【ket qua bong da uzbekistan】Thị trường chứng khoán Việt Nam: Thay đổi rõ nét sau quá trình tái cấu trúc

Nhà cái uy tín 2025-01-10 21:15:18 2

Các cơ cấu của thị trường ngày càng hoàn thiện

Năm 1996,ịtrườngchứngkhoánViệtNamThayđổirõnétsauquátrìnhtáicấutrúket qua bong da uzbekistan Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) được thành lập, sau đó 4 năm, ngày 28/7/2000, thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam chính thức được khai trương.

Sau chặng đường phát triển trong 10 năm đầu, Luật Chứng khoán năm 2010 sửa đổi, bổ sung Luật Chứng khoán năm 2006 đã được ban hành, trước bối cảnh và yêu cầu mới trong từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế nói chung và TTCK nói riêng, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1826/QĐ-TTg ngày 06/12/2012 và Quyết định số 242/QĐ-TTg ngày 28/2/2019 về phê duyệt Đề án “Tái cấu trúc thị trường chứng khoán và thị trường bảo hiểm đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025”. Theo Đề án, việc tái cấu trúc TTCK được tập trung vào 4 trụ cột lớn bao gồm: (i) Cơ cấu lại tổ chức thị trường; (ii) Cơ cấu lại cơ sở hàng hóa; (iii) Cơ cấu lại cơ sở nhà đầu tư; (iv) Cơ cấu lại tổ chức kinh doanh chứng khoán.

Nguồn: Ủy ban Chứng khoán Nhà nước 	Đồ họa: Hồng Vân
Nguồn: Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Đồ họa: Hồng Vân

Dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính, UBCKNN đã phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành liên quan triển khai đồng bộ các giải pháp để tái cơ cấu lại TTCK, nhằm đạt được các mục tiêu đề ra. Đến nay, công tác tái cấu trúc đã đạt được nhiều kết quả tích cực, đáng ghi nhận, đưa TTCK Việt Nam phát triển mạnh mẽ cả về “chất và lượng”.

Về công tác tái cấu trúc tổ chức thị trường, nếu như ngày đầu mới thành lập chỉ có một thị trường cổ phiếu, thì trong giai đoạn 2011 – 2020, Việt Nam đã xây dựng thành công 3 thị trường giao dịch chứng khoán với cơ cấu sản phẩm, gồm: Thị trường cổ phiếu (giao dịch cổ phiếu, chứng chỉ quỹ, chứng quyền có bảo đảm); thị trường trái phiếu (giao dịch trái phiếu chính phủ - TPCP và trái phiếu doanh nghiệp - TPDN) và TTCK phái sinh (TTCKPS). Việc mở rộng quy mô của thị trường niêm yết, đăng ký giao dịch đã góp phần thu hẹp thị trường tự do, thu hút đông đảo các nhà đầu tư (NĐT) trong và ngoài nước. Đến nay, có cơ cấu thị trường đã cơ bản được hoàn chỉnh bao gồm thị trường huy động vốn (cổ phiếu, trái phiếu) và thị trường phân tán rủi ro (phái sinh).

Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Trần Văn Dũng (ngồi bên trái) tại lễ trao giấy phép thành lập công ty chứng khoán NH Việt Nam. 		         Ảnh: MAI AN
Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Trần Văn Dũng (ngồi bên trái) tại lễ trao giấy phép thành lập công ty chứng khoán NH Việt Nam. Ảnh: Mai An

Để các thị trường hoạt động hiệu quả, mô hình cơ cấu tổ chức của các Sở giao dịch chứng khoán (GDCK) và Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam cũng được tái cấu trúc đồng bộ từ chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức, nhân sự đến cơ chế quản lý tài chính. Căn cứ Quyết định số 32/QĐ-TTg ngày 7/1/2019 phê duyệt Đề án thành lập Sở GDCK Việt Nam được Chính phủ ban hành, ngày 23/12/2020, Sở GDCK Việt Nam đã được thành lập theo mô hình công ty mẹ-con trên cơ sở sắp xếp lại Sở GDCK Hà Nội và Sở GDCK TP. Hồ Chí Minh.

