăng mua hàng từ Việt Nam.
Đáng chú ý, xu hướng dịch chuyển sản xuất nguyên phụ liệu ngành da giày về Việt Nam để tận dụng tối đa quy tắc xuất xứ trong các FTA cũng được ghi nhận rõ. Thực tế, tỷ lệ nội địa hóa toàn ngành nói chung hiện nay đạt khoảng 30-40%, riêng một số mặt hàng chủ lực như giày vải, giày thể thao đạt trên 50%.
Bà Phan Thị Thanh Xuân, Phó Tổng thư ký LEFASO nhìn nhận, hiện đang là giai đoạn phân chia lại thị phần. Sau những tác động tiêu cực của dịch Covid-19, để tránh rủi ro các nhãn hàng sẽ phân tán sản xuất về các nước, trong đó có Việt Nam. Cụ thể, trước đây cuỗi cung ứng ngành thời trang phụ thuộc tới 60% vào Trung Quốc, riêng ngành túi xách là 65%. Sau khi Covid-19 xảy ra, các nhãn hàng đang giảm dần sự phụ thuộc này và chiến lược là sẽ phân chia 50% đơn hàng ở Trung Quốc và 50% còn lại ở các quốc gia khác. Thậm chí các nhãn hàng còn chấp nhận tăng thêm 8-15% chi phí khi đặt hàng sản xuất tại các quốc gia khác ngoài Trung Quốc để tránh rủi ro.
Vẫn còn nhiều trở ngại
Dù cơ hội phía trước là rất lớn, song bức tranh không phải chỉ toàn màu hồng. Bà Xuân đánh giá, rất khó để dịch chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc vì chuỗi cung ứng tại đây đã được hình thành trên 30 năm, cơ sở hạ tầng cũng rất tốt và chi phí cạnh tranh. Do đó, các nhãn hành sẽ chỉ dịch chuyển 1 phần chuỗi cung ứng của mình. “Việt Nam đang có lợi thế cạnh tranh về các FTA, tuy nhiên bất lợi là luật lao động của Việt Nam khá chặt, nên những rủi ro về vi phạm luật lao động và rủi ro về phát triển bền vững đang là một thách thức rất lớn. Bên cạnh đó, nguồn nguyên phụ liệu tại chỗ cũng chưa phát triển cũng là một yếu tố khiến DN cân nhắc” – bà Xuân cho hay.
Khảo sát của LEFASO cũng cho thấy, mặc dù có 42,3% nhãn hàng khẳng định sẽ tăng mua hàng của Việt Nam, song cũng tới 50% nhãn hàng vẫn đang lưỡng lự vì các yếu tố như chi phí lao động và thuế tăng và rủi ro trong việc thực thi các điều khoản về tiêu chuẩn lao động.
Một vấn đề khác mà các DN cũng quan tâm là quy định về việc nhập khẩu máy móc thiết bị của Việt Nam. Ghi nhận tại các hội nghị đối thoại doanh nghiệp được Cục Hải quan Đồng Nai tổ chức mới đây, nhiều DN cho biết, quy định của Việt Nam về việc nhập khẩu máy móc thiết bị đã qua sử dụng trên 10 năm đang khiến nhiều DN phải cân nhắc, chọn lựa điểm đến để di dời nhà máy giữa Việt Nam với các quốc gia khác. Cụ thể, theo quy định tại Quyết định số 18/2019/QĐ-TTg ngày 19/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ, trường hợp máy móc, thiết bị đã qua sử dụng của công ty có tuổi thiết bị quá 10 năm nhưng có công suất hoặc hiệu suất còn lại vẫn đạt từ 85% trở lên so với công suất hoặc hiệu suất thiết kế và mức tiêu hao nguyên vật liệu, năng lượng không vượt quá 15% so với thiết kế thì phải gửi hồ sơ đề nghị cho phép nhập khẩu về Bộ Khoa học và Công nghệ để được xem xét giải quyết từng trường hợp cụ thể.
Chia sẻ với Báo Hải quan, ông Okada Hideyuki, Chủ tịch Hiệp hội DN Nhật Bản cũng chỉ ra rằng, một số địa phương ở khu vực phía Nam như Đồng Nai hiện đang thiếu KCN, thiếu nguồn nhân lực. Một số KCN mặc dù vẫn còn quỹ đất trống nhưng lại không đáp ứng được tiêu chí của nhà đầu tư. Theo đó, để thu hút được dòng vốn đầu tư trong xu hướng dịch chuyển sản xuất đang ngày càng mạnh mẽ, Việt Nam cần nhanh chóng hoàn thiện cơ sở hạ tầng, mở rộng các KCN.
Một trở ngại khác là giá thuê đất KCN đã tăng mạnh 20-30% so với cùng kỳ năm 2019 tại một số địa phương như TPHCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An. Báo cáo của CBRE Việt Nam cho thấy, tỷ lệ lấp đầy bình quân của vùng công nghiệp trọng điểm phía Nam đạt 84,5%. Đáng chú ý, trong 3 quý đầu năm 2020, nhu cầu tìm kiếm quỹ đất phát triển kho vận tăng cao từ các nhà đầu tư nước ngoài. Trong khi đó, số lượng các KCN mới chào thuê đất tại các thủ phủ công nghiệp phía Nam đều hạn chế, chỉ có 4 KCN mới được đưa ra thị trường trong 9 tháng năm 2020, gồm 2 KCN ở Long An, 1 KCN tại Đồng Nai và 1 tại TPHCM. Những hạn chế về hạ tầng này là trở ngại lớn đối với các nhà đầu tư muốn dịch chuyển về Việt Nam.
本文地址:http://game.marimbapop.com/html/463e297150.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。