Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia vừa có dự báo,ềnBắccònkhôngkhílạnhmưaphùnnhiềuhơkq giai phap cảnh báo khí tượng thủy văn thời hạn mùa trên phạm vi toàn quốc, từ nửa cuối tháng 2 đến tháng 8/2024.
Theo đó, TS. Hoàng Phúc Lâm, Phó Giám đốc Trung tâm cho biết, điều kiện El Nino tiếp tục duy trì từ nay cho đến tháng 3; từ tháng 4-5, El Nino có xu hướng suy yếu nhanh và chuyển dần sang trạng thái trung tính.
Cụ thể diễn biến khí hậu, ông Lâm cho biết, từ tháng 3-5, trên Biển Đông ít có khả năng xuất hiện bão/áp thấp nhiệt đới.
Đồng thời, không khí lạnh(KKL) hoạt động yếu hơn so với trung bình nhiều năm (TBNN) cùng thời kỳ, trong nửa cuối tháng 2 và tháng 3 rét đậm, rét hại chỉ xuất hiện cục bộ ở vùng núi phía Bắc.
Nhưng cùng thời kỳ, hiện tượng mưa nhỏ, mưa phùn ở khu vực Bắc Bộ tiếp tục xuất hiện nhiều hơn TBNN.
Đồng thời, ông Lâm lưu ý khả năng xảy ra giông, lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh, đặc biệt trong các đợt KKL ảnh hưởng đến nước ta vào thời kỳ chuyển mùa (tháng 4 và 5).
Nắng nóng xuất hiện sớm và nhiều hơn
Đưa ra nhận định về mùa nắng nóng năm nay, TS. Hoàng Phúc Lâm dự báo, ở khu vực Nam Bộ sẽ xuất hiện tại miền Đông từ nửa cuối tháng 2 và mở rộng dần sang miền Tây trong tháng 3, 4 đến nửa đầu tháng 5. Tại khu vực Tây Bắc Bắc Bộ và Trung Bộ nắng nóng có khả năng đến sớm và xuất hiện nhiều hơn so với TBNN.
Ngoài ra, khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ tình trạng khô hạn còn tiếp diễn trong thời kỳ từ tháng 3-4 tới.
Ông Lâm cũng cho biết, nhiệt độ trung bình từ tháng 3-5, trên toàn quốc phổ biến cao hơn khoảng 0,5-1,5 độ so với TBNN.
Về tổng lượng mưa, cơ quan khí tượng nhận định, thời kỳ tháng 3-4, hầu hết các khu vực trên cả nước đều thiếu hụt 5-15mm so với TBNN cùng thời kỳ; riêng các tỉnh từ Đà Nẵng - Bình Thuận thiếu hụt từ 20-40mm. Sang tháng 5, tổng lượng mưa tại Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ thiếu hụt từ 15-30% so với TBNN cùng thời kỳ.
Tháng 7 khả năng xuất hiện bão trên Biển Đông
Nhận định thời tiếtxa hơn, ông Hoàng Phúc Lâm cho biết, từ tháng 6-8/2024, dự báo ENSO có khả năng chuyển sang trạng thái trung tính. Từ tháng 7, bão/áp thấp nhiệt đới có khả năng xuất hiện trên Biển Đông và có thể ảnh hưởng đến các tỉnh phía Bắc nước ta.
Cũng thời kỳ này, ở khu vực Bắc Bộ và Trung Bộ, hiện tượng nắng nóng và nắng nóng gay gắt có khả năng xuất hiện nhiều hơn so với TBNN, đề phòng xảy ra nắng nóng đặc biệt gay gắt.
Đồng thời, mùa mưa tại Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ xuất hiện phù hợp với quy luật khí hậu. Tháng 6-8, gió mùa Tây Nam có xu hướng hoạt động mạnh hơn so với trung bình.
Tuy nhiên, bão/áp thấp nhiệt đới và gió mùa Tây Nam có khả năng gây ra gió mạnh, sóng lớn ảnh hưởng đến các hoạt động trên Biển Đông; mưa lớn, lốc, sét và hiện tượng nắng nóng gay gắt có thể ảnh hưởng tiêu cực đến các hoạt động sản xuất và sức khỏe cộng đồng.
Thời kỳ này, ông Lâm cũng dự báo xu thế nhiệt độ trung bình trên cả nước cao hơn so với TBNN khoảng từ 0,5-1,5 độ.
Ngoài ra, nếu thời kỳ trước lượng mưa hầu khắp các vùng trên cả nước đều thiếu hụt, thì từ tháng 6-8, Bắc và Trung Bộ phổ biến ở mức xấp xỉ so với TBNN; riêng Nam Trung Bộ tháng 7 cao hơn khoảng 15-30%, Trung Trung Bộ tháng 8 cao hơn 10-20% so với TBNN cùng thời kỳ.
Khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ lượng mưa tháng 7 cũng cao hơn khoảng 5-15%.