Đối với công tác tái cấu trúc cơ sở hàng hóa, trên TTCK, cơ sở hàng hóa ngày càng đa dạng, không chỉ bao gồm các sản phẩm đầu tư truyền thống như trước đây là cổ phiếu, trái phiếu, mà thị trường đã có nhiều sản phẩm mới, sản phẩm cơ cấu như các chứng chỉ quỹ, sản phẩm đầu tư và phòng ngừa rủi ro như chứng quyền và phái sinh… Tính đến cuối tháng 9/2021, trên thị trường cổ phiếu hiện có 751 cổ phiếu, chứng chỉ quỹ niêm yết và 904 cổ phiếu đăng ký giao dịch, với tổng giá trị đạt 1.662 nghìn tỷ đồng, bao gồm đa dạng các cổ phiếu từ các lĩnh vực kinh doanh khác nhau, với quy mô từ nhỏ, trung bình đến cổ phiếu có quy mô lớn. Trong đó, tính đến đầu tháng 10/2021, thị trường đã có hơn 50 doanh nghiệp có vốn hóa tỷ USD. Bên cạnh đó, thị trường hiện có khoảng 295 mã chứng quyền có bảo đảm đã được phát hành trên 25 cổ phiếu cơ sở khác nhau… thu hút sự tham gia mạnh mẽ của NĐT. Thị trường trái phiếu hiện có 425 mã TPCP; 23 mã TPDN. Thị trường phái sinh mới ra đời nhưng đã có 3 sản phẩm là hợp đồng tương lai (HĐTL) chỉ số VN30; HĐTL TPCP 5 năm và 10 năm.

Về cơ cấu lại cơ sở NĐT, Đề án 242 đã đặt ra mục tiêu “Số lượng NĐT trên TTCK đạt mức 3% dân số vào năm 2020 và 5% dân số vào năm 2025. Đảm bảo cơ cấu hợp lý giữa NĐT cá nhân và NĐT có tổ chức, giữa NĐT trong nước và NĐT nước ngoài, đồng thời thúc đẩy sự phát triển của các nhà đầu tư chuyên nghiệp trên thị trường chứng khoán”. Qua số liệu ghi nhận, số lượng tài khoản NĐT tham gia TTCK đã liên tục tăng, đặc biệt là giai đoạn từ nửa cuối năm 2020 đến nay. Tính đến ngày 30/9/2021 đã có hơn 3,73 triệu tài khoản được mở. Sự tăng trưởng tài khoản NĐT thời gian vừa qua đã đóng góp tích cực vào sự tăng trưởng của TTCK, giúp thanh khoản liên tiếp tạo đỉnh mới, với nhiều phiên đạt trên 30.000 tỷ đồng. Cơ sở NĐT có tổ chức cũng được mở rộng và phát triển. Cơ chế chính sách hỗ trợ và thúc đẩy các loại hình quỹ phát triển được chú trọng hoàn thiện, làm nền tảng cho sự ra đời một đối tượng NĐT là các loại quỹ như quỹ mở, quỹ thành viên, quỹ hoán đổi danh mục (ETF), quỹ đầu tư bất động sản (REIT). Tính đến năm 2020, thị trường có 57 NĐT là quỹ đầu tư chứng khoán, hoạt động dưới 5 loại hình quỹ đầu tư, với tổng giá trị tài sản ròng của các quỹ đạt hơn 57 nghìn tỷ đồng. Bên cạnh đó, các công ty quản lý quỹ (CTQLQ) cũng đã phát huy được vai trò là NĐT tổ chức chuyên nghiệp quản lý tài sản ủy thác của các khách hàng cá nhân, tổ chức. Tổng giá trị các danh mục ủy thác đầu tư cuối năm 2020 là 435 nghìn tỷ đồng, tăng gấp hơn 4 lần so với năm 2011 là 98 nghìn tỷ đồng.

