【kpbđ】Thực thi chính sách hỗ trợ doanh nghiệp: Hiệu quả không thể đến từ một phía
Dốc sức hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện gia hạn thuế | |
Các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhanh và kịp thời | |
Tân cảng Sài Gòn đang xem xét giảm phí,ựcthichínhsáchhỗtrợdoanhnghiệpHiệuquảkhôngthểđếntừmộtphíkpbđ hỗ trợ doanh nghiệp XNK | |
Hướng nào cho doanh nghiệp trong và sau đại dịch Covid-19? |
DN phải lên phương án kinh doanh khả thi để có thể hấp thụ các chính sách hỗ trợ một cách tốt nhất. Ảnh: H.Dịu. |
Lo chậm trễ, thiếu nhất quán
So sánh về cuộc “giải cứu” của đợt dịch Covid-19 với cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008-2009, ông Đào Văn Hùng, Giám đốc Học viện Chính sách và Phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng hai thời kỳ này hoàn toàn khác nhau. Thời kỳ 2008-2009 khi đó cho vay ưu đãi thì ngân sách sẽ bù đắp vào chênh lệch lãi suất, gây khó khăn cho hệ thống ngân hàng. Còn lần này, trừ Ngân hàng Chính sách xã hội, thì đây là ưu đãi của các ngân hàng thương mại, sử dụng nguồn thu nhập của mình để giảm lãi suất, chia sẻ khó khăn với DN. Do vậy khi ngân hàng xem xét các khoản tín dụng ưu đãi, họ sẽ tuân thủ theo quy định, quy chế của họ trong thực hiện các khoản vay này. Vì thế, các ngân hàng sẽ có tính toán, tính đến rủi ro trong khoản cho vay nên phải lựa chọn các DN có phương án kinh doanh khả thi. Điều này khiến việc tiếp cận chính sách ưu đãi là không dễ dàng.
Đồng tình với quan điểm trên, theo ông Đặng Hồng Anh, Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam, Phó Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Thành Thành Công, các giải pháp hỗ trợ là rất quyết liệt nhưng vẫn phải chú trọng đến thực tiễn. Ngân hàng cũng là một DN, nên giảm lãi suất hay giãn nợ cho DN cũng ảnh hưởng đến hiệu quả của ngân hàng. Do đó, điều này sẽ dẫn đến “xung đột lợi ích” giữa ngân hàng và DN. Tuy nhiên, vì hưởng ứng lời kêu gọi của Chính phủ nên các ngân hàng đã có chính sách tiết giảm lợi nhuận để chia sẻ với đất nước và cộng đồng DN.
“Lấy nguồn đó chia sẻ ra sao, tỷ lệ hỗ trợ cho DN vừa và nhỏ như thế nào, với tiêu chí gì… đều phải rõ ràng. Có thực tế là khi DN muốn giảm lãi, DN phải gửi văn bản yêu cầu hỗ trợ, nhưng cũng kéo dài khoảng hơn 1 tháng, nếu không tác động thì ít khi được trả lời. Phía ngân hàng sẽ nói là nhiều DN đăng ký và chúng tôi đang xem xét tiêu chí. Nếu các chi nhánh ngân hàng không được giảm chỉ tiêu kế hoạch lợi nhuận thì chắc chắn chi nhánh đó sẽ "làm lơ". Việc giãn nợ cũng vậy, ngân hàng đồng ý giãn nợ nhưng sẽ đánh dấu các DN vào danh sách cân nhắc nâng nhóm”, ông Hồng Anh chia sẻ.
Khó khăn trong việc tiếp cận tín dụng ưu đãi khiến DN “than” các hỗ trợ là “vô nghĩa”. Ông Võ Việt Dũng, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn chế biến thực phẩm Nam Hà Nội (SHF) đã bày tỏ quan ngại về sự không thống nhất trong chủ trương giữa cơ quan lãnh đạo với các cấp thực hiện. Theo vị này, chủ trương trên nêu ra, nhưng xuống dưới thì lại nói chưa có cơ chế, nếu DN thực hiện giãn nợ, sau này xếp hạng tín dụng có thể bị xếp vào danh sách nợ xấu. Vì thế, ông Dũng đã ví hành động này như việc DN được cung cấp “máy thở” nhưng lại thiếu “oxy”.
Cũng liên quan đến vấn đề này, TS. Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng, tình hình hiện nay, các cơ quan chức năng và DN phải chuẩn bị một tâm thế “sống chung với dịch bệnh”, nhưng dường như việc hỗ trợ DN đã chưa được triển khai thật quyết liệt, khẩn trương, rốt ráo như chống dịch và vẫn có hiện tượng mỗi địa phương làm một kiểu, chủ trương chính sách thực hiện còn chậm, thiếu nhất quán.
