游客发表

【trận đấu giải vô địch bóng đá u21 châu âu】Bí ẩn cái chết của Thành Cát Tư Hãn và những giả thuyết kỳ quái

发帖时间:2025-01-25 15:07:17

Chú thích ảnh

Tài liệu ghi rằng Thành Cát Tư Hãn qua đời sau 8 ngày lâm bệnh nhưng nguyên nhân căn bệnh vẫn là bí ẩn. 

Cái chết của Thành Cát Tư Hãn đã trở thành đề tài tranh luận của các học giả trong gần 800 năm qua. Câu chuyện về triều đại tàn bạo của ông ta với tư cách là người sáng lập ra đế chế Mông Cổ được ghi chép lại rất nhiều. Tuy nhiên,íẩncáichếtcủaThànhCátTưHãnvànhữnggiảthuyếtkỳquátrận đấu giải vô địch bóng đá u21 châu âu cái chết của ông phần lớn vẫn là bí ẩn. Tới ngày nay, các sử gia vẫn đang đặt câu hỏi: Thành Cát Tư Hãn đã chết như thế nào.

Các học giả thường đồng ý rằng viên tướng trên vó ngựa Mông Cổ đã qua đời vào tháng 8/1227 ở độ tuổi ngoài 60 – theo một văn bản vào thế kỷ 14 có tên “Lịch sử nhà Nguyên”. Tài liệu này cho biết Thành Cát Tư Hãn qua đời 8 ngày sau khi lâm bệnh nhưng các chuyên gia vẫn không chắc căn bệnh gì đã giết chết ông. Một số tin rằng thủ phạm là bệnh thương hàn; số khác cho rằng ông không chống chọi được với những vết thương trên chiến trận, như một mũi tên gây nhiễm trùng hoặc cú ngã chết người từ lưng ngựa. Có những người lại tin rằng Thành Cát Tư Hãn bị thiến bởi chính công chúa mà ông giam giữ, và đã tử vong do mất máu.

Tuy nhiên, một nghiên cứu mới đây cho thấy rằng tất cả những lời giải thích này cho cái chết của Thành Cát Tư Hãn chỉ là truyền thuyết. Vậy viên tướng chinh chiến khắp các lục địa Á-Âu này đã thực sự chết như thế nào?

Triều đại đẫm máu báo trước cái chết của Thành Cát Tư Hãn

Cái tên Thành Cát Tư Hãn, hay Chinggis Khan, nổi tiếng thế giới, nhưng nhà cai trị khét tiếng của Mông Cổ thực ra có tên thật là Temujin. Sinh ra vào khoảng năm 1162 tại Mông Cổ, Temujin được đặt cái tên này để vinh danh chiến thắng bắt giữ thủ lĩnh người Tatar của cha ông.

Chú thích ảnh

Quân đội của Thành Cát Tư Hãn được cho là đã tàn sát khoảng 40 triệu người trong các cuộc chinh phục Đông Bắc Á. Ảnh: Flickr

Thành Cát Tư Hãn chào đời với một cục máu đông trong bàn tay, theo phong tục dân gian thì đó là điềm báo khả năng lãnh đạo của ông trong tương lai. Năm Thành Cát Tư Hãn lên 9 tuổi, cha ông là Yesukhei bị người Tatar giết hại, và ông buộc phải gánh lấy sứ mạng của người cha. Tuy vậy để làm điều đó, Thành Cát Tư Hãn buộc phải giết người anh cùng cha khác mẹ. 

Di sản của Thành Cát Tư Hãn trong việc hợp nhất các bộ lạc để tạo ra một đế quốc Mông Cổ thống nhất và hùng mạnh bắt đầu với cuộc hôn nhân của ông với Borte, người con gái bộ tộc Konkirat. Ngày nay, di sản của ông với tư cách một người đàn ông có thể tìm thấy ở 1/200 nam giới Mông Cổ, bắt nguồn từ tục lệ đa thê. Khi quyền lực của Thành Cát Tư Hãn ngày càng lớn, hậu cung của ông cũng vậy.  

