【ket qua bd phap】Ô tô nhập khẩu gia tăng, mục tiêu kiềm chế nhập siêu tại Thông tư 20 có còn phù hợp?

o to nhap khau gia tang muc tieu kiem che nhap sieu tai thong tu 20 co con phu hop

Ông Ngô Minh Hải-Phó Cục trưởng Cục Giám sát quản lý về hải quan (Tổng cục Hải quan)

PV: Kể từ năm 2011, khi Thông tư 20/2011/TT-BCT của Bộ Công Thương có hiệu lực, qua thống kê của cơ quan Hải quan, lượng xe ô tô loại từ 9 chỗ ngồi trở xuống nhập khẩu về là bao nhiêu? Ông đánh giá như thế nào về những con số này?

-Ông Ngô Minh Hải:Tính từ thời điểm Thông tư 20/2011/TT-BCT có hiệu lực đến nay đã được 5 năm. Trên cơ sở số liệu nhập khẩu xe ô tô chở người loại từ 9 chỗ ngồi trở xuống chưa qua sử dụng cho thấy sau 3 năm đầu triển khai thực hiện Thông tư (từ năm 2011 đến năm 2013), việc nhập khẩu xe ô tô nguyên chiếc từ 9 chỗ ngồi trở xuống đã giảm cả về số lượng và trị giá. Tuy nhiên, trong năm 2014, 2015 và 6 tháng đầu năm 2016 số xe ô tô từ 9 chỗ ngồi trở xuống nhập khẩu đã tăng cả số lượng và trị giá. Cụ thể, năm 2011, số xe nhập về là gần 28.500 chiếc; năm 2012 giảm còn khoảng 10.200 chiếc; năm 2013 khoảng 11.700 chiếc; tuy nhiên năm 2014 số xe ô tô nhập khẩu tăng lên khoảng 29.700 chiếc, năm 2015 con số là khoảng 49.400 chiếc; chỉ riêng 6 tháng đầu năm số xe ô tô dưới 9 chỗ ngồi chưa qua sử dụng nhập khẩu về khoảng 19.500 chiếc.

Rõ ràng, trong 3 năm đầu thực hiện Thông tư 20, số lượng xe ô tô nhập khẩu đã giảm so với trước, góp phần kiềm chế nhập siêu theo đúng mục tiêu ban đầu ban hành Thông tư. Tuy nhiên, từ năm 2014 đến nay số lượng xe nhập khẩu về có chiều hướng gia tăng. Thống kê trên cho thấy, mục tiêu kiềm chế nhập siêu vẫn cần nhiều giải pháp hơn.

PV: Hiện nay có hai luồng ý kiến, các doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu xe ô tô lớn kiến nghị cần duy trì các quy định tại Thông tư 20; tuy nhiên nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa cho rằng Thông tư 20 vi phạm Luật Đầu tư năm 2014, không phù hợp thực tiễn và hạn chế khả năng kinh doanh của doanh nghiệp. Quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào?

-Ông Ngô Minh Hải:Trong quá trình thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa XNK, Tổng cục Hải quan đã nhận được nhiều ý kiến vướng mắc của các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ kinh doanh nhập khẩu xe ô tô cho rằng với quy định của Thông tư 20 sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp vì với quy mô kinh doanh nhỏ lẻ thì không thể xin được Giấy ủy quyền là nhà nhập khẩu, nhà phân phối của chính hãng sản xuất, kinh doanh ô tô hoặc hợp đồng đại lý của chính hãng sản xuất, kinh doanh ô tô. Và thực tế cho thấy, trong quá trình thực hiện không phải doanh nghiệp nào cũng đáp ứng được các điều kiện. Rõ ràng, đây là một thủ tục đòi hỏi doanh nghiệp phải đáp ứng, với quy định như vậy không phải doanh nghiệp nào cũng có được. Khi có các điều kiện đặc biệt thì cơ hội cho nhiều người bị hạn chế.

Mặt hàng các doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu xe ô tô lớn đáp ứng điều kiện tại Thông tư 20 kiến nghị cần duy trì các quy định hiện nay để chống nhập siêu, chống trốn thuế, bảo vệ quyền, lợi ích người tiêu dùng.

Cũng có ý kiến cho rằng, nếu bãi bỏ Thông tư 20, lượng xe ô tô nhập khẩu về tăng mạnh do đó số thuế nộp NSNN cũng sẽ tăng theo, nhưng đánh giá về mặt lâu dài nguồn thu ổn định cho NSNN phải từ sự phát triển kinh tế của đất nước, đòi hỏi các nhà sản xuất kinh doanh ô tô phải tìm chiến lược phát triển từ chính năng lực của mình để phát triển tăng nguồn thu cho doanh nghiệp và NSNN.

Xét về mặt pháp lý, Thông tư 20 ban hành dựa trên Nghị định 12/2006/NĐ-CP của Chính phủ, Nghị quyết 11/2010/NQ-CP của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội. Tuy nhiên, cho đến nay các căn cứ ban hành thông tư đã được thay thế bằng các văn bản khác. Nghị định 12/2006/NĐ-CP đã được thay thế bằng Nghị định 187/2013/NĐ-CP; sau Nghị quyết 11/2010/NQ-CP, trong những năm qua Chính phủ cũng đã ban hành rất nhiều Nghị quyết mới với mục tiêu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Trong khi đó, tại Luật Đầu tư năm 2014 quy định các bộ, cơ quan ngang bộ không được ban hành quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh… Điều kiện đầu tư kinh doanh quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật ban hành trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành, trái với quy định tại Luật này hết hiệu lực thi hành kể từ ngày 1-7-2016.

Cơ quan Hải quan đã có văn bản gửi bộ Công Thương đề nghị Bộ Công Thương cho biết căn cứ quy định tại Thông tư 20 có còn hiệu lực áp dụng kể từ sau ngày 1-7 hay không. Theo công văn trả lời của Bộ Công Thương thì Bộ này vẫn chưa trả lời rõ việc các quy định tại Thông tư 20 là thủ tục hành chính hay điều kiện kinh doanh. Hiện tại, Tổng cục Hải quan vẫn giải quyết thủ tục cho doanh nghiệp theo quy định hiện hành.

Tuy nhiên, từ thực tiễn thời gian qua, các văn bản pháp luật ra đời vào các thời điểm nhất định đã thực hiện được vai trò sứ mệnh tại thời điểm đó, nhưng cùng với sự phát triển kinh tế-xã hội thì các văn bản quy phạm pháp luật, các giải pháp quản lý cũng phải được thay đổi, cập nhật đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn. Đặc biệt yêu cầu giai đoạn hiện nay, khi Chính phủ đang quyết liệt thực hiện các giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia thì cần xem xét nghiêm túc những điều kiện đã nêu trong Thông tư 20.

Xin cảm ơn ông!

Nhà cái uy tín
上一篇:Bé 8 tháng tuổi được cho vào thùng thả xuống tầng 1 trong vụ cháy chung cư mini
下一篇:Nhiệm vụ của ngoại giao kinh tế trong kỷ nguyên vươn mình