Bộ Công Thương: Ban hành Chỉ thị đảm bảo an ninh,ămCaoBằngđẩymạnhkiểmsoátantoànthựcphẩmtạidoanhnghiệpvàbếpăntậpthểket qua bong truc tuyen an toàn thực phẩm trong tình hình mới Còn nhiều nguy cơ mất an toàn thực phẩm tại bếp ăn tập thể |
Thực hiện kiểm tra 47.538 lượt cơ sở sản xuất, kinh doanh
Theo lãnh đạo Sở Công Thương tỉnh Cao Bằng cho biết, thực hiện Luật An toàn thực phẩm, từ năm 2011 đến nay, UBND tỉnh ban hành 109 văn bản chỉ đạo; 3 văn bản quy phạm pháp luật về phân cấp quản lý an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh đối với ngành y tế, nông nghiệp và phát triển nông thôn, công thương; kiện toàn Ban Chỉ đạo liên ngành về an toàn thực phẩm các cấp.
Hoạt động thanh tra, kiểm tra về an toàn thực phẩm được các cấp, ngành, địa phương triển khai đồng bộ, quyết liệt, đặc biệt là dịp Tết Nguyên đán, Tháng hành động vì an toàn thực phẩm và Tết Trung thu… Kết quả, sau 10 năm toàn tỉnh đã thanh tra, kiểm tra 47.538 lượt cơ sở, phát hiện 4.962 lượt cơ sở có hành vi vi phạm, phạt tiền 279 cơ sở
“Các hành vi vi phạm chủ yếu: kho bảo quản không đầy đủ giá kệ; sử dụng nguyên liệu không rõ nguồn gốc, xuất xứ; vi phạm quy định của pháp luật về điều kiện an toàn thực phẩm trong bảo quản thực phẩm; sử dụng người tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm mà không đội mũ, đeo khẩu trang; dụng cụ thu gom chất thải rắn không có nắp đậy; nơi chế biến, kinh doanh, bảo quản thực phẩm có côn trùng, động vật gây hại; trang thiết bị, dụng cụ, vật liệu bày bán chứa đựng thực phẩm không đảm bảo vệ sinh…”- đại diện Sở Công Thương cho biết.
Theo thống kê, hiện nay, toàn tỉnh Cao Bằng có 7.389 cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm được quản lý, trong đó có 1.002 cơ sở sản xuất thực phẩm, 1.751 cơ sở kinh doanh thực phẩm, 2.646 cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, 1.990 cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố. Đa số các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm có quy mô nhỏ lẻ, tự phát, hoạt động thời vụ nên khó khăn trong công tác quản lý, kiểm tra, giám sát.
Năm 2022, công tác an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Cao Bằng được triển khai kịp thời, hiệu quả. Ban Chỉ đạo liên ngành vệ sinh an toàn thực phẩm từ tỉnh, huyện đến xã, thị trấn được thành lập, củng cố và kiện toàn, đảm bảo hoạt động phù hợp với Luật An toàn thực phẩm. Công tác phối hợp liên ngành trong thực hiện nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện quy định của pháp luật liên quan đến an toàn thực phẩm được duy trì thường xuyên.
Trong năm 2022 tuyến tỉnh thành lập: 07 đoàn; tuyến huyện thành lập 30 đoàn; tuyến xã thành lập 212 đoàn trong dịp Tết Nguyên đán và mùa Lễ hội Xuân; Tháng hành động vì an toàn thực phẩm; Rằm tháng bảy âm lịch, Tết Trung thu. Tổ chức thanh tra, kiểm tra liên ngành vệ sinh an toàn thực phẩm tại 2.769 lượt cơ sở chế biến thực phẩm, kinh doanh thực phẩm, bếp ăn tập thể các trường học, nhà hàng, khách sạn, các cơ sở cách ly tập trung phòng, chống dịch COVID-19..., trong đó 2.302 cơ sở được kiểm tra đạt điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, chiếm tỷ lệ: 83,1%. 467 cơ sở chưa đạt vệ sinh an toàn thực phẩm, chiếm tỷ lệ 16,9%. Trong năm 2022 trên địa bàn toàn tỉnh đã xảy ra 08 vụ ngộ độc thực phẩm, làm 51 người mắc, trong đó 26 người nhập viện và 02 người tử vong. Các vụ ngộ độc thực phẩm đã được điều tra theo đúng quy trình của Bộ Y tế.