Tính đến ngày 30/9/2021 đã có hơn 3,73 triệu tài khoản được mở.
Tính đến ngày 30/9/2021 đã có hơn 3,73 triệu tài khoản được mở.

Về cơ cấu lại tổ chức kinh doanh chứng khoán, quá trình tái cấu trúc các công ty chứng khoán (CTCK) được đẩy mạnh và đang phát huy hiệu quả. Việc tái cấu trúc được thực hiện trên cơ sở sắp xếp lại hệ thống các CTCK theo hướng thúc đẩy việc hợp nhất, sáp nhập hoặc giải thể các tổ chức yếu kém để tăng quy mô hoạt động, giảm số lượng công ty cho phù hợp với sự phát triển của thị trường. Số lượng CTCK tính đến đầu năm 2021 đã giảm còn 82 công ty, giảm 25% so với con số 105 công ty vào cuối năm 2010. Sau tái cấu trúc, quy mô và chất lượng các CTCK đã phân chia rõ nét, trong đó số lượng CTCK có quy mô vốn lớn, năng lực tài chính mạnh chiếm đến 80% thị phần tập trung vào 27 CTCK hàng đầu. Bên cạnh đó, mặc dù số lượng CTCK giảm nhưng tổng vốn chủ sở hữu của các CTCK đã tăng 134% năm 2020 so với năm 2010. Cơ cấu sở hữu tại các CTCK có nhiều thay đổi với sự tham gia mạnh mẽ của khối NĐT nước ngoài và các tổ chức tín dụng, ngân hàng.

Đối với các CTQLQ, việc tái cấu trúc được thực hiện bằng cách giảm bớt số lượng công ty hoạt động kém hiệu quả. Giai đoạn 2012-2020, UBCKNN đã ban hành 21 quyết định đặt các công ty quản lý quỹ vào tình trạng giải thể, chấm dứt hoạt động, đình chỉ hoạt động, tạm ngừng hoạt động, kiểm soát đặc biệt, kiểm soát. Bên cạnh đó, tái cơ cấu cổ đông tại các CTQLQ hoạt động không hiệu quả cũng được đẩy mạnh thực hiện thông qua chuyển dịch từ các cổ đông cá nhân sang các cổ đông là các tổ chức tài chính lớn trong nước và quốc tế, có tình hình tài chính lành mạnh và năng lực quản trị cao.

Tiếp tục nâng cấp độ tái cấu trúc để thị trường phát triển bền vững

Trong thời gian tới, dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính, UBCKNN vẫn tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành để đẩy mạnh thực hiện các giải pháp đề ra trong Quyết định 242/QĐ-TTg, đưa TTCK phát triển ngày càng ổn định, hiệu quả và bền vững hơn. Theo đó, đối với tái cấu trúc tổ chức thị trường sẽ tập trung hoàn thiện bộ máy tổ chức của Sở GDCK Việt Nam theo mô hình công ty mẹ-con, sớm thực hiện phân định các thị trường giao dịch chứng khoán theo lộ trình sắp xếp lại các thị trường giao dịch đề ra tại Thông tư số 57/2021/TT-BTC ngày 12/7/2021.

Cùng với đó, ngành Chứng khoán sẽ tiếp tục đẩy mạnh và hoàn thiện quá trình tái cấu trúc các CTCK/CTQLQ nhằm nâng cao năng lực và an toàn tài chính, cải thiện chất lượng hoạt động thông qua tăng cường năng lực cạnh tranh, cung cấp dịch vụ, áp dụng quản trị công ty và đạo đức nghề nghiệp theo thông lệ quốc tế.

