Hiện nông nghiệp của tỉnh đang trong quá trình công nghiệp hóa,ậuGiangxâydựngnôngnghiệphiệnđạinângcaothunhậpchonhànôbxh thụy sĩ hiện đại hóa, cơ cấu lại, gắn với thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Phát huy lợi thế nông nghiệp Theo đó, trong báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện Kết luận số 54-KL/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, Tỉnh ủy Hậu Giang đã nêu bật những kết quả khả quan. Cụ thể, nông dân và cư dân nông thôn có trình độ, đời sống vật chất và tinh thần ngày càng cao, làm chủ quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn. Nông nghiệp phát triển nhanh, bền vững, hiệu quả, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực, quy mô sản xuất hàng hóa nông sản ngày càng lớn, bảo đảm môi trường sinh thái, thích ứng với biến đổi khí hậu, phát triển sản phẩm OCOP gắn với phát triển du lịch nông nghiệp ở những vùng có điều kiện lợi thế. Đến nay, Hậu Giang đã xây dựng 77 mô hình giảm nghèo, có 1.172 hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo tham gia, tỷ lệ hộ nghèo giảm hàng năm từ 1 - 2%/năm, năm 2023 giảm còn 3,29%. Tỉnh ủy Hậu Giang đặt mục tiêu đến năm 2025, tốc độ tăng trưởng GRDP nông - lâm - thủy sản đạt bình quân 3,05%/năm; tăng năng suất lao động nông nghiệp bình quân 5,5 - 6%/năm. Tỷ lệ xã nông thôn mới đạt 100% tổng số xã, trong đó, số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao đạt trên 50%, số xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu đạt trên 20%; số đơn vị cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới đạt 75% (6 đơn vị cấp huyện), trong đó phấn đấu 35% số đơn vị cấp huyện (2 đơn vị) đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn tăng tối thiểu 3,0 lần so với năm 2020. Nỗ lực nâng cao nâng cao vai trò, vị thế của nhà nông Để đạt được những mục tiêu trên, tỉnh ủy Hậu Giang đã đưa ra loạt giải pháp; trong đó có việc nâng cao vai trò, vị thế, năng lực làm chủ, cải thiện toàn diện đời sống vật chất, tinh thần của nông dân và cư dân nông thôn. Theo đó, địa phương chú trọng đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục, đào tạo, góp phần nâng cao nhận thức, năng lực, trình độ, học vấn cho nông dân và cư dân nông thôn để đổi mới, sáng tạo, ứng dụng khoa học - công nghệ trong sản xuất, bảo quản, chế biến, tiêu thụ nông sản; thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn, tạo việc làm tại chỗ, nâng cao thu nhập cho cư dân nông thôn; thu hút lao động có trình độ cao về làm việc ở nông thôn. Đặc biệt, tỉnh ủy Hậu Giang cũng cam kết hướng tới mục tiêu bảo đảm quyền làm chủ của nông dân và cư dân nông thôn theo phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”. Địa phương cũng đẩy mạnh phong trào nông dân khởi nghiệp, thi đua sản xuất kinh doanh, cùng nhau làm giàu, giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới. Đặc biệt, tỉnh ủy cũng chỉ đạo các sở ngành, địa phương tiếp tục hoàn thiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới; thực hiện xây dựng nông thôn mới nâng cao. Đầu tư phát triển hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp, xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn hiện đại, kết nối với đô thị, tạo điều kiện cho phát triển kinh tế - xã hội nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân nông thôn. Ứng dụng khoa học, đẩy mạnh chuyển đổi số Xác định việc ứng dụng khoa học, công nghệ là “đòn bẩy” giúp địa phương phát triển, tỉnh ủy Hậu Giang cũng đặt ra mục tiêu tạo đột phá trong nghiên cứu, ứng dụng khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số. Theo đó, địa phương sẽ tập trung đào tạo nhân lực trong nông nghiệp, nông thôn. Tập trung ứng dụng công nghệ thân thiện môi trường trong sản xuất các nông sản chủ lực, đặc trưng của tỉnh; thúc đẩy, hoạt động đổi mới sáng tạo và nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật, công nghệ cao trong việc chọn, tạo giống mới phù hợp với hệ thống canh tác và điều kiện sản xuất của từng vùng, khu vực phục vụ chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thích ứng với biến đổi khí hậu. Tỉnh cũng phát triển các công cụ phục vụ chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, số hóa, ứng dụng công nghệ thông tin trong thu thập, tạo lập cơ sở dữ liệu, quản lý thông tin, phân tích dữ liệu và cảnh báo dịch bệnh, thiên tai, quản lý vùng nguyên liệu. Tỉnh Hậu Giang cam kết tạo điều kiện để các hợp tác xã, nông dân tiếp cận và ứng dụng các phần mềm hỗ trợ trong sản xuất và tiếp cận thị trường. Tạo đột phá trong phát triển nhân lực, đào tạo, nâng cao kỹ năng nghề, đáp ứng yêu cầu cơ cấu lại nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn, nhất là lao động trẻ, đáp ứng nhu cầu thị trường. Khuyến khích các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức tư nhân tham gia đào tạo nghề, phát triển thị trường lao động ở nông thôn. Đình Sơn |