Trên cương vị Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) tháng 4/2021,ộiđồngBảoanthôngquaNghịquyếtđầutiêndoViệtNamđềxuấtilekeo nha cai tối 27/4 (giờ Việt Nam) Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã chủ trì phiên thảo luận mở cấp Bộ trưởng về chủ đề “Bảo vệ cơ sở hạ tầng thiết yếu đối với sự sống của người dân” dưới hình thức kết hợp trực tiếp và trực tuyến.
Tham dự phiên thảo luận mở có Phó Tổng Thư ký LHQ phụ trách vấn đề nhân đạo và Điều phối viên về cứu trợ nhân đạo khẩn cấp Mark Lowcock, nguyên Thủ tướng Australia Kevin Rudd - Chủ tịch Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế (IPI), Chủ tịch Uỷ ban Chữ thập đỏ quốc tế Peter Maurer, cùng các Bộ trưởng, Thứ trưởng và đại diện 15 nước thành viên HĐBA LHQ.
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn |
Các đại biểu đánh giá cao sáng kiến của Việt Nam, cho rằng chủ đề thảo luận có ý nghĩa nhân đạo và nhân văn sâu sắc, đặc biệt trong bối cảnh người dân trong nhiều cuộc xung đột trên thế giới đang đồng thời phải gánh chịu ảnh hưởng của thực trạng cơ sở hạ tầng thiết yếu bị phá hủy và tác động nghiêm trọng của ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu và dịch bệnh Covid-19.
Các đại biểu khẳng định tầm quan trọng của việc đảm bảo tuân thủ luật nhân đạo quốc tế; nhấn mạnh nhu cầu tăng cường hợp tác quốc tế và đề cao vai trò của LHQ trong bảo vệ thường dân và các cơ sở hạ tầng thiết yếu trong bối cảnh xung đột.
Phát biểu tại phiên thảo luận, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh, phá hủy cơ sở hạ tầng thiết yếu là một vấn đề nhức nhối đang diễn ra tại nhiều cuộc xung đột, để lại hậu quả nghiêm trọng và kéo dài đối với người dân.
Là một nước từng bị chiến tranh tàn phá, Việt Nam khẩn thiết yêu cầu các bên liên quan tuân thủ luật pháp quốc tế, trong đó có luật nhân đạo quốc tế; thúc đẩy hợp tác quốc tế và khu vực cũng như vai trò của LHQ trong hỗ trợ phục hồi, tái thiết cơ sở hạ tầng thiết yếu, nâng cao khả năng tự cường của người dân nhằm ứng phó với các thách thức trong và sau xung đột.
Bộ trưởng khẳng định bảo vệ các cơ sở thiết yếu cho sự sống của người dân chính là nền tảng để xây dựng hòa bình bền vững và ngăn ngừa xung đột là cách tốt nhất để bảo vệ người dân, trong đó cần chú trọng giải quyết nguyên nhân gốc rễ của xung đột như nghèo đói, bất công, chính trị cường quyền, đồng thời thúc đẩy các nỗ lực phát triển bền vững ở cấp toàn cầu và quốc gia.
Nhân dịp này, với 15/15 phiếu thuận, HĐBA đã thông qua Nghị quyết về vấn đề Bảo vệ cơ sở hạ tầng thiết yếu đối với sự sống của người dân, trong đó tiếp tục nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tuân thủ luật nhân đạo quốc tế, đảm bảo viện trợ nhân đạo, đặc biệt trong bối cảnh Covid-19.
Đồng thời, Nghị quyết có nhiều nội dung mang tính đột phá, nhấn mạnh việc bảo vệ cơ sở hạ tầng thiết yếu, cũng như khuyến khích các biện pháp, hợp tác trên nhiều phương diện và cấp độ nhằm bảo vệ, khôi phục cơ sở hạ tầng và dịch vụ thiết yếu, nâng cao khả năng chống chịu của người dân trong xung đột vũ trang.
Đây là Nghị quyết đầu tiên do Việt Nam đề xuất tại HĐBA trong nhiệm kỳ Uỷ viên không thường trực HĐBA 2020-2021.
Tình trạng phá hủy, phá hoại các cơ sở hạ tầng thiết yếu như trạm điện, trạm bơm nước, các cơ sở xử lý nước thải, cơ sở sản xuất lương thực… là vấn đề gây nhức nhối trong tất cả các cuộc xung đột, đặc biệt ở CH Trung Phi, Nam Sudan, Libya, Yemen, Syria và Afghanistan.
Trải qua nhiều thập kỷ chiến tranh, nhiều cơ sở hạ tầng thiết yếu của Việt Nam đã bị tàn phá nặng nề, như gần 90% năng lực sản xuất điện; nguồn nước, đất rừng, đất nông nghiệp bị ô nhiễm nghiêm trọng.
Do đó, bảo vệ cơ sở hạ tầng thiết yếu đối với sự sống của người dân là vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm của cộng đồng quốc tế. HĐBA có thảo luận từ nhiều năm nay về các loại cơ sở hạ tầng riêng lẻ như trường học, bệnh viện, cơ sở hạ tầng phục vụ viện trợ nhân đạo song chưa có cách tiếp cận tổng thể về vấn đề này.
Phiên thảo luận mở này là lần đầu tiên HĐBA thảo luận một cách tổng thể và thông qua Nghị quyết về vấn đề bảo vệ cơ sở hạ tầng thiết yếu đối với sự sống của người dân.
Thành Nam
Ngày 27/4, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã có cuộc điện đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Liên bang Nga Sergei Lavrov.