Đối với trường hợp kiểm tra báo cáo quyết toán để đánh giá tuân thủ pháp luật,ểmtrabáocáoquyếttoándoanhnghiệcá cược đá bóng trên cơ sở danh sách của các Cục Hải quan tỉnh, thành phố đã rà soát, tổng hợp, Tổng cục Hải quan đã ban hành danh sách gồm 164 doanh nghiệp kiểm tra báo cáo quyết toán, thuộc quản lý của 17 Cục Hải quan tỉnh, thành phố.
Căn cứ danh sách này, Tổng cục Hải quan yêu cầu Cục Hải quan tỉnh, thành phố tổ chức việc kiểm tra báo cáo quyết toán. Trường hợp khi tiến hành kiểm tra phát sinh trùng với kế hoạch thanh tra, kế hoạch kiểm tra sau thông quan đã được phê duyệt hoặc đối tượng đã thanh tra, kiểm tra của năm trước thì báo cáo Tổng cục Hải quan để được hướng dẫn kịp thời.
Để hoạt động kiểm tra báo cáo quyết toán, đánh giá sự tuân thủ pháp luật hiệu quả, Tổng cục Hải quan lưu ý các đơn vị Hải quan địa phương quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu, chế xuất thực hiện nghiêm hướng dẫn về các nội dung nộp, tiếp nhận báo cáo quyết toán; xử lý báo cáo quyết toán; triển khai thu thập thông tin về doanh nghiệp, phân tích đánh giá thông tin, xếp loại doanh nghiệp tại công văn số 1501/TCHQ-GSQL ngày 29-2 của Tổng cục Hải quan.
Đối với các trường hợp báo cáo quyết toán của doanh nghiệp nộp lần đầu (lần đầu có hoạt động gia công, sản xuất xuất khẩu), trường hợp báo cáo quyết toán có sự chênh lệch bất thường về số liệu so với hệ thống của cơ quan Hải quan và trường hợp kiểm tra sau khi ra quyết định hoàn thuế, không thu thuế tại trụ sở người nộp thuế thì Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố xây dựng kế hoạch kiểm tra theo đúng quy định tại khoản 5 Điều 60 Thông tư 38/2015/TT-BTC.
Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc kiểm tra báo cáo quyết toán đối với các đối tượng nêu trên trước thời hạn nộp báo cáo quyết toán năm 2016 của doanh nghiệp
Kể từ ngày 1-4-2015, thực hiện Thông tư 38/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính, công tác quản lý của cơ quan Hải quan đối với loại hình nhập sản xuất xuất khẩu và gia công với thương nhân nước ngoài có những thay đổi lớn và căn bản. So với Thông tư 128/2013/TT-BTC và Thông tư 13/2014/TT-BTC thì nhiều quy định mới tại Thông tư 38/2015/TT-BTC đã thay đổi theo hướng đơn giản tối đa, phù hợp với chủ trương cải cách thủ tục hành chính, trong đó phải kể đến thủ tục quản lý, thanh khoản đối với hàng nhập sản xuất xuất khẩu và gia công với thương nhân nước ngoài.
Nếu như trước đây, khi làm thủ tục hải quan theo loại hình gia công và nhập sản xuất xuất khẩu, người khai hải quan phải thực hiện nhiều thủ tục, với nhiều loại giấy tờ, chứng từ thì nay đã cắt giảm đáng kể các khâu thủ tục, nhằm tạo thuận lợi, thông thoáng, giảm chi phí về thời gian, giấy tờ, đi lại… cho doanh nghiệp.
Quy định mới của pháp luật đã bỏ các thủ tục thông báo hợp đồng, phụ lục hợp đồng gia công; thông báo, điều chỉnh định mức gia công, sản xuất xuất khẩu, thông báo nguyên liệu, vật tư, mã sản phẩm XK; thủ tục thanh khoản hợp đồng gia công. DN chủ động và tự chịu trách nhiệm về việc chuyển giao nguyên vật liệu giữa các hợp đồng gia công và chỉ phản ánh trong bảng nhập-xuất-tồn. Thủ tục thanh khoản theo từng hợp đồng gia công cũng được bỏ, doanh nghiệp chỉ thực hiện báo cáo quyết toán tình hình sử dụng nguyên vật liệu, máy móc thiết bị theo năm tài chính của DN.
Đối với các báo cáo quyết toán do DN gửi đến, cơ quan Hải quan sẽ tiếp nhận. Dựa trên phương thức quản lý rủi ro và những thông tin thu thập của CBCC Hải quan được phân công theo dõi DN, cơ quan Hải quan sẽ xác định các trường hợp phải kiểm tra báo cáo quyết toán gồm: Báo cáo quyết toán của tổ chức, cá nhân nộp lần đầu; báo cáo quyết toán có sự chênh lệch bất thường về số liệu so với hệ thống của cơ quan Hải quan; kiểm tra sau khi ra quyết định hoàn thuế, không thu thuế tại trụ sở người nộp thuế; kiểm tra báo cáo quyết toán trên cơ sở áp dụng quản lý rủi ro, đánh giá tuân thủ của tổ chức, cá nhân.