Đặc biệt, TS. Phạm Sỹ Thành, Viện nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) còn nhận định, các chính sách ban hành còn nghiêng về tập trung ứng phó với dịch bệnh, chưa có chính sách vực dậy nền kinh tế sau khi dịch kết thúc. Hơn nữa, nhiều chính sách chưa có trọng tâm, khiến chính sách kiểu "bắn tên không có đích ngắm". Ông Thành cũng cho rằng, đối với chính sách tiền tệ, hiện 23 ngân hàng thương mại mới chỉ lên được phương án tăng tín dụng hỗ trợ cho các khu vực DN, nhưng thực sự chưa có gói nào được giải ngân.
Hỗ trợ không đến từ một phía
Rõ ràng, với những thực tế nêu trên thì các DN đều mong muốn các chính sách hỗ trợ phải được thực thi một cách quyết liệt, đừng để DN phải nói “khó” như nhiều chính sách liên quan đến DN trước đây. Để làm được điều này, các cơ quan chức năng phải thực sự đặt "cái tâm" của mình vào để hỗ trợ DN. Tiêu biểu như tại Cục Thuế Hà Nội, cơ quan này đã quán triệt và giao nhiệm vụ cụ thể cho các phòng và các chi cục thuế triển khai ngay các quy định của Chính phủ về gia hạn nộp thuế. Đồng thời, Cục Thuế Hà Nội cũng đã thông tin đầy đủ, chi tiết đến tất cả người nộp thuế trên địa bàn trên các phương tiện thông tin đại chúng để người nộp thuế được biết và thụ hưởng chính sách này...
Theo ông Vũ Tiến Lộc, các giải pháp hỗ trợ DN mà Chính phủ đã ban hành và chuẩn bị ban hành là phù hợp cả về mức độ bao phủ và liều lượng. Vì thế, định hướng chính sách cần tập trung hỗ trợ cho các DN có tiềm năng, đang gặp khó khăn tạm thời do dịch bệnh. Hỗ trợ là hỗ trợ phát triển, không phải hoạt động “cứu tế” cho những DN không đủ sức cạnh tranh. Do đó, nhiều DN đã cho hay, giải pháp là phải làm sao để hai bên cùng hỗ trợ nhau.
Như trong việc vay vốn, DN phải hoàn thiện hồ sơ đi vay tốt nhất có thể, ngân hàng cũng giảm điều kiện tiếp cận tín dụng xuống, hoặc giãn nợ cho DN để không bị xếp vào nhóm “đèn đỏ”. Ông Đặng Hồng Anh cho rằng, Ngân hàng Nhà nước nên có “tổng đài SOS” cho DN, nếu các điều kiện chính đáng của DN không được ngân hàng thương mại giải quyết thì sẽ được phản ánh và có biện pháp xử lý, hỗ trợ. Nhưng điều này không có nghĩa là DN được "thoải mái" vay vốn, bởi các chuyên gia cho rằng, DN cứ chạy theo lãi suất và nợ phải trả sẽ không còn sức sáng tạo. Vì thế, các DN nên tích cực tìm kế hoạch phát triển “hậu Covid-19” để đi vay ngân hàng không trở thành gánh nặng cho chính mình và ảnh hưởng đến kinh doanh của các ngân hàng.
Có thể thấy, các hỗ trợ của Chính phủ cũng như các bộ, ngành và ngân hàng thương mại chỉ nên là một phần tác động tới sự phục hồi và phát triển của DN. Theo ông Vũ Tiến Lộc, các DN cũng phải tự lực, tự chủ, chuyển đổi mô hình kinh doanh, đi theo xu hướng của Cách mạng 4.0 để giúp nâng cao năng lực của DN. Các DN phải có sự thích ứng, chủ động đưa ra các giải pháp “cứu lấy mình” dựa trên những nền tảng pháp luật và chính sách hỗ trợ của Nhà nước đã, đang và sắp có hiệu lực. Những nỗ lực của của Nhà nước sẽ không đạt được hiệu quả tối đa nếu sự nỗ lực đó chỉ đến từ một phía.
相关推荐
- Sau mưa lớn 2 ngôi nhà ở Quảng Ninh bị sụt lún, hở hàm ếch
- SpaceX có kế hoạch đầu tư 1,5 tỷ USD tại Việt Nam
- Khó nhận ra đâu là iPhone 16 Pro Max nếu không dựa vào màu mới
- Huawei Mate XT gập ba sốt như vàng: Giá bị thổi lên hơn 500 triệu
- Tuổi trẻ Bình Phước trao các công trình nụ cười cho em
- MobiFone và F
- MyPoint 'bắt tay' cùng loạt thương hiệu lớn, mở rộng trải nghiệm người dùng
- VinBigdata ra mắt ViFi