Quá trình tái cấu trúc thị trường chứng khoán (TTCK) đã đạt được những kết quả tích cực, góp phần vào việc ngày càng hoàn thiện cấu trúc thị trường, nâng cao hiệu quả hoạt động. Việc thành lập Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam giúp đảm bảo sự thống nhất trong hoạt động, thuận tiện trong việc nâng cao năng lực quản trị, nâng cao vị thế và quy mô cạnh tranh của TTCK Việt Nam so với khu vực và thế giới. Tái cơ cấu hàng hóa bước đầu đã góp phần phát triển các sản phẩm theo hướng ngày càng đa dạng, chất lượng cũng ngày càng được nâng cao. Việc tái cấu trúc các tổ chức kinh doanh chứng khoán đã giảm được số lượng công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ hoạt động yếu kém, tập trung phát triển các doanh nghiệp lớn, có tiềm lực tài chính mạnh và uy tín trên thị trường. Công tác tái cơ cấu nhà đầu tư (NĐT) tiếp tục triển khai thu hút đông đảo NĐT tham gia, trong đó tăng tỷ trọng các NĐT chuyên nghiệp, NĐT có tổ chức.

Đối với công tác phát triển hàng hóa, UBCKNN tiếp tục chính sách khuyến khích các loại hình doanh nghiệp thực hiện phát hành cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) gắn với niêm yết, đăng ký giao dịch trên TTCK, tạo nguồn cung cổ phiếu chất lượng thông qua việc xét duyệt các điều kiện về IPO gắn với lên sàn chứng khoán. Song song với đó, phối hợp với các cơ quan, đơn vị chức năng liên quan hoàn thành kế hoạch cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước từng giai đoạn theo danh mục đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Đa dạng hóa các sản phẩm đảm bảo phù hợp với điều kiện phát triển của thị trường, hướng đến triển khai các loại hình sản phẩm cấu trúc phức hợp, các loại chứng chỉ lưu ký, phát triển đa dạng các sản phẩm chứng khoán phái sinh. Đặc biệt, mục tiêu trọng điểm thời gian tới là thiết lập được thị trường giao dịch tập trung cho các TPDN và thị trường dành cho các doanh nghiệp có tiềm năng tăng trưởng cao, doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo (starup), vừa góp phần phát triển cân đối các cấu phần thị trường trên TTCK, vừa tạo thêm nguồn cung hàng hóa cho thị trường.

Về cơ sở NĐT, bên cạnh các giải pháp thu hút sự tham gia mạnh mẽ, có hiệu quả của các NĐT vào TTCK, sẽ tập trung chiến lược cho phát triển các NĐT có tổ chức thông qua việc mở rộng quy mô và phát triển đa dạng các loại hình quỹ đầu tư để tăng cường cơ sở NĐT có tổ chức trên TTCK. Bên cạnh đó, sẽ phát triển các loại hình ETF, quỹ hưu trí bổ sung tự nguyện, quỹ đầu tư trái phiếu, quỹ REIT phù hợp với trình độ phát triển của TTCK. Ngoài ra, cơ quan quản lý sẽ tiếp tục đồng bộ các giải pháp, phấn đấu sớm được nâng hạng TTCK từ cận biên lên mới nổi để thu hút tốt hơn sự quan tâm, tham gia đầu tư của các tổ chức nước ngoài.

本文地址:http://game.marimbapop.com/html/460a298913.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

1500 người cùng nhau đi tìm 'Đường về hạnh phúc'

Việt Nam supports UNGA's resolution regarding occupied Palestinian territories

PM Chính urges disbursement of public funds allotted to vital transport projects

Top Vietnamese legislator calls for measures to facilitate travel between Việt Nam and Russia

Ô tô tông sập lan can rồi lao xuống sông Đồng Nai

PM chairs meeting on East Sea and island affairs

Top leader attends new academic year’s opening ceremony at National Defence Academy

PM Phạm Minh Chính meets top leader of Laos

友情链接