Ủy ban Thường vụ Quốc hội bắt đầu phiên chất vấn với lĩnh vực tài chính và ngoại giao Siết chặt thanh tra,ộtrưởngBộTàichínhNútthắtcủanềnkinhtếlàpháplýthủtụcđầutưtíndụkết quả bóng đá câu lạc bộ bồ đào nha kiểm tra, chấn chỉnh sai phạm trong kinh doanh bảo hiểm Bộ trưởng Bộ Tài chính trả lời về hiện tượng "từ chối thẩm định giá" |
Chính sách thuế hỗ trợ kích cầu, tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tếTrong phiên chất vấn tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) sáng 18/3, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đã trả lời một số câu hỏi của các đại biểu liên quan đến việc điều chỉnh thuế. Đại biểu Trần Hồng Nguyên (đoàn Bình Thuận) đặt câu hỏi về chi phí, thuế, phí chiếm tỷ trọng thế nào trong giá xăng dầu và giải pháp để giảm bớt một số loại thuế, phí trong giá xăng, dầu nhằm bình ổn giá. | Đại biểu Trần Hồng Nguyên (đoàn Bình Thuận) |
Trả lời đại biểu, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho hay, giá xăng, dầu được xây dựng dựa trên những yếu tố như giá mua hàng và các chi phí trung gian. Chi phí ban đầu chiếm khoảng 65-77%, còn các loại thuế chiếm từ 15-29%, chi phí lợi nhuận định mức từ 1,2-2%, và chưa kể Quỹ bình ổn giá xăng, dầu. Những năm qua, để giảm giá xăng, dầu, Bộ Tài chính đã tham mưu cho Chính phủ, Quốc hội giảm 50% thuế bảo vệ môi trường với xăng, dầu, đã kéo dài từ năm 2021 đến hết năm 2024. Trong bối cảnh, xu hướng hạn chế năng lượng hóa thạch, chuyển sang năng lượng tái tạo, Bộ trưởng cho biết, mức thuế lẽ ra phải tăng dần. Tuy nhiên, để kích cầu và giảm bớt khó khăn cho nền kinh tế, nên chúng ta đã thực hiện giảm thuế. Bấm nút tranh luận, đại biểu Trần Hoàng Ngân (đoàn TP. HCM) đánh giá cao những nỗ lực của ngành tài chính, ngân hàng trong thời gian vừa qua để giải quyết khó khăn cho nền kinh tế. Tuy nhiên, đại biểu cũng bày tỏ lo ngại về thực trạng hiện nay của người dân và doanh nghiệp. Để thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu kinh tế - xã hội của năm 2024, đại biểu đoàn TP. HCM đề nghị cần phải có giải pháp đột phá hơn, nhất là trong giảm thuế, phí để hỗ trợ doanh nghiệp và người dân. Đồng thời, quan tâm hơn tới việc nâng mức giảm, trừ gia cảnh trong tính thuế thu nhập cá nhân. Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc trả lời tại phiên họp |
Giảm thuế ảnh hưởng đến sức mạnh của tài chính côngVề vấn đề này, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc nêu rõ, hiện nay nhiều chính sách thuế đang được tiếp tục thực hiện giảm như giai đoạn trong đại dịch. Đơn cử như thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu đã được giảm cho cả năm nay, tổng mức giảm ước tính là 42.000 tỷ đồng. Thuế GTGT tiếp tục từ 10% xuống còn 8%, ước tính giảm khoảng 24.000 tỷ đồng… | Đại biểu Trần Hoàng Ngân (đoàn TP. HCM) |
Bên cạnh đó, Bộ trưởng cũng bày tỏ quan điểm cho rằng, những khó khăn của nền kinh tế cần phải tập trung tháo gỡ chính là những nút thắt về pháp lý, thủ tục đầu tư, hay là môi trường, chất lượng sản phẩm, tín dụng… chứ không có nghĩa là giảm thuế, phí. “Điều đấy có nghĩa là giảm sức mạnh của tài chính công, mà khi chúng ta giảm sức mạnh của tài chính công, trong khi đất nước chúng ta đang còn bội chi ngân sách, thì nó sẽ không hiệu quả và sẽ ảnh hưởng đến hệ thống của cả nền kinh tế” - người đứng đầu ngành Tài chính nêu quan điểm. Do vậy, Bộ trưởng đề nghị cần có chính sách đồng bộ. Khi doanh nghiệp làm ăn được, năng lực của doanh nghiệp tốt, thì họ sẽ không nợ thuế, không nợ ngân hàng, nợ trái phiếu hay nợ bảo hiểm và sẽ có tích lũy. Liên quan đến thuế thu nhập cá nhân, đại biểu Nguyễn Hoàng Bảo Trân (Bình Dương) cũng bày tỏ quan tâm về sự phù hợp của mức giảm trừ gia cảnh và chất vấn Bộ trưởng về phương án xét tăng mức, giảm trừ gia cảnh bản thân và người phụ thuộc khi xác định thuế thu nhập cá nhân thời gian tới. Tiếp tục trả lời, Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết, đây là vấn đề đã được phản ánh trên báo chí với quan điểm mức giảm trừ không còn phù hợp với điều kiện hiện nay khi giá cả ngày một tăng, đặc biệt ở khu vực thành thị. Tuy nhiên, muốn thay đổi được mức giảm trừ gia cảnh thì phải sửa Luật Thuế thu nhập cá nhân. Theo kế hoạch sắp tới, năm 2025 sẽ bắt đầu sửa Luật Thuế thu nhập cá nhân, khi đó Bộ Tài chính sẽ đưa ra phương án và lấy ý kiến các tầng lớp nhân dân, các cơ quan. Sau đó sẽ xây dựng lại yếu tố giảm trừ gia cảnh để trình Chính phủ, Quốc hội xem xét, ban hành và thực hiện theo luật mới. Cũng quan tâm đến giá xăng dầu, đại biểu Trần Thị Thanh Hương (đoàn An Giang) đề nghị Bộ trưởng chia sẻ về các biện pháp của Bộ Tài chính để đảm bảo bình ổn giá các mặt hàng thiết yếu như xăng, dầu, vật tư nông nghiệp… Trả lời đại biểu, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc đồng tình quan điểm giá các mặt hàng thiết yếu cần phải được kiểm soát chặt chẽ để tránh ảnh hưởng đến đời sống của người dân. Trong phạm vi nhiệm vụ của Bộ, Bộ trưởng khẳng định sẽ tham mưu, phối hợp điều hành chính sách tài khóa, tiền tệ, tạo điều kiện cho sản xuất, kinh doanh phát triển, đa dạng hóa nguồn cung. Chẳng hạn với xăng, dầu, Bộ Công thương chủ trì, Bộ Tài chính sẽ phối hợp để có biện pháp đa dạng hóa nguồn cung trong và ngoài nước, yếu tố chiếm 65% đến 77% trong giá thành của xăng, dầu. Đồng thời, cũng xem xét các giải pháp tiết giảm chi phí trung gian. Hiện nay, Bộ Tài chính đang triển khai hóa đơn điện tử, kết nối dữ liệu điện tử ở các cửa hàng xăng dầu với cơ quan thuế, từ đó góp phần kiểm soát về chất lượng hàng hóa, hạn chế tình trạng buôn lậu. |
|