Sau khi bị người Taichi bắt giữ một thời gian ngắn vào năm 20 tuổi, Thành Cát Tư Hãn trở về và mở rộng đội quân của mình lên 20.000 người bằng cách hợp nhất với nhiều bộ tộc để tiêu diệt quân Tatar vĩnh viễn. Ông ra lệnh giết tất cả những người đàn ông Tatar cao hơn 1 mét, sau đó luộc sống các tù trưởng Tatar.

Chú thích ảnh

Chân dung Thành Cát Tư Hãn. Ảnh: Wikimedia Commons

Trong các cuộc chinh phạt, Thành Cát Tư Hãn không chỉ sử dụng gián điệp ở khắp vùng Đông Bắc Á, mà còn dùng các tín hiệu cờ và khói để phối hợp phục kích. Quân đội Mông Cổ thường mang theo cung tên, khiên, dao găm và dây thòng lọng để tấn công kẻ thù. Đội kỵ binh của Thành Cát Tư Hãn cực kỳ thiện chiến trên lưng ngựa, họ thoải mái sử dụng tay để dùng thương có móc kéo đối thủ khỏi ngựa hoặc vừa ném lao vừa phi nước đại.

Sau khi chinh phạt tất cả các bộ lạc Mông Cổ đối địch vào khoảng năm 1207, Thành Cát Tư Hãn chính thức lên ngôi Genghis Khan, có nghĩa là "người cai trị toàn cầu", trở thành vị thần tối cao của Mông Cổ.

Nhưng khi dân số bùng nổ, nguồn cung cấp thực phẩm bắt đầu khan hiếm, từ năm 1209, Thành Cát Tư Hãn bắt đầu nhòm ngó Trung Hoa với những cánh đồng lúa trù phú.

Thành Cát Tư Hãn đã chết như thế nào?

Với sức mạnh vũ bão, Thành Cát Tư Hãn đã chinh phục vương quốc Tây Hạ ở đông bắc Trung Quốc khá nhanh chóng, sau đó đánh bại nhà Tấn. Nhưng cuộc chiến của ông nhằm giành được những cánh đồng lúa ngút ngàn ở Trung Nguyên thì khó khăn hơn nhiều và mất tới gần 20 năm để chiến thắng.

Chú thích ảnh

Chiến binh Mông Cổ trong trận chiến chống lại quân nhà Tấn, Trung Quốc vào năm 1211. Ảnh: Wikimedia Commons

Năm 1219, Thành Cát Tư Hãn gặp trở ngại trong cuộc chinh phục triều Khwarizm ở Trung Đông. Thủ lĩnh vương quốc này đã chém sứ giả của ông và gửi trả thủ cấp. Khi Thành Cát Tư Hãn yêu cầu Tây Hạ và nhà Tấn giúp đánh bại Khwarzim, ông bị khước từ. Thay vào đó, hai đối thủ này lập thành liên minh chống lại Mông Cổ.

Thành Cát Tư Hãn tự phát động một cuộc tấn công tàn nhẫn với ba mũi nhọn, gồm 200.000 quân, nhằm vào Khwarizm ở Trung Đông. Quân của ông ta đi tới đâu tàn sát tới đó, chất đầu người cao như núi ở mỗi thành phố mà họ phá hủy. Sau khi đánh bại Khwarizm vào năm 1221, Thành Cát Tư Hãn quay lại xử nhà Tây Hạ.

Tuy nhiên, vào thời gian này ông lâm bệnh, và theo các chuyên gia thuộc Đại học Flinders ở Adelaide (Australia), Thành Cát Tư Hãn đã giấu kín bệnh tình để đội quân của ông giữ nhuệ khí trong chiến dịch tấn công Tây Hạ.