Năm 2023, Cao Bằng sẽ tập trung kiểm tra điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm các cơ sở sản xuất kinh doanh và bếp ăn tập thể |
Tăng cường công tác giám sát mối nguy ô nhiễm thực phẩm, kết quả đã thực hiện lấy 1.854 mẫu thực phẩm thuộc nhóm nguy cơ cao tại các cơ sở kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống, bếp ăn tập thể, thức ăn đường phố, chợ dân sinh… trên địa bàn tỉnh Cao Bằng để giám sát mối nguy ô nhiễm thực phẩm nhằm đánh giá thực trạng gây ô nhiễm thực phẩm trên địa bàn. Tổng số mẫu đạt 1.804 mẫu đạt, chiếm tỷ lệ 97,3%; số mẫu không đạt: 50 mẫu, chiếm tỷ lệ 2,7%. Thực hiện công tác hậu kiểm lấy mẫu đối với các sản phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt, thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, thực phẩm bổ sung, sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe, nước uống đóng chai, nước đá dùng liền được 42 mẫu, gửi mẫu Viện kiểm nghiệm An toàn thực phẩm Quốc gia phân tích đánh giá các chỉ tiêu chất lượng theo công bố của nhà sản xuất. Kết quả số mẫu đạt 42, chiếm tỷ lệ 100%...
Công tác thông tin truyền thông được đẩy mạnh dưới nhiều hình thức đa dạng phong phú, qua đó nhằm nâng cao nhận thức chuyển đổi hành vi ATTP của người tiêu dùng và người sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm. Đồng thời tuyên truyền, vận động các tổ chức, cá nhân sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn cam kết không kinh doanh thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, thực phẩm kém chất lượng, thực phẩm sử dụng chất phụ gia ngoài danh mục cho phép.
Tăng cường kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh, bếp ăn tập thể
Thực hiện Tháng hành động vì an toàn thực phẩm từ ngày 15/4-15/5/2023, tỉnh Cao Bằng sẽ tập trung vào các hoạt động truyền thông, cụ thể: Phổ biến, tuyên truyền các quy định của pháp luật về bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm; kịp thời thông tin, tuyên truyền, biểu dương các doanh nghiệp, tôn vinh các sản phẩm bảo đảm tốt chất lượng an toàn thực phẩm, các tổ chức, đơn vị có thành tích tốt trong công tác bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm. Công khai các chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn, chất lượng cao, kịp thời thông tin các cơ sở vi phạm, tiềm ẩn nguy cơ mất an ninh, an toàn thực phẩm theo quy định. Phát động phong trào toàn dân thực hiện tố giác các hành vi vi phạm an ninh, an toàn thực phẩm; tẩy chay các sản phẩm, hàng hóa không bảo đảm an toàn thực phẩm. Tuyên truyền, phổ biến kiến thức, tăng cường trách nhiệm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của pháp luật.
Lực lượng chức năng lấy mẫu để kiệm định tại bếp ăn nhà hàng |
Tuyên truyền, vận động cộng đồng sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm chất lượng, an toàn vì sức khỏe cộng đồng, phát triển bền vững giai đoạn 2021 - 2025; Kiểm soát an toàn thực phẩm ngay từ các yếu tố đầu vào và liên kết sản xuất với tiêu thụ, phát triển chuỗi cung ứng nông sản thực phẩm an toàn trên toàn tỉnh. Tuyên truyền, phổ biến, vận động người tiêu dùng lựa chọn và sử dụng thực phẩm bảo đảm an toàn, nói không với thực phẩm giả, thực phẩm kém chất lượng…
Năm 2023, bên cạnh công tác truyền thông, tỉnh Cao Bằng sẽ tập trung tăng cường kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc thực hiện các quy định pháp luật về an toàn thực phẩm, đặc biệt các quy định về điều kiện an toàn thực phẩm của các cơ sở bếp ăn tập thể, cơ sở cung cấp xuất ăn sẵn, nhà hàng, khách sạn, khu du lịch, lễ hội, thức ăn đường phố, trường học, khu doanh nghiệp. Kiên quyết không để các cơ sở không đủ điều kiện an toàn thực phẩm sản xuất, kinh doanh thực phẩm; Tiếp tục phối hợp với các Sở, ngành liên quan trong thanh tra, kiểm tra định kỳ, đột xuất, kiểm tra theo chuyên đề, giải quyết các phát sinh, các sự cố về ATTP theo quy định.