{ keywords}
Hậu duệ của Thành Cát Tư Hãn tiếp tục trị vì đế chế Mông Cổ. Ảnh: Wikimedia Commons

“Tất cả những truyền thuyết này rất có thể được tạo ra ở giai đoạn sau và không được tính đến - hoặc thậm chí sẵn sàng bỏ qua một sự thật lịch sử”, một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Quốc tế về Bệnh truyền nhiễm (IJID) cho biết. “Cụ thể là gia đình và những người thân cận của Thành Cát Tư Hãn đã được lệnh phải giữ kín bí mật về cái chết của vị tướng vì sự việc xảy ra vào thời điểm quân Mông Cổ đang trong giai đoạn then chốt của cuộc chinh phục Tây Hạ, đế chế mà họ đã xung đột trong hơn 20 năm”.

Các nhà nghiên cứu đã chuyển sang cuốn “Lịch sử nhà Nguyên” để khám phá cái chết của Thành Cát Tư Hãn từ góc độ dựa trên bằng chứng nhiều hơn. Mặc dù truyền thuyết về việc viên tướng huyền thoại chết vì nhiễm trùng từ mũi tên hoặc chết vì mất máu khi bị thiến đã tràn ngập, nhưng cuốn sách lịch sử này lại chứa đựng nhiều dữ liệu chính xác hơn.

Tài liệu trên viết rằng Thành Cát Tư Hãn lâm bệnh vào ngày 18/8/1227, bị sốt cho đến khi qua đời vào 25/8. Những giả thuyết trước đây cho rằng ông chết vì bị thương hàn, nhưng cuốn “Lịch sử Nhà Nguyên” không cho thấy bằng chứng nào về những triệu chứng như nôn mửa hay đau bụng.

Nghiên cứu lập luận rằng: “Trong bối cảnh dịch bệnh đang bủa vây đội quân của ông ấy vào đầu năm 1226, có thể đề xuất một giả thuyết hợp lý hơn là bệnh dịch hạch, căn bệnh cổ xưa nhất, thay đổi theo lịch sử và tồn tại đến ngày nay”.

Và trong khi bí ẩn đằng sau cái chết của Thành Cát Tư Hãn có thể được giải đáp, nơi an nghỉ cuối cùng của ông vẫn chưa được biết đến.

{ keywords}
Quần thể tượng Thành Cát Tư Hãn ở Mông Cổ. Ảnh: Flickr

Tìm kiếm ngôi mộ đã mất

Khi Thành Cát Tư Hãn qua đời, Đế chế Mông Cổ trải dài từ Triều Tiên ngày nay đến Đông Âu, và từ miền trung nước Nga đến Iran. Thành Cát Tư Hãn qua đời vào giữa độ tuổi 60, hậu duệ của ông tiếp tục trị vì đất nước cho đến khi đế chế tan ra vào thế kỷ 14.

Truyền thuyết cho rằng Thành Cát Tư Hãn ra lệnh giết bất kỳ người Tây Hạ nào còn lại. Trong đám tang ông ở thủ đô Karakorum của Mông Cổ, lính của ông đã sát hại bất cứ ai dám theo dõi đoàn xe tang. Cho dù điều này có xảy ra hay không, ngôi mộ của Thành Cát Tư Hãn đến nay vẫn chưa bao giờ được tìm thấy. Một số người tin rằng, viên tướng Mông Cổ đã được chôn theo phong tục địa phương ở Thảo nguyên Á-Âu, trong một ngôi mộ sâu tới 20 mét.

Theo baotintuc.vn

Dưỡng dân và chống tham nhũng trong lịch sử Trung Quốc

Dưỡng dân và chống tham nhũng trong lịch sử Trung Quốc

Trong lịch sử Trung Quốc, chống lũ lụt và dưỡng dân là hai hoạt động quan trọng thuộc hàng bậc nhất. Bên cạnh đó, việc chống tham nhũng là ước vọng của nhân dân Trung Quốc đã có từ thời xa xưa.

    热门排行

